Tình yêu - Gia đình

Mẹ cần chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh nào trước khi vượt cạn? 

CẬP NHẬT 18/09/2023 | BỞI Tôn Vân

Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu lên danh sách các vật dụng cần thiết khi đi sinh là khoảng tuần 28 và nên mua sắm đầy đủ trước tuần 35. Cụ thể danh sách những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh trước khi vượt cạn gồm những gì thì hãy cũng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

1. Chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh

những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh
Gợi ý chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh

Điều đầu tiên cần chuẩn bị là danh sách những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là gợi ý một giỏ đồ cho bé sơ sanh mà mẹ cần có: 

Món đồ cần chuẩn bị  Số lượng 
Tất tay, tất chân 5 – 7 bộ
Mũ đội đầu  4 – 6 cái
Áo dài tay  3 cái
Áo ngắn tay  7 – 8 cái
Quần  7 cái
Khăn quấn bé  6 – 8 cái
Khăn xô lớn lau bé khi tắm  4 – 6 cái
Khăn sữa 15 – 20 cái
Khăn ướt  2 gói
Băng rốn  4 – 5 cái
Rơ lưỡi  5 – 7 cái
Bông Y Tế 1 gói nhỏ
Nước muối sinh lý  1 lọ nhỏ 10 ml
Máy hút sữa  1 cái đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú
Quần đóng bỉm 
Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh 
Tấm chống thấm 
Gối bông mềm
Chăm mềm nhỏ 

Với nhiều món đồ như vậy, mẹ có thể dễ bị nhầm lẫn, mẹo nhỏ là hãy sắp các món đồ thành gói nhỏ và dán tên cho chúng. Điều này giúp cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn, tránh mất thời gian tìm kiếm khi cần.

những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh mùa đông
Hãy sắp những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh thành gói nhỏ và dán tên cho chúng

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu

Sau khi chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh, mẹ bầu tiếp tục soạn nhóm đồ chuẩn bị khi đi sinh cho chính mình như sau: 

2.1 Chuẩn bị tất cả giấy tờ cần thiết

Đây là một phần không thể thiếu trong list danh sách các món đồ cần chuẩn bị cho mẹ bầu. Trong đó, bạn cần đảm bảo có 2 loại giấy sau: chứng minh nhân dân và bảo hiểm y tế. Chúng sẽ giúp bạn nhập viện một cách suôn sẻ, vượt cạn thành công. Bên cạnh bản chính, mẹ nên photo sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện khi làm thủ tục nhập viện cũng như việc thanh toán. 

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên mang theo hồ sơ thăm khám trong suốt quá trình thai kỳ. Sau mỗi lần khám thai định kỳ, mẹ nên nhớ giữ lại kết quả, hình ảnh siêu âm, xét nghiệm. Hãy xếp chúng theo thứ tự mới nhất tới cũ nhất để tiện cho việc theo dõi sau này. Tốt hơn hết, mẹ nên chọn một bệnh viện hoặc một bác sĩ để đi thăm khám suốt quá trình thai kỳ. 

hồ sơ thăm khám trong suốt quá trình thai kỳ
Mẹ đừng quên mang theo hồ sơ thăm khám trong suốt quá trình thai kỳ

2.2 Chuẩn bị trang phục của mẹ bầu

Dưới đây là các món đồ bạn cần có:

  • Quần áo: Mặc dù có sẵn đồ bệnh nhân tại viện nhưng mẹ vẫn nên mang theo cho mình từ 1 – 2 bộ đề phòng đồ dơ chưa kịp thay hoặc đồ để mặc xuất viện. Trang phục mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi và đặc biệt là có nút (thuận tiện cho bé bú).
  • Tất tay, chân: 1 – 2 đôi phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.
  • Quần lót giấy: 20 cái (vừa đủ kể cả khi mẹ sinh mổ)
  • Mũ trùm: 1 cái

2.3 Chuẩn bị vật dụng vệ sinh cá nhân

Nhóm đồ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải hơn khi đi nằm viện vì được dùng các vật dụng quen thuộc với mình. Thêm vào đó, việc chuẩn bị đồ dùng cá nhân cũng giúp mẹ tránh mắc phải những viễm nhiễm sau sinh. Dưới đây là các vật dụng vệ sinh cá nhân mẹ nên chuẩn bị: 

những đồ dùng cần thiết dành cho trẻ sơ sinh
Các vật dụng vệ sinh cá nhân mẹ nên chuẩn bị
  • Băng vệ sinh loại chuyên dụng cho mẹ sau sinh: 10 cái
  • Khăn tắm: 1 cái
  • Áo choàng, khăn choàng giữ ấm (nếu đi sinh vào mùa lạnh): 2 – 3 cái

3. Chuẩn bị đồ cho bố 

Sau khi hoàn thành công đoạn chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh và mẹ, tiếp đến, gia đình không thể bỏ việc chuẩn đồ cho một nhân vật quan trọng cũng không kém là bố. Bố sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ gần như trong tất cả quá trình mẹ đi sinh, thế nên, bố cũng cần bổ túi một số lưu ý sau để tránh tình quên trước, quên sau khiến mọi thứ trở nên rối bời hơn. Những vật dụng bố cần chuẩn bị là: 

  • Một khoản tiền mặt khoảng 5-10 triệu đồng để có thể chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình đi viện
  • Một ít tiền lẻ để chi trả cho việc trả tiền gửi xe, mua nước,… Điều này sẽ giúp bố tiết kiệm được nhiều thời gian, không cần chờ lấy lại tiền thối. 
  • Chuẩn bị đồ sạc dự phòng trong trường hợp không có ổ cắm điện gần đó. Như vậy, điện thoại của bố lúc nào cũng trong trạng thái đầy pin và có thể gọi báo tin vui cho người thân, bạn bè của 2 vợ chồng bất cứ lúc nào. 
  • Hãy chuẩn bị 1 bộ nhớ đủ dung lượng hoặc thậm chí cả camera để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi bé yêu chào đời.
  • Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu, khăn lau mặt, khăn tắm để lúc nào bố cũng có thể thường trực bên 2 mẹ con. 
  • Nên đem theo một chiếc gối để chợp mắt phòng trường hợp một số bệnh viện không cung cấp dịch vụ ở lại cho người thân.
những món đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị đồ cho bố cũng là việc không thể thiếu

4. Chuẩn bị những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh bú

4.1 Bình sữa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu bình sữa cho trẻ, làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa PP, nhựa PA, nhựa Tritan, nhựa Silicone,… Mẹ nên tham khảo kinh nghiệm từ các mẹ đi trước để lựa chọn được thương hiệu, chất lượng, kiểu dáng,… phù hợp và bảo vệ sức khỏe cho bé tốt nhất. 

4.2 Núm sữa

Núm sữa cũng là một món đồ cực kỳ quan trọng. Mẹ cần tham khảo để chọn được núm sữa an toàn cho sức khỏe. Khi chọn mua, hãy ưu tiên các loại núm làm bằng silicone y tế không chứa chất BPA. Đây là chất khiến cho não và bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phát triển không bình thường. Các sản phẩm núm ti tốt là những sản phẩm có thiết kế mô phỏng bầu sữa mẹ, giúp bé cảm thấy quen thuộc khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình và không bị sặc sữa. 

Núm sữa
Núm sữa là món đồ cực kỳ quan trọng

4.3 Van thông sữa

Đây là 1 thiết kế quan trọng trên bình sữa, có tác dụng đưa không khí bên từ bên ngoài vào trong bình sữa, tạo áp lực đẩy sữa xuống khi bé bú, giúp con không bị sặc, bị mất sức và bị nản khi hút sữa. 

Trên thị trường hiện nay, có 3 loại van chính: 

  • Van thông khí nằm ngay trên núm ti (thiết kế 1 van hoặc 2 van)
  • Van thông khí nằm dưới đáy bình sữa.
  • Van thông khí thiết kế rời, độc lập với bình sữa.

Trong đó, van thông khí rời hoặc 2 van thông khí trên núm ti được nhiều mẹ bỉm đánh giá hiệu quả nhất. 

4.4 Nước rửa bình sữa

Mẹ chọn các loại nước rửa có nhiều thành phần chiết xuất tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng nước rửa chén gia dụng vì các loại nước rẩy rửa này chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể vốn non nớt của bé. 

4.5 Cọ rửa bình

Cọ rửa bình nên chọn các loại có lông mềm mảnh để dễ dàng vệ sinh và làm sạch tới từng ngóc ngách bình sữa, núm ti. Nhờ vậy mẹ yên tâm bình sữa luôn sạch sẽ. 

Cọ rửa bình sữa
Cọ rửa bình nên chọn các loại có lông mềm mảnh để dễ dàng vệ sinh

4.6 Máy hút sữa

Đây là một thiết bị giúp hút sữa từ bầu ngực của mẹ, hỗ trợ mẹ dễ dàng lưu trữ sữa còn dư trong trường hợp bé đã ti no, giúp việc nuôi con thuận tiện hơn. Máy hút sữa là vật dụng cực kỳ quan trọng trong quá trình chăm trẻ nên việc mua sắm cần kỹ càng. Mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước để mua được sản phẩm phù hợp. 

XEM THÊM: 

Hy vọng với danh sách những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh cần thiết mà Vua Nệm đã chia sẻ phía trên sẽ giúp ba mẹ có được sự chuẩn bị kỹ càng trước khi đón thành viên mới trong nhà. Việc cuối cùng cần làm là chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, vui vẻ để có thể vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông. Chúc cả gia đình nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân