“Emotional Eating” là gì? Định nghĩa, dấu hiệu và cách đối phó với Emotional Eating

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Bên cạnh mục đích thỏa mãn cơn đói và nạp lại năng lượng cho cơ thể, đôi khi, việc ăn uống còn được xem là cách giải khuây hiệu quả giúp bạn đối phó với những căng thẳng quá mức. Hiện tượng này còn được gọi là Emotional Eating. Vậy Emotional Eating là gì? Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu định nghĩa, dấu hiệu và cách đối phó với tình trạng này thông qua bài viết sau đây.

1. Emotional Eating là gì?

‘Emotional Eating là gì?’ là một thắc mắc được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai thường xuyên đối diện với áp lực, căng thẳng kéo dài. 

Theo tờ Washington Post, thuật ngữ Emotional Eating được khai sinh vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Khái niệm này dùng để chỉ những người có hành vi ăn uống tùy theo cảm xúc và không thể phân biệt được giữa hai cảm giác: thèm ăn vì đói hay ăn vì tâm trạng bất ổn. Hiểu một cách đầy đủ thì Emotional Eating chính là hành vi sử dụng các loại đồ ăn, thức uống như một phương tiện để xoa dịu những cảm giác mang tính tiêu cực. Trạng thái này thường xuất hiện bất chợt và luôn cần phải thỏa mãn ngay lập tức.

Emotional Eating là gì
Emotional Eating hiểu nôm na là hành vi ăn uống theo cảm xúc

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng Emotional Eating là gì? Trên thực tế, phản ứng thèm ăn theo cảm xúc chủ yếu được kích hoạt bởi những lo lắng, căng thẳng trong công việc và đời sống. Nó có thể bắt nguồn từ những tình huống tranh cãi, lo lắng về tài chính, mâu thuẫn tình cảm hay các vấn đề sức khỏe,… Điểm chung của tất cả những trường hợp này nằm ở cảm xúc tiêu cực khởi phát mạnh mẽ và dẫn đến cảm giác bức bối, chán nản. 

Nguyên nhân dẫn đến Emotional Eating là những cảm xúc tiêu cực chưa được xử lý
Nguyên nhân dẫn đến Emotional Eating là những cảm xúc tiêu cực chưa được xử lý

Để tạm quên đi, chúng ta thường có xu hướng ‘lấp đầy’ khoảng trống trong lòng bằng việc nhấm nháp chút gì đó. Đặc biệt là các loại đồ ăn ngọt hay thức ăn nhanh có khả năng mang tới sự thỏa mãn ngay tức thì. Đáng chú ý, hành vi này có thể lặp đi lặp lại dẫn đến việc mất kiểm soát ăn uống, tăng cân,…

2. Dấu hiệu nhận biết Emotional Eating

Việc tự thưởng cho mình những món ăn khoái khẩu có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng chỉ trong một nốt nhạc. Tuy nhiên, chính cảm giác thỏa mãn này sẽ khiến chúng ta dần dần buông thả bản thân và trở nên ‘nghiện ngập’ lúc nào không rõ. Để xác định xem mình có đang mắc bẫy Emotional Eating hay không, bạn có thể thử trả lời một số câu hỏi sau:

  • Bạn có xu hướng ăn uống nhiều hơn khi cảm thấy lo lắng, áp lực không?
  • Bạn có muốn ăn thêm dù đã no căng bụng?
  • Bạn có xem thức ăn là một phương pháp xoa dịu/ giải tỏa căng thẳng và chủ động chọn chúng khi lo lắng không?
  • Bạn có giữ thức ăn ngay bên mình dù không cảm thấy đói bụng?
  • Bạn có nhận thấy mình thường trở nên mất kiểm soát khi lựa chọn đồ ăn không?

Nếu hầu hết những câu trả lời đều là có thì khả năng cao là bạn đã và đang rơi vào vòng xoáy Emotional Eating. Để chắc chắn hơn, hãy học cách phân biệt giữa hai loại cảm giác: đâu là ăn uống vì đói bụng còn đâu là ăn uống để giải tỏa. Cụ thể:

  • Ăn uống do đói bụng: thường hình thành theo thời gian và đi kèm với các biểu hiện thể chất như sôi bụng, tiết nước bọt. Đứng trước cơn đói thực, chúng ta thường hướng mong muốn cụ thể đến một vài loại thức ăn cụ thể nào đó. Khi ăn, ta cũng sẽ cảm nhận được cảm giác no bụng và biết được lúc nào nên ngừng ăn. Kèm theo đó là cảm giác tận hưởng, tích cực khi được thưởng thức món ăn yêu thích
  • Ăn uống để ‘up mood’: có thể nảy sinh đột ngột vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và thường gắn liền với một vài loại thực phẩm nhất định. Khi bị cảm xúc chi phối, bạn có thể ăn ngấu nghiến, dù đã no cũng không muốn ngừng lại. Cuối cùng là tâm trạng bứt rứt, xấu hổ hoặc tội lỗi sau khi đã ăn xong
Bạn cần chủ động phân biệt giữa cảm giác đói bụng thật và tín hiệu giả
Bạn cần chủ động phân biệt giữa cảm giác đói bụng thật và tín hiệu giả

3. Tác hại của Emotional Eating

Tưởng chừng không mấy nguy hiểm nhưng trên thực tế, Emotional Eating có thể dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Điều này có thể làm rối loạn chu trình ăn uống, gây thừa cân béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, quá trình này còn để lại cảm giác tội lỗi không đáng có mỗi khi ăn uống.

Emotional Eating có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Emotional Eating có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng

4. Cách đối phó với tình trạng Emotional Eating đơn giản và hiệu quả

Tuy có thể  xoa dịu tâm trạng tạm thời nhưng Emotional Eating lại không phải là ‘thuốc giải’ thần thánh cho mọi vấn đề. Chính vì vậy, để thoát khỏi chiếc bẫy Emotional Eating, bạn có thể đối phó bằng một số chiến lược cụ thể như sau:

  • Nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài của Emotional Eating: như đã nói ở trên, việc ăn uống vô độ theo cảm xúc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất lẫn sức khoẻ tinh thần. Do đó, bạn cần phải có ý thức rõ ràng về những loại thực phẩm mình đang ăn vào, mục đích của bữa ăn cũng như tác hại của chúng
Nhận thức được tác hại là bước đầu tiên giúp bạn vượt qua Emotional Eating
Nhận thức được tác hại là bước đầu tiên giúp bạn vượt qua Emotional Eating
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh: thay vì ăn uống theo cảm hứng, bạn nên chủ động lên thực đơn hàng ngày để kiểm soát chế độ ăn. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, đồng thời tránh tình trạng ăn uống vượt nhu cầu. Ngoài ra, nếu không thể phân biệt được giữa ăn vì đói và Emotional Eating, hãy cố gắng lựa chọn những món ăn vặt tốt cho sức khỏe như các loại hạt, rau củ quả tươi, trái cây, thực phẩm ít béo,…
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát việc ăn uống tốt hơn
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát việc ăn uống tốt hơn
  • Nâng cao sức khỏe tinh thần thông qua phương pháp thiền định, viết nhật ký, tham vấn tâm lý,… Hành động này sẽ giúp bạn tập trung giải quyết nguồn gốc vấn đề và xử lý toàn diện những cảm xúc tiêu cực nảy sinh
  • Tăng cường hoạt động thể chất: việc vận động điều độ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn giải phóng những năng lượng, cảm xúc tiêu cực bị dồn nén. Trong những trường hợp như vậy, bạn chỉ cần vận động nhẹ nhàng hoặc đi dạo giữa thiên nhiên để điều chỉnh tâm trí nhanh và lành mạnh nhất
Vượt qua Emotional Eating bằng việc rèn luyện thể chất là phương pháp cực kỳ hữu ích
Vượt qua Emotional Eating bằng việc rèn luyện thể chất là phương pháp cực kỳ hữu ích
  • Tìm kiếm các giải pháp thay thế để đánh lạc hướng bản thân khỏi đồ ăn, ví dụ như gọi điện thoại cho bạn bè, đọc sách, vẽ tranh,…
  • Tuân thủ chiến lược ‘trì hoãn trong 5 phút’: trong trường hợp cảm thấy buồn miệng dù không thực sự đói bụng, bạn hãy thử làm theo chiến lược trì hoãn ham muốn trong 5 phút. Thay vì nuông chiều bản thân, hãy thử đứng lại đi dạo vài vòng, tán gẫu với đồng nghiệp hay dọn dẹp bếp,… Điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian bình tĩnh lại và nhận thức được cảm giác muốn ăn này xuất phát từ đâu

 

>> Mời bạn đọc: 

Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài Emotional Eating là gì và những chiến lược hiệu quả để đối phó với chúng. Hi vọng rằng những nội dung vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về Emotion Eating cũng như biết cách điều chỉnh tâm trạng lành mạnh nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM