Gỗ tràm và gỗ xoan đào là đều thuộc nhóm gỗ tầm trung và được sử dụng phổ biến ở nước ta. Vì thế mà hai loại gỗ này liên tục được các tín độ săn lùng đồ nội thất từ gỗ đặt lên bàn cân để đánh giá loại nào tốt hơn. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu xem loại gỗ này có gì đặc biệt và nên chọn loại nào cho công trình nội thất nhé!
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Tìm hiểu về gỗ tràm và gỗ xoan đào
Trước khi so sánh gỗ tràm và gỗ xoan đào, chúng ta cần phải tìm hiểu những thông tin cơ bản về hai loại gỗ này.
1.1. Gỗ tràm là gì?
Gỗ tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformis thuộc chi Keo Acacia có gốc từ Australia và được trồng phổ biến tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar. Đây là loại gỗ thuộc nhóm VI trong danh sách các nhóm gỗ tại Việt Nam thường được biết đến với tên gọi khác như khuynh diệp, chè đồng, keo tràm, bạch thiên tầng, chè cay…
Mặc dù không phải là nhóm gỗ quý hiếm nhưng các sản phẩm làm từ gỗ tràm đang xuất hiện rất phổ biến trên thị trường gỗ nội thất tự nhiên hiện nay. Theo thống kê, trên thế giới có hàng trăm loại gỗ tràm khác nhau và mỗi loại sẽ mang những nét đặc trưng riêng gắn liền với khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng tại khu vực đó. Tại Việt Nam có các loại gỗ tràm chính là trầm gió, tràm cừ, tràm đất, tràm bông vàng và tràm trà.
Cây gỗ tràm có kích thước trung bình cao khoảng 15 – 25m với đường kính khoảng 60 – 80m. Trọng lượng của khối gỗ tràm thô có thể lên đến 650kg/m3. Hoa của cây tràm có màu trắng hoặc vàng nhạt thường mọc ở đầu cành với nhiều lớp nhị đan xen.
1.2. Gỗ xoan đào là gì?
Tương tự như gỗ tràm, gỗ xoan đào cũng nằm trong nhóm VI của danh sách các nhóm gỗ tại Việt Nam. Gỗ xoan đào (tên khoa học là Prunus Arborea) là giống cây thuộc họ hoa hồng Rosaceae với dạng thân gỗ lớn. Tại Việt Nam, giống cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh và rải rác ở khắp các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh tại một số tỉnh ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như Bình Thuận, Đồng Nai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Xoan đào còn được biết đến với một số tên khác như sapele, cáng lồ… Thường thì cây gỗ xoan đào sẽ cao khoảng 20 – 25m và có bán kính khoảng 40 – 50cm. Tốc độ sinh trưởng của gỗ xoan đào cũng tương đối ổn định với chiều cao tăng khoảng 1 – 2m mỗi năm.
Phần vỏ của cây xoan đào có màu nâu bạc hoặc màu tro và có xu hướng bong ra từng mảng khi cây ở độ tuổi trưởng thành. Thân cây có mùi đặc trưng khá tương đồng với mùi của con bọ xít.
Lá cây xoan đào dáng kép, phiến lá dày, hoa có 5 cánh phủ lông mềm. Quả có đường kính khoảng 2cm khi chín có màu nâu, hạt to và chứa nhiều tinh dầu thơm.
2. So sánh chi tiết gỗ tràm và gỗ xoan đào
Để so sánh hai loại gỗ tràm và gỗ xoan đào, bạn cần dựa vào các tiêu chí như sau:
2.1. Về màu sắc và đặc điểm vân gỗ
Gỗ tràm có màu nâu trầm, vân gỗ đơn, thẳng và chạy theo chiều dọc của cây gỗ.
Gỗ xoan đào có màu đỏ hoặc hồng sẫm, vân gỗ to và sắp xếp ngẫu nhiên theo lớp không đồng đều tạo cảm giác tựa như những đợt sóng.
2.2. Về độ bền
Gỗ tràm có chất gỗ nhẹ với độ ổn định cao, dẻo dai nên rất dễ gia công. Hơn thế, bề mặt gỗ tràm còn có khả năng chống thấm nước cùng chống mối mọt khá tốt. Tuổi thọ của các sản phẩm làm từ gỗ tràm kéo dài khoảng 15 – 20 năm và bạn hoàn toàn có thể làm mới bằng phương pháp gia công đánh bóng.
Trọng lượng của gỗ xoan đào khá nhẹ, độ bền cao, dễ thi công. Tuy nhiên khả năng chống chịu mối mọt và kháng nước của loại gỗ này có phần hạn chế hơn gỗ tràm. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ gia công tẩm sấy hiện đại mà khả năng chống mối mọt ở gỗ xoan đào cũng được cải thiện đáng kể. Quá trình này cần đòi hỏi kỹ thuật xử lý tiết của đội ngũ thợ có tay nghề cao.
2.3. Về tính thẩm mỹ
Nhìn chung, cả gỗ xoan đào và gỗ tràm đều có thể đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của khách hàng. Quá trình thi công cũng dễ dàng đem lại những mẫu mã sản phẩm mang tính sáng tạo cao, màu sắc trang nhã, vân gỗ sắc nét góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của không gian nội thất.
2.5. Về tính ứng dụng trong thực tế
Cây gỗ tràm là một trong những nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất giấy. Bên cạnh đó, lá của cây tràm còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả nên được sử dụng phổ trong ngành sản xuất dược liệu. Sản phẩm tinh dầu tràm sử dụng để xoa bóp ngoài da điều trị các bệnh về bỏng da, cảm cúm, xoa dịu vết thương do côn trùng cắn đau khớp, nhức mỏi chân tay, lưng hay kích thích hệ tiêu hóa.… cũng rất được ưa chuộng. Thêm vào đó, gỗ tràm cũng được ứng dụng trong thiết kế nội thất như bàn ăn, bàn trà, ghế, giường ngủ, tủ đựng đồ…
Ngoài ra, với khả năng sinh trưởng nhanh chóng, gỗ tràm còn được trồng với mục đích bảo vệ rừng, chống xói mòn đất tại các tỉnh miền núi.
Trong khi đó gỗ xoan đào cũng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất như sàn gỗ, kệ tủ gỗ, giường gỗ, bàn ghế gỗ, bàn trang điểm… nhờ đặc tính độ bền cao, màu sắc đẹp mang đến những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao và chất lượng vượt trội.
2.6. Về giá thành
Giá thành của gỗ tràm và gỗ xoan đào hiện đang rất cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, mức giá niêm yết của gỗ xoan đào có phần cao hơn gỗ tràm. Có nhiều yếu tố dẫn tới giá của các loại gỗ này như kích thước, độ sắc nét của đường vân, nguồn gốc xuất xứ, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được thiết kế từ lõi gỗ tự nhiên, tên tuổi của thương hiệu nhà cung cấp.
3. Nên chọn gỗ tràm hay gỗ xoan đào?
Như thông tin đã được phân tích bên trên, gỗ xoan đào và gỗ tràm đều sở hữu những đặc trưng nổi bật cũng như những ưu và nhược điểm khác nhau. Khả năng ứng dụng vào thực tế của cả hai cũng rất đa dạng và khó lòng phân biệt bằng mắt thường. Do đó, nếu phải đặt gỗ tràm và gỗ xoan đào lên bàn cân thì rất khó chọn lựa. Bạn có thể lựa chọn bất cứ loại gỗ nào tùy theo nhu cầu sử dụng, giá thành cũng như gu thẩm mỹ cá nhân.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi mua các thiết bị, đồ nội thất trang trí bằng gỗ là hãy tham khảo từ các nguồn để xác định đơn vị cung cấp uy tín để tối ưu chi phí.
>> Xem thêm:
- So sánh gỗ xà cừ và gỗ xoan đào loại nào tốt nên chọn loại nào
- So sánh gỗ lim và gỗ hương – gỗ nào tốt hơn?
- So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong nội thất – Loại nào đáng để sử dụng hơn?
Trên đây là những so sánh về gỗ tràm và gỗ xoan đào được Vua Nệm tổng hợp lại nhằm mang đến cho quý khách hàng cái nhìn tổng quan nhất về hai loại gỗ này. Bạn có thể tự trải nghiệm các sản phẩm từ hai dòng gỗ này để đưa ra những đánh giá khách quan nhất nhé!