Không chỉ nổi tiếng nhờ thiết kế hiện đại và sang trọng, giường điều khiển thông minh (Adjustable Bed) còn sở hữu các tính năng chuyên dụng giúp người dùng cải thiện sức khỏe tối đa. Nổi bật hơn cả là công dụng đả thông kinh mạch trong khi ngủ, từ đó mang đến trải nghiệm nghỉ ngơi lý tưởng chưa từng có. Tuy nhiên, có thật là giường điều khiển tốt cho tuần hoàn máu trong cơ thể đến vậy hay không? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp trọn vẹn thắc mắc này.
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu về tuần hoàn máu
1.1 Chức năng của tuần hoàn máu trong cơ thể
Máu là một dạng mô lỏng lưu thông bên trong hệ thống tuần hoàn. Thành phần chính cấu tạo nên máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Máu được vận chuyển đi khắp cơ thể, qua đó tiếp xúc trực tiếp với mọi bộ phận cũng như tế bào nhằm mục đích:
- Chuyên chở khí CO2 và O2 giữa tế bào với phế nang
- Vận chuyển chất dinh dưỡng đã tổng hợp được từ ruột non đi nuôi tế bào
- Đào thải các chất cặn bã thông qua quá trình vận chuyển chúng đến các cơ quan thuộc hệ bài tiết như tuyến mồ hôi, phổi, thận, ruột,…
- Bên trong máu có chứa các hormone quan trọng giúp điều tiết, tăng hoặc giảm hoạt động của các hệ cơ quan
- Máu chứa bạch cầu và các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh
- Điều hòa, duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định
1.2 Dấu hiệu của chứng suy giảm tuần hoàn máu
Chứng suy giảm tuần hoàn máu chủ yếu xảy ra khi lượng máu trong cơ thể không được lưu thông thuận lợi, khiến máu không tiếp cận được với các ‘mục tiêu’ của nó. Điều này có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn tuần hoàn đến các chi, rối loạn tuần hoàn não,… Trong xã hội hiện đại, tình trạng nói trên đang ngày càng phổ biến ở nhiều lứa tuổi, từ người trẻ đến người già.
Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Thiếu máu đến nào: đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; suy giảm trí nhớ’ rối loạn tiền đình; mất ngủ mãn tính; suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, hay quên; suy nhược thần kinh; khó tập trung và hay cáu gắt’… Biến chứng nguy hiểm nhất là đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não)
- Thiếu máu đến mắt: nhìn mờ, khó nhìn, lâu dài có thể dẫn đến các bệnh về võng mạc như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, mù lòa,…
- Thiếu máu cơ tim: đau thắt ngực, đau khắp vùng xương ức, lan ra vai, cánh tay và bàn tay, đau khi gắng sức làm gì đó,… Chứng thiếu máu cơ tim thường gây nên hiện tượng rối loạn nhịp tim hoặc suy tim, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ hoại tử cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim nếu không được chữa trị kịp thời
- Thiếu máu đến gan: sút cân đột ngột, gầy yếu, chán ăn, tiêu hóa kém, tinh thần mệt mỏi và cơ thể suy nhược nghiêm trọng
- Thiếu máu đến thận: huyết áp và chỉ số creatinin, ure tăng cao, làm nhiễm độc tế bào, cơ thể mệt mỏi, thậm chí là hôn mê; gây suy giảm chức năng, suy thận,…
- Thiếu máu đến phổi: các đầu chi thâm tím, khó thở, hô hấp khó khăn; gây bội nhiễm phổi, viêm phổi, xẹp phổi, hoại tử nhu môi hoặc nhồi máu,…
1.3 Nguyên nhân gây suy giảm tuần hoàn máu
Theo các chuyên gia y tế, suy giảm tuần hoàn máu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Lối sống thiếu khoa học: làm việc trí óc quá nhiều nhưng lại ít vận động, không ngủ nghỉ, luyện tập và ăn uống đúng cách
- Áp lực công việc và cuộc sống
- Các bệnh lý: tăng huyết áp, béo phì, mỡ trong máu, xơ vữa động mạch, tim mạch, tiểu đường,…
- Thói quen xấu: thức khuya, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…
- Tuổi tác
2. Làm sao để cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể?
Việc cải thiện tuần hoàn máu có thể được thực hiện thông qua những gợi ý sau:
- Tăng cường vận động: thực hiện các bài tập thể lực ngắn hàng ngày, đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang bộ, luyện tập yoga, gym hoặc giãn cơ mỗi sáng và tối,…
- Ngừng hút thuốc và sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể
- Xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, giảm đồ chiên qua dầu mỡ hoặc chứa nhiều cholesterol,…
- Nâng cao đầu và chân khi ngủ để giải nén bớt áp lực tác động lên các hệ cơ quan, giúp thúc đẩy máu lưu thông, giảm sưng tấy và chuột rút
Bên cạnh những ‘chiến lược đối phó’ liên quan đến lối sống, bạn cũng nên để ý đến tư thế và trạng thái nằm những lúc nghỉ ngơi, thư giãn. Như đã nói ở trên, động tác dịch chuyển góc độ đầu – chân đã được chứng minh là có tác động rất lớn đến chu trình tuần hoàn máu toàn diện bên trong cơ thể. Tất nhiên, bạn có thể dùng gối để kê cao lên. Thế nhưng cách làm này vẫn tiềm ẩn một số bất tiện nhất định, đặc biệt là về góc độ nâng cũng như độ cao, độ mềm của gối.
Trong trường hợp này, sự xuất hiện của những chiếc giường điều khiển thông minh với khả năng tính toán và nâng hạ tự động sẽ là ‘cứu tinh’ không thể tuyệt vời hơn cho những ai đang gặp vấn đề về tuần hoàn máu.
3. Sử dụng giường điều khiển tốt cho tuần hoàn máu cơ thể
Khi hiệu suất lưu thông máu suy giảm, đầu và chân sẽ là hai bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên với những biểu hiện cụ thể như đau nhức, chuột rút, sưng phù,… Hơn thế, khoảng cách giữa tim (cơ quan chủ chốt đảm nhiệm chức năng bơm máu và điều phối) và chân khá lớn. Điều này cũng là một trở ngại đáng kể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn, nhất là khi cơ thể không còn giữ được khả năng vận chuyển máu hiệu quả như lúc đầu.
Hiểu được khó khăn này, các nhà nghiên cứu đã sáng tạo nên tư thế không trọng lực (Zero Gravity) giúp lượng máu di chuyển đến tim nhiều hơn, nhờ vậy tăng cường lực bơm máu đến toàn bộ chi và các hệ thống cơ quan khác. Mặt khác, đây còn được xem là trạng thái thư giãn lý tưởng, kích thích tĩnh mạch co bóp mạnh mẽ, hỗ trợ đẩy lùi một số triệu chứng gây khó chịu khi ngủ.
Để thực hiện tư thế này, bạn chỉ cần nâng đầu lên 15 độ và chân 30 độ so với mức trung bình cơ thể. Bên cạnh việc tăng cường chức năng tuần hoàn máu, Zero Gravity cũng góp phần cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ợ chua, trào ngược axit dạ dày vào thực quản; giảm đau lưng, đau thần kinh tọa; bớt phù nề, đau nhức vì trọng lực sẽ giúp máu di chuyển từ tim đến đầu, chân (và ngược lại) dễ dàng hơn.
Với giường điều khiển thông minh tích hợp tính năng Zero Gravity, bạn có thể thoải mái lựa chọn tư thế nói trên mà không cần đến sự hỗ trợ của bất cứ món đồ nào khác, kể cả gối kê.
>>>Đừng bỏ lỡ tìm hiểu: Giường công thái học là gì? Đặc điểm và vai trò đối với giấc ngủ
4. Tại sao nên sử dụng giường điều khiển Sleeptek 2.0?
Là sản phẩm tiên phong dẫn đầu xu hướng ngủ hiện đại, giường điều khiển Sleeptek 2.0 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ chuẩn Hoa Kỳ hứa hẹn mang đến cho người dùng những trải nghiệm ngoài mong đợi. Sản phẩm có khả năng thay đổi góc nâng hạ tại hai vị trí đầu – chân, đồng thời linh hoạt điều chỉnh góc độ bề mặt nằm nhanh chóng.
Một số ưu điểm và tính năng nổi bật của sản phẩm chính là:
- Thiết kế công thái học lấy người dùng làm trung tâm, giúp nâng đỡ và hiệu chỉnh tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất
- Tính năng Zero Gravity giúp tăng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, hỗ trợ hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa
- Giảm đau nhức, thư giãn cơ bắp
- Bảo vệ cột sống, giảm đau lưng, đau thần kinh tọa
- Bộ 3 preset đa chức năng gồm M1 chống ngáy, M2 thư giãn – giải trí và M3 xem tivi
- Chức năng massage kép chuyên nghiệp với nhiều mức độ khác nhau để người dùng lựa chọn
- Sản phẩm an toàn cho sức khỏe và bền bỉ theo thời gian, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như TVU, SGS, EN ISO 12100:2010
- Thời gian bảo hành là 10 năm cho khung giường, 5 năm cho khung trục đẩy và 2 năm cho toàn bộ hệ thống điện
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và cung cấp các sản phẩm nội thất phòng ngủ chính hãng, Vua Nệm tự hào ra mắt cũng như độc quyền phân phối giường điều khiển thông minh Sleeptek 2.0 trên thị trường trong nước. Sản phẩm hiện đang được bày bán tại các chi nhánh Vua Nệm trên toàn quốc, kính mời quý khách hàng đến tham quan và trực tiếp trải nghiệm.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm liên quan đến chủ đề giường điều khiển tốt cho tuần hoàn máu. Hi vọng rằng những thông tin đã đề cập sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng tích cực của Adjustable Bed đến sức khỏe người dùng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc thêm: