Tình yêu - Gia đình

Kinh nghiệm đi sinh tại bệnh viện Đại Học Y Dược cho các mẹ

CẬP NHẬT 16/06/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Hầu hết các bệnh viện lớn đều có khoa sản, tuy nhiên chuyên khoa nổi trội của từng bệnh viện lại khác nhau. Chính vì thế khi sinh đẻ các mẹ cần chọn lựa kỹ lưỡng, ưu tiên những bệnh viện có khoa sản là thế mạnh.

Bệnh viện Đại Học Y Dược là một trong những lựa chọn hàng đầu khi đi sinh của nhiều bà mẹ vì có y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chi phí tương đối hợp lý. Tham khảo bài viết sau để có kinh nghiệm đi sinh tại bệnh viện Đại Học Y Dược nhé!

1. Một số thông tin về bệnh viện Đại Học Y Dược 

1.1. Các chi nhánh của bệnh viện Đại Học Y Dược

Trong số các bệnh viện nổi tiếng tại miền Nam thì bệnh viện Đại Học Y Dược là điểm đến uy tín, được nhiều bệnh nhân đặt lòng tin. Bệnh viện luôn đi đầu trong các vấn đề khám chữa bệnh, đào tạo đội ngũ y bác sĩ, nghiên cứu khoa học,…

Bệnh viện Đại Học Y Dược
Bệnh viện Đại Học Y Dược luôn là nơi đi đầu trong việc khám chữa bệnh tại khu vực miền nam

Với 25 năm thành lập và phát triển bệnh viện Đại Học Y Dược đã và đang góp phần giúp nền y tế nước nhà ngày một vững mạnh. Đội ngũ bác sĩ tại đây đều là những người giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao.

Hiện tại bệnh viện cho 3 cơ sở với 120 bàn khám bệnh, hơn 1000 giường bệnh và 55.000 người đang nhận điều trị tại đây. Với tầm nhìn chuẩn quốc tế, bệnh viện luôn nỗ lực từng ngày để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chuyên môn cũng như dịch vụ.

3 cơ sở của bệnh viện Đại Học Y Dược nằm ở các địa chỉ sau:

  • CS1: Địa chỉ 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM

Điện thoại: (84.28) 3855 4269

  • CS2: Địa chỉ 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM

Điện thoại: (84.28) 3955 5548

  • CS3: Địa chỉ 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận,TP.HCM

Điện thoại: (84.28) 3845 1889

1.2. Chi phí đi sinh ở bệnh viện Đại Học Y Dược là bao nhiêu?

Chi phí sinh đẻ tại bệnh viện Đại Học Y Dược tương đối hợp lý so với mặt bằng chung:

  • Nếu bạn sinh thường thì chi phí sẽ rơi vào khoảng 10-12 triệu đồng.
  • Nếu bạn sinh mổ thì chi phí sẽ có phần cao hơn sinh thường, rơi vào khoảng 13-15 triệu đồng cho lần đầu và lần 2 là khoảng 15-18 triệu đồng.
  • Tiền phòng được chia làm 2 loại là phòng thường và phòng VIP, trong đó phòng thường sẽ dao động từ 150.000đ – 700,000đ/ngày còn phòng VIP sẽ là 1,8 triệu đồng/ngày.
Viện phí sinh đẻ tại bệnh viện Đại Học Y Dược
Viện phí sinh đẻ tại bệnh viện Đại Học Y Dược tương đối hợp lý

Sở hữu bảo hiểm y tế thì việc đi sinh sẽ được giảm nhẹ chi phí, cụ thể là bảo hiểm sẽ chi trả 80% nếu bạn có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện đã khám ban đầu. Trong trường hợp bạn không có giấy chuyển tuyến thì bảo hiểm sẽ chỉ thanh toán 40% chi phí.

Tuy nhiên ở một số danh mục bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán, thế nên đây không phải là tổng chi phí.

2. Tất tần tật kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại Học Y Dược

Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ bạn cần lập tức đến bệnh viện ngay để được thăm khám. Sau khi mẹ bầu được đẩy vào khoa cấp cứu thì người nhà sẽ điền thông tin khám bệnh tại quầy đăng ký.

Tiếp đến bác sĩ sẽ là người quyết định bạn sinh thường hay sinh mổ sau khi khám kỹ càng. Người thân sẽ làm các thủ tục cần thiết để mẹ bầu nhập viện, đóng viện phí và đăng ký phòng.

Mẹ bầu cần làm các xét nghiệm và vào phòng chờ sinh sau đó. Nếu bạn sinh mổ thì người thân cần ký giấy xác nhận trước khi chính thức lên bàn mổ.

Đối với sinh thường, bác sĩ sẽ làm vệ sinh vùng kín, căn dặn những điều lưu ý trong quá trình sinh và cả hướng dẫn cách rặn đúng. Sau khi sinh xong mẹ và bé được đưa đến phòng hậu phẫu để nghỉ ngơi, dưỡng sức. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người mẹ mà bác sĩ sẽ quyết định thời gian xuất viện.

3. Mẹ bầu cần mang theo gì khi đi sinh?

Theo như kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại Học Y Dược của các bà mẹ cho hay, bạn chỉ cần chuẩn bị một số vật dụng cho mẹ vượt cạn, đồ dùng cho cả bé và các giấy tờ cần thiết là đủ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải chuẩn bị tâm lý vững vàng, chăm sóc sức khỏe thật tốt để quá trình vượt cạn trở nên suôn sẻ.

chuẩn bị nhiều vật dụng cho quá trình sinh đẻ
Các mẹ cần chuẩn bị nhiều vật dụng cho quá trình sinh đẻ của mình

3.1. Vật dụng cho mẹ

  • Quần áo: Thông thường bệnh viện sẽ có đồ riêng nhưng các mẹ cũng nên chuẩn bị thêm 1 đến 2 bộ đồ rộng rãi, thoải mái để thay khi cần thiết. Lưu ý là nên chọn những bộ đồ có nút cài trước để dễ dàng cởi ra cho con bú.
  • Vớ chân và bao tay: Nên dự trữ 1-2 đôi vớ và bao tay để đề phòng lúc thân nhiệt cơ thể xuống thấp. Đây là tình trạng thường thấy của các bà mẹ sau sinh.
  • Quần lót giấy: Quần lót giấy rất tiện lợi, dễ thay và không cần giặt lại nên đặc biệt thích hợp đem đi trong quá trình sinh đẻ. Số lượng quần khoảng 20 cái, đủ để mẹ sử dụng cho đến khi xuất viện.
  • Một chiếc mũ trùm đầu để tránh bị lạnh, băng vệ sinh loại chuyên dụng cho bà bầu khoảng 10 cái.
  • Nếu bạn sinh con vào mùa lạnh thì phải đem theo những đồ dùng giữ ấm như khăn choàng, áo khoác và 1 cái khăn tắm khi cần thiết.

3.2. Vật dụng cho con

  • Trọn bộ đồ sơ sinh cho bé: mũ đội đầu (5-6 cái), vớ và bao tay (5-7 đôi).
  • Quần và áo ngắn tay (7-8 bộ), quần và áo dài tay (3 bộ).
  • Khăn quấn quanh người cho bé đem khoảng 7-8 cái, khăn tắm để lau người khoảng tầm 5-6 cái.
  • Khăn sữa loại nhỏ (17-20 cái), khăn ướt (2 gói), băng rốn cho bé (4-5 cái), rơ lưỡi (5-7 cái), bông y tế loại nhỏ (1 gói).
  • Ngoài ra bạn cần chuẩn bị 1 lọ nước muối sinh lý nhỏ để rửa cho bé vào buổi sáng.
chuẩn bị chai nước muối sinh lý
Một chai nước muối sinh lý sẽ cần thiết để rửa cho bé vào buổi sáng
  • Để đề phòng mẹ chưa có sữa hoặc sữa chưa cho con bú được thì bạn cần chuẩn bị một chiếc máy hút sữa mang theo.
  • 1 túi quần đóng bỉm, 30 cái tã giấy hoặc bỉm sơ sinh, trong những ngày đầu sau sinh mẹ không thể đi vệ sinh như bình thường nên cần chuẩn bị nhiều tã giấy.
  • Tấm chống thấm (10 cái) – loại lót cho bé nằm,  gối bông mềm (1 cái), chăn mềm cho trẻ sơ sinh (1 cái).

3.3. Các loại giấy tờ cần thiết

Mẹ cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết trước khi đến bệnh viện bao gồm:

  • Giấy chứng minh nhân dân
  • Bảo hiểm quốc tế nếu có hoặc bảo hiểm y tế loại thường
  • Hồ sơ khám bệnh trong suốt quá trình thai kỳ

4. Những điều cần lưu ý mà bạn cần biết sau sinh

Sau khi sinh mẹ cần lưu ý các điều sau để bảo vệ sức khỏe tốt hơn:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tuy nhiên không được tiếp xúc với nước lạnh.
  • Luôn sử dụng nước ấm để tắm hoặc lau người, nghỉ ngơi trong phòng kín gió, không để thân thể bị lạnh.
mẹ nghỉ ngơi sau sinh
Sau sinh mẹ cần nghỉ ngơi trong phòng kín, tránh gió lạnh
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lạnh mạnh, tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay quá mặn, không ăn các thực phẩm lên men, đặc biệt tránh các thức ăn tái, sống nhằm hạn chế ký sinh trùng, nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh.
  • Bổ sung các vitamin bằng cách uống thêm nước hoa quả và sữa, uống nước đầy đủ nhưng nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, không nịt bụng để giảm vòng hai và tập các bài tập nhẹ nhàng sau sinh, sức khỏe tốt nhất là 6-8 tiếng đã có thể tự ngồi dậy.
  • Thức ăn nên được hâm nóng, ăn các loại dạng mềm và dễ tiêu hóa.
  • Không nên hoạt động vợ chồng quá sớm sau sinh, nên kiêng cử và nghe lời khuyên từ bác sĩ.

XEM THÊM: Tổng hợp kinh nghiệm đi sinh tại bệnh viện Hùng Vương nên biết

Các mẹ đang bước vào những tháng cuối cùng của thai kỳ cần tìm hiểu thông tin, chọn lựa cẩn thận nơi mà mình gửi gắm trong suốt cả quá trình vượt cạn. Hơn thế nữa, mẹ hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, chăm sóc sức khỏe toàn diện để có thể sinh đẻ một cách an toàn, mẹ tròn con vuông. Hy vọng những kinh nghiệm đi sinh tại Bệnh viện Đại Học Y Dược trên có thể giúp các mẹ chuẩn bị tốt nhất có thể.

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên