Dây tơ hồng là loài thực vật khá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Có vẻ ngoài mộc mạc, ít ai biết rằng loài cây này có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Vậy dây tơ hồng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Tìm hiểu cùng Vua Nệm trong bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Dây tơ hồng là gì?
Dây tơ hồng là một loài thực vật rất quen thuộc với người Việt. Loài cây này là thực vật dây leo và sống ký sinh trên các thân cây gỗ lớn. Vì không có chất diệp lục nên tơ hồng không thể quang hợp. Khi ký sinh, chúng hút chất dinh dưỡng bằng các miền rễ hút trên thân để duy trì sự sống.
Dây tơ hồng trong dân gian còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như la ty tử, thỏ ty tử, hoàng la tử, xích cương, kim tuyến thảo, đậu lý sinh. Tơ hồng có thân hình sợi, màu vàng nhạt hoặc xanh. Từ xa xưa, dây tơ hồng đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa nhiều loại bệnh hiệu quả.
2. Phân loại dây tơ hồng
Mặc dù là loại cây quen thuộc nhưng chắc hẳn vẫn có nhiều người muốn tìm hiểu chi tiết hơn về dây tơ hồng. Trên thực tế, chúng ta có hai loại tơ hồng khác nhau, gồm tơ hồng vàng và tơ hồng xanh. Vậy hai loại tơ hồng này có những đặc điểm nổi bật nào? Sau đây là thông tin chi tiết về hai loại tơ hồng vàng và tơ hồng xanh.
2.1. Dây tơ hồng vàng
Tơ hồng vàng có tên tiếng Anh là Cuscuta chinensis Lamk và thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae). Mang đầy đủ các đặc điểm chung của loài, dây tơ hồng vàng có thân dạng sợi, màu vàng, nâu vàng hoặc vàng xanh. Tơ hồng vàng hiếm khi ra hoa, hoàn toàn không có lá mà trên thân chỉ có các vảy nhỏ do lá tiêu biến thành. Thân tơ hồng vàng vươn dài và bám chắc vào thân cây chủ. Trên thân cây có các miền rễ hút dễ dàng đâm vào thân cây chủ để hút chất dinh dưỡng duy trì sự sống.
Tơ hồng vàng thường phân bố tại các tỉnh phía Bắc nước ta. Thành phần hóa học của loài cây này gồm có: Vitamin A, Glycoside, Quercetin, Lecithin, Carotenoid. Bộ phận thường được sử dụng làm thuốc ở dây tơ hồng vàng là hạt và thân cây.
2.2. Dây tơ hồng xanh
Dây tơ hồng xanh có tên tiếng Anh là Cassytha filiformis L và thuộc họ long não (Lauraceae). Tơ hồng xanh có thân màu xanh lục đậm và đường kính thân cây lớn hơn so với tơ hồng vàng. Dây tơ hồng xanh có lá nhỏ, tuy nhiên số lượng lá trên thân cây rất ít, chủ yếu là vảy do lá tiêu biến thành. Tơ hồng xanh có hoa màu trắng, kích thước nhỏ và thường mọc thành cụm từ 1-5cm.
Là loài thực vật mọc hoang, tơ hồng xanh thường xuất hiện tại các vùng đồi núi trên khắp nước ta. Dây tơ hồng xanh có các thành phần hóa học như sau: Galactitol, Loratadine, Cassythine, Cassythine, Cassyfiline và chất dính. Người ta thường thu hoạch toàn thân tơ hồng xanh để làm thuốc chữa bệnh.
3. Công dụng nổi bật của dây tơ hồng
Cả hai loại dây tơ hồng vàng đã nêu trên đều được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và đạt được nhiều công dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên. Theo y học cổ truyền, dây tơ hồng vàng có vị ngọt, tính bình, đắng nhẹ. Đồng thời hạt tơ hồng vàng có vị ngọt, hơi cay và tính ôn. Do đó, người ta thường sử dụng tơ hồng vàng trong các bài thuốc chữa bệnh băng huyết cho phụ nữ sau sinh, thổ huyết. Ngoài ra, tơ hồng vàng có có công dụng giải nhiệt, cải thiện thị lực, tiêu trừ độc tố trong cơ thể. Đối với nam giới, tơ hồng vàng có công dụng bổ thận, ích can, thông tiểu, cường dương.
Ngoài tơ hồng vàng thì tơ hồng xanh cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Tác dụng của dây tơ hồng xanh là làm mát, thanh nhiệt, lợi tiểu và kích thích khí huyết lưu thông. Tùy theo từng bài thuốc mà tơ hồng xanh sẽ được phối với các vị thuốc phù hợp để phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh.
4. Một số bài thuốc dân gian hay từ dây tơ hồng
Là loài cây dân dã, thế nhưng dây tơ hồng được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc quý. Chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, tơ hồng phối cùng một số vị thuốc khác sẽ mang đến những công dụng vô cùng tuyệt vời. Sau đây là một số bài thuốc dân gian hay từ dây tơ hồng:
4.1. Bài thuốc từ dây tơ hồng chữa liệt dương cho nam giới
Dây tơ hồng là thành phần quan trọng trong bài thuốc chữa liệt dương cho nam giới. Với bài thuốc này, chúng ta cần có các vị thuốc sau:
- 60 gam nhục thung dung
- 30 gam xà sàng tử
- 30 gam tục đoạn
- 30 gam ba kích
- 30 gam ích trí nhân
- 30 gam viễn chí
- 30 gam thỏ ty tử (tơ hồng)
- 30 gam ngưu tất
- 30 gam phục linh
- 30 gam ngũ vị tử
- 30 gam sơn thù
- 30 gam sơn dược
Cách làm: Đem tất cả các loại dược liệu trên tán mịn thành bột sau đó trộn thêm mật ong và vo thành viên. Mỗi lần dùng từ 6-12 viên và uống khi đói.
4.2. Bài thuốc chữa bệnh mắt mờ
Ngoài chữa liệt dương ở nam giới thì tơ hồng còn là thành phần rất quan trọng trong bài thuốc chữa bệnh mắt mờ. Bài thuốc này gồm có một số thành phần như sau:
- 12 gam hạt tơ hồng
- 12 gam thục can địa hoàng
- 12 gam xa tiền tử
Hướng dẫn thực hiện: Tán mịn tất cả các thành phần trên thành bột sau đó cho thêm mật ong và vo viên. Để chữa bệnh mắt mờ, người bệnh mỗi ngày cần uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống 12 gam với nước ấm. Là bài thuốc đông y, do đó hiệu quả chữa bệnh sẽ chậm, người dùng cần kiên nhẫn và uống thuốc đúng liều lượng.
4.3. Bài thuốc chữa vàng da cho trẻ em
Bài thuốc tiếp theo sử dụng dây tơ hồng chính là bài thuốc chữa vàng da cho trẻ em. Cách sử dụng tơ hồng trong bài thuốc này rất đơn giản và dễ thực hiện. Mỗi ngày, bạn hãy dùng từ 15-30 gam tơ hồng xanh và nấu thành canh với đậu phụ. Cho trẻ ăn món canh này cho đến khi không còn vàng da.
4.4. Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là chứng bệnh rất nguy hiểm và cần chữa trị kịp thời. Ngoài thuốc tây, bạn cũng có thể chữa suy nhược thần kinh bằng một số bài thuốc dân gian. Chữa suy nhược thần kinh bằng dây tơ hồng là bài thuốc đã có từ xa xưa và được truyền lại qua nhiều đời. Bài thuốc này gồm có:
- 8 gam táo nhân
- 8 gam sơn thù
- 8 gam bá tử nhân
- 8 gam quy bản (mai rùa)
- 12 gam thục địa
- 12 gam kỷ tử
- 12 gam ngưu tất
- 12 gam thỏ ty tử (tơ hồng)
- 12 gam lộc giác giao
- 12 gam củ mài
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn hãy sắc thành thuốc và uống mỗi ngày. Bài thuốc này có tác dụng khá chậm rãi, do đó cần kiên trì mới có thể cải thiện tình hình.
4.5. Bài thuốc bồi bổ khí huyết
Để thực hiện bài thuốc bồi bổ khí huyết với dây tơ hồng, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu quan trọng sau đây:
- 12 gam đỗ trọng
- 12 gam sa nhân
- 12 gam thục địa
- 12 gam đẳng sâm
- 8 gam hạt dây tơ hồng
- 8 gam long nhãn
- 8 gam bạch truật
- 8 gam viễn chí
- 8 gam củ mài
- 4 quả đại táo
Cách sử dụng phương thuốc này như sau: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm cùng 400ml nước và sắc còn 200ml. Sau đó, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 100ml.
4.6. Bài thuốc trị mụn
Mụn là vấn đề khiến rất nhiều người cảm thấy stress và thiếu tự tin. Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng dây tơ hồng như một bài thuốc hữu hiệu để trị mụn. Cách sử dụng tơ hồng để trị mụn như sau:
Lấy hạt tơ hồng vàng đem giã nát và ép lấy nước. Sử dụng nước ép hạt tơ hồng bôi lên vết mụn trên mặt. Thực hiện đều đặn hàng ngày để cải thiện làn da.
Ngoài các bài thuốc đã nên trên thì chúng ta còn có thể sử dụng dây tơ hồng để ngâm rượu hoặc chưng cũng là cách để bồi bổ sức khỏe rất hữu hiệu.
5. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng dây tơ hồng
Mặc dù là loài thực vật có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng khi sử dụng dây tơ hồng chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạt tơ hồng kỵ thịt thỏ. Do vậy, khi dùng các bài thuốc có thành phần dây tơ hồng thì nên kiêng ăn thịt thỏ.
- Phụ nữ có thai nên cẩn thận khi sử dụng thuốc có thành phần tơ hồng.
- Cân nhắc khi sử dụng dây tơ hồng với các trường hợp bị thận hư, táo bón, âm hư, hỏa vượng và cường dương.
- Khi sử dụng các bài thuốc từ dây tơ hồng cần tham khảo các thầy thuốc có chuyên môn.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về dây tơ hồng và các công dụng nổi bật của loài thực vật này. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích. Để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị, mời các bạn theo dõi những bài viết tiếp theo của Vua Nệm nhé!
>>>Đọc thêm:
- Rau dệu là gì? Bạn đã biết những lợi ích tuyệt vời của loại rau này chưa?
- Rau sắng là rau gì? Có ăn được không? Rau sắng mọc ở đâu?
- Rau Ngải Cứu là gì? 7+ tác dụng của Ngải Cứu cứu đối với sức khỏe
- Rau má là gì? 10+ tác dụng của rau má đối với sức khoẻ