Điểm danh top 22 đặc sản Cao Bằng độc đáo

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Nhắc tới Cao Bằng, người ta thường nhớ tới các danh lam thắng cảnh như thác Bản Giốc, Pác Bó,…Nhưng bên cạnh đó, đi du lịch Cao Bằng thì không thể nào không thưởng thức các món ăn đặc sản tại vùng cao này. Dưới đây là những gợi ý top 22 đặc sản Cao Bằng độc đáo mà bạn có thể thưởng thức và mua về làm quà. 

1. Bánh khảo

Có thể nói, bánh khảo là một trong những đặc sản ở Cao Bằng được nhiều người biết tới và ưa chuộng. Đây là loại bánh được làm nhiều nhất vào dịp lễ tết và được xem là một thứ kẹo ngày tết của người dân tộc Tày. 

Cứ mỗi dịp 20 tháng Chạp, các gia đình trong bản sẽ rục rịch làm bánh khảo để đón tết. Loại bánh này có đặc điểm để lâu vẫn có thể giữ được nguyên hương vị thơm ngon, không bị mốc hay thiu. Nó như một thứ lương khô với hương vị ngọt ngào của người Tày. 

cao bằng có đặc sản gì
Bánh khảo là loại bánh được dùng nhiều trong dịp lễ tết

Nguyên liệu chính làm nên món bánh này là từ gạo nếp được lựa loại ngon, thơm, hạt tròn mẩy. Sau khi trải qua nhiều công đoạn thủ công cho ra mẻ bánh khảo mịn màng, ngọt nhẹ từ đường kính hay đường phèn. 

2. Bánh áp chao 

Mùa đông ở Cao Bằng thường có rất nhiều món ăn đặc biệt, được bán rất nhiều ở các quán nhỏ bên vỉa hè. Và một trong số đó không thể không kể tới bánh áp chao. Món bánh này có vẻ ngoài khá giống với bánh rán nhưng nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn, mộc nhĩ hay đậu xanh như bánh rán thông thường. 

Người Cao Bằng đặt tên cho món bánh này là bánh áp chao hay bánh vịt chao do cách chế biến. Bánh sẽ được cho vào chảo dầu sôi vào chao qua chao lại tới khi chín vàng hai mặt. Vỏ bánh được làm từ nguyên liệu đơn giản như bột gạo nếp và gạo tẻ. Nhưng hương vị mang tới nét đặc trưng của vùng Đông Bắc. 

3. Vịt quay

Tại Cao Bằng thì người ta thường thưởng thức vịt quay vào các dịp quan trọng như lễ tết, cưới hỏi hay đầy tháng. Đây cũng được xem là món ăn để tiếp đãi khách, thể hiện lòng thành của gia chủ với những người khách tới chơi nhà. 

món ăn đặc sản cao bằng
Đến Cao Bằng chắc chắn không thể bỏ lỡ món vịt quay

Vịt quay tại Cao Bằng có nguồn gốc từ người dân tộc Tày với nước ướp vịt có 7 vị bí truyền độc đáo, được tẩm ướp và thấm đẫm vào từng thớ thịt vịt. Sau đó, vịt được phết một lớp mật ong lên rồi nướng trên than tre. 

Đây chắc chắn là món ăn mà bất kỳ vị khách nào khi tới Cao Bằng cũng đều nên thử một lần. 

4. Thịt lợn chua

Thịt lợn chua cũng là một trong top 22 đặc sản Cao Bằng mà bạn nên thử khi tới đây. Thịt được chế biến từ nguyên liệu là những con lợn thả vườn nên thịt ít mỡ, sau đó tẩm ướp với các gia vị và ủ trong ống nứa. 

Khi đạt tới độ chín, thịt sẽ được lấy ra xào là đã có ngay một món đặc sản thơm ngon với hương vị khó cưỡng rồi. 

5. Bánh cuốn

Bánh cuốn là món ăn không còn quá xa lạ với người dân ở miền Bắc. Nhưng tại Cao Bằng thì người dân lại có cách thưởng thức món ăn này rất riêng và độc đáo, khác biệt hoàn toàn với các vùng miền khác. 

Bánh thường được làm từ gạo tẻ trồng ở Cao Bằng, trắng, hạt đều và dẻo thơm. Điểm khác biệt ở đây nằm ở phần nước dùng. Không như các vùng khác ăn bánh cuốn với nước mắm chua ngọt thì người dân Cao Bằng ăn bánh cuốn với nước dùng từ xương. Có lẽ bởi vậy nên món ăn này còn được gọi là bánh cuốn canh để phân biệt với các loại bánh cuốn khác. 

đặc sản của cao bằng
Bánh cuốn Cao Bằng được ăn chung với nước dùng xương hầm

Nước dùng được ninh từ xương lợn qua nhiều tiếng đồng hồ, thêm vào đó là thịt băm nhuyễn, chút hành hoa và hành lá là đã đủ tạo nên sự khác biệt cho món ăn độc đáo này. 

6. Xôi trám

Lên Cao Bằng, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp món xôi trám ở khắp mọi nơi. Nó có mặt ở trong menu của các nhà hàng sang trọng, trong tiệc cưới hay ở cả các bữa ăn hàng ngày trong các gia đình. 

Món xôi này là sự hòa quyện của vị thơm dịu dàng của gạo nếp nương cùng hương thơm ngai ngái của quả trám. Vị của trám bao trọn lấy từng hạt nếp, ăn vừa bùi vừa béo mà không hề ngấy hay có cảm giác nóng cổ. 

7. Hạt dẻ Trùng Khánh 

Hạt dẻ Trùng Khánh thường bị nhiều người lầm tưởng là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là một loại quả được trồng nhiều ở Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng. Có thể nói, hạt dẻ Trùng Khánh là món quà nổi tiếng với các du khách khi đặt chân tới đây. 

đặc sản cao bằng làm quà
Hạt dẻ Trùng Khánh là món đặc sản được nhiều du khách yêu thích

Hạt dẻ được trồng nhiều ở các khu vực nhưng duy chỉ có vùng Trùng Khánh là nổi tiếng hơn cả. Hạt dẻ có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ luộc, rang, sấy, nấu canh hay hầm với chân giò và thịt gà thì đều thơm ngon. 

8. Miến dong Phia Đén – Top 22 đặc sản Cao Bằng

Miến dong Phia Đen chắc chắn không thể không nhắc tới trong danh sách top 22 đặc sản Cao Bằng. Miến được làm từ 100% củ dong riềng, được trồng ở vùng sườn núi tại Cao Bằng. Những củ dong được chọn lọc kỹ càng trước khi đưa vào khâu chế biến. Các củ phải đều, già và to. 

Do chỉ sử dụng các nguyên liệu trong thiên nhiên trong quá trình sản xuất nên miến cực kỳ an toàn với sức khỏe, không chứa chất tẩy trắng hay chất bảo quản. Đặc điểm của miến Phia Đén là dù nấu lâu thì sợi miến vẫn giữ được độ dai, không bị nhũn. 

Đây chắc chắn sẽ là một đặc sản của Cao Bằng mà bạn có thể mang về làm quà cho bạn bè hay người thân của mình. 

9. Phở chua

Phở chua ở Cao Bằng là một dạng phở khô, không có nước dùng như các loại phở khác. Khi ăn, người ta sẽ trộn đều các nguyên liệu với nhau và thưởng thức. 

Phở chua được chế biến từ các nguyên liệu khá đơn giản như thịt ba chỉ, lạp xưởng, thịt vịt, dạ dày lợn,…Mỗi một nguyên liệu lại đem tới một hương vị khác biệt cho món ăn. 

Khi ăn phở chua thì không thể thiếu phần nước sốt. Nước sốt được chế biến theo cách: Phi thơm hành tỏi, thêm giấm chua và nước mắm cùng chút bột năng. Khi ăn sẽ kèm theo các loại rau thơm và vắt thêm chanh để món ăn thêm phần trọn vị. 

cao bằng đặc sản
Phở chua với phần nước sốt đậm đà

10. Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là một món ăn khiến nhiều thực khách tò mò khi đến Cao Bằng. Sở dĩ có tên gọi này là do bánh được làm từ trứng của những con kiến trong rừng sâu ở Cao Bằng. Trứng của loài kiến đen rất mẩy và béo. 

Bánh với phần vỏ làm từ gạo nếp trộn cùng một ít gạo tẻ để giảm độ dẻo. Phần lá gói được sử dụng lá vả, bỏ phần gân dưới. Trứng kiến thu hoạch về phi thơm với mỡ lợn, thêm chút lá hẹ và gói chung với vỏ bánh trong lá vả rồi đem hấp lên. 

Bánh trứng kiến có mùi thơm của lá vả, vị bùi béo của trứng kiến. Đây là một trong những món ăn tô đậm thêm nét văn hóa ẩm thực của Cao Bằng. 

11. Rau dạ hiến

Rau dạ hiến là một loại rau dại, với từng cọng rau xanh mơn mởn, mọc từ những vách đá. Rau được hái về và chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, nhúng lẩu, xào với thịt bò, tôm, mực,…cùng vị ngọt, giòn hấp dẫn bất kỳ thực khách nào. 

Bên cạnh việc chế biến ra các món ăn thì rau dạ hiến cũng có tác dụng trong việc chữa bệnh. Nên nó được lựa chọn nhiều để làm quà biếu. 

đặc sản của cao bằng là gì
Rau dạ hiến được chế biến thành nhiều món ăn

12. Bánh chè lam 

Bánh chè lam cũng là một loại bánh được sử dụng nhiều trong những ngày lễ tết truyền thống giống như bánh khảo. Bánh chè lam được làm từ bột gạo nếp rang, lạc rang, mạch nha và gừng.
Hương vị của bánh là sự hòa quyện giữa vị dẻo của bột nếp và vị ngọt nhẹ của mạch nha cùng chút cay của gừng hay vị bùi béo của lạc. 

13. Lạp xưởng hun khói – Top 22 đặc sản Cao Bằng

Lạp xưởng là món ăn mà bạn chắc chắn không thể bỏ lỡ khi tới Cao Bằng. Đây là món ăn được làm từ phần thịt thăn, thịt vai và thịt mông lợn băm nhuyễn, trộn cùng gia vị như lá móc mật hay củ gừng và nhồi trong lòng heo, phơi nắng 3 ngày. 

Món ăn có độ mềm, dai, thơm ngon và hương vị thơm ngon đặc trưng của các gia vị vùng Tây Bắc. Lạp xưởng mua về làm quà có thể sử dụng để làm món nhậu, xào rau hay làm cơm rang cũng đều ngon. 

đặc sản ở cao bằng
Lạp xưởng là món quà hoàn hảo cho người thân và bạn bè

14. Nằm khâu 

Nằm khâu là một món ăn đặc sản của dân tộc phía Bắc nước ta. Đây không đơn thuần chỉ là một món ăn độc đáo mà nó còn mang đậm nét văn hóa, phong tục không thể thiếu trong những dịp quan trọng. 

Nằm khâu được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà trong từng thớ thịt kết hợp với độ dẻo bùi của khoai môn và vị ngọt nhẹ của đường đỏ. Thịt ba chỉ là loại thịt được lựa chọn trong món ăn này. Khâu chọn thịt cũng rất quan trọng, cần chọn miếng thịt có đủ cả da, mỡ và nạc. 

Thịt sau đó được chiên giòn và hấp chung với khoai cùng gia vị để cho ngấm đều và mềm mọng hơn. 

15. Thạch đen đặc sản Cao Bằng

Thạch đen là món ăn khá quen thuộc với người dân ở miền Bắc. Và đây cũng là một đặc sản không thể bỏ qua khi tới Cao Bằng. Không chỉ thanh mát mà thạch đen còn có tác dụng trong việc chữa các loại bệnh. Đặc biệt, trong những ngày hè, có được một bát thạch đen sẽ giúp giải nhiệt cực kỳ hiệu quả. 

Thạch đen Cao Bằng được làm từ loại cây cùng tên, trồng nhiều ở huyện Thạch An. 

đặc sản cao bằng có gì
Thạch đen giúp giải nhiệt rất tốt

16. Trà Giảo Cổ Lam

Giảo cổ lam là loại thảo dược quý mọc chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Cây có nhiều thành phần quý hiếm như flavonoid, saponin, kẽm,… có công dụng làm đẹp, dưỡng nhan. Trà giảo cổ lam từ xa xưa đã được tương truyền là sản vật để tiến vua nên nó được xem là một trong top 22 đặc sản Cao Bằng hảo hạng. 

Trà giảo cổ lam ở Cao Bằng được bán theo dạng túi lọc đã sấy khô hoặc sấy lạnh để làm quà. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đây chắc chắn là món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè của bạn. 

17. Thịt bò gác bếp

Thêm một món ăn đặc sản không thể bỏ lỡ khi tới Cao Bằng chính là thịt bò gác bếp. Thịt bò được chọn lọc kỹ càng với loại mông, thịt bắp vừa nạc vừa mềm. Sau đó được xẻ thành miếng tùy ý, đem tẩm ướp với các gia vị Tây Bắc, sau đó sâu trên lạt tre tươi rồi gác trên bếp. 

Bếp của người dân tộc Tày luôn đỏ lửa cả ngày lẫn đêm. Những làn khói từ bếp làm miếng thịt khô dần và cứng lại. Miếng thịt bò gác bếp đặc biệt bởi hương vị thơm ngọt, khô nhưng vẫn mềm, càng nhai càng cảm nhận được vị ngọt của miếng thịt. 

đặc sản cao bằng là gì
Thịt bò gác bếp có mùi khói đặc trưng, càng nhai càng ngọt

18. Bánh trôi (coóng phù)

Bánh trôi hay còn gọi là coóng phù do có vẻ ngoài khá giống với bánh trôi nước của người miền xuôi. Đây là loại bánh có nguồn gốc từ người Tày ở Lạng Sơn. Bánh sử dụng gạo nếp xay thành bột nước, nhào cho dẻo lại. Những viên coóng được trộn thêm gấc chín để tạo ra màu đỏ cam hấp dẫn. 

Khi ăn, người ta thả bánh vào nồi nước đường mật, và một chút gừng. Đun liu riu đến khi bánh nổi lên và tỏa hương thơm ngào ngạt từ các nguyên liệu. Bánh coóng phù ngon nhất là khi ăn vào mùa đông. 

19. Bánh bò Cao Bằng

Bánh bò là món bánh mà bạn có thể bắt gặp ở các phiên chợ của người dân ở Cao Bằng. Những miếng bánh vàng tơi xốp và tan ngay khi đưa vào miệng, chắc chắn sẽ hấp dẫn bất kỳ thực khách nào ngay từ lần thử đầu tiên. 

Bánh được làm từ gạo tẻ, men và đường phên. Trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra những mẻ bánh thơm ngon, nóng hổi. Bánh bò tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đặc biệt bởi hương vị đặc trưng, lạ miệng. 

đặc sản thành phố cao bằng
Bánh bò với cách làm đơn giản nhưng hương vị cực kỳ độc đáo

20. Bánh chưng đen

Tại huyện Bảo Lạc của Cao Bằng có một món bánh chưng cực kỳ đặc biệt, là bánh chưng đen. Bánh chưng đen là món đặc sản của người đồng bào dân tộc Tày ở nơi đây. Bánh có vị thơm của gạo nếp, vị ngọt béo của thịt lợn hòa quyện cùng vị ngậy bùi của đỗ xanh và vị thơm của cây rừng. 

Loại bánh này được bày trên mâm cỗ cúng gia tiên mỗi khi xuân về. Tuy nhiên, bánh chưng đen giờ đây đã không chỉ là món ăn ngày tết mà còn trở thành một món quà quê, luôn sẵn có ở Bảo Lạc. 

21. Nếp cẩm Yên Thổ

Gạo nếp cẩm tại Yên Thổ là loại nếp nương, được người dân canh tác thủ công, không sử dụng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật. Gạo có mùi thơm, bùi và khi nấu sẽ cho ra mùi nồng đậm hơn rất nhiều so với các loại nếp khác. 

Nếp cẩm có hạt dài, màu tím, bụng tròn và bóng. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì gạo nếp cẩm còn được sử dụng như một vị thuốc quý trong việc chữa một số bệnh.

Gạo nếp cẩm thích hợp để mua về làm quà cho người thân, hay quà biếu trong dịp lễ tết cũng rất ý nghĩa. 

các món đặc sản cao bằng
Gạo nếp cẩm có nhiều công dụng trong chữa bệnh

22. Rượu mía Phục Hòa

Phục Hòa là một huyện thuộc Cao Bằng, người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Họ có cuộc sống gắn liền với nghề nông và đặc biệt là trồng mía. Chính vì vậy mà nơi đây đã cho ra một loại đặc sản đó là rượu mía. 

Quy trình chế biến rượu mía cũng rất công phu và tốn nhiều thời gian hơn so với rượu gạo thông thường. Khi nhìn bề ngoài, rượu mía khá giống với các loại nước thông thường và cũng rất dễ uống. Thế nhưng càng uống lại càng ngấm và càng say. 

>> Xem thêm: 

Trên đây là top 22 đặc sản Cao Bằng. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý cho chuyến du lịch đến nơi đây và những món quà cho người thân và bạn bè của mình. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM