Sức khỏe giấc ngủ

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ: nên ăn gì và kiêng gì?

CẬP NHẬT 28/07/2022 | BỞI Tiến Kiều

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể để lại những di chứng vô cùng nặng nề cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được loại bệnh lý này bằng cách lên cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Vậy chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào? Cùng Vua Nệm tìm hiểu những món nên ăn và không nên ăn dành riêng cho những ai mắc bệnh này nhé.

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm hay không?

Trên thực tế, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra với phụ nữ mang thai, và biến chứng mà chúng mang đến thì vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Theo đó, bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán dựa trên việc chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 150mg %. Sau 02 giờ, uống 75g đường huyết ≥140mg%.

Một số hậu quả nghiêm trọng mà bệnh tiểu đường thai kỳ mang đến như:

1.1. Đối với phụ nữ mang thai

Với người mẹ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc sản giật ở lần mang thai trước, sẽ tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này ở lần mang thai tiếp theo.
  • Mẹ bầu có thể tăng thêm 20kg. Việc thai quá to sẽ gây khó sinh, đồng thời xảy ra tình trạng đa ối.
  • Ăn nhiều uống nhiều khiến mẹ bầu tiểu nhiều (nước tiểu có đường). Từ đó, tình trạng nấm candida có thể tái phát nhiều lần.
  • Mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận và băng huyết trong lúc sinh.
  • Mẹ bầu bị sảy thai nhiều lần hoặc gặp phải tình trạng thai chết mà không rõ nguyên nhân.
tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ gây ra không ít biến chứng cho người mẹ khi đang mang thai

1.2. Đối với con

Không chỉ gây ra nhiều di chứng cho phụ nữ có thai mà bệnh tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi:

  • Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sinh ra đứa con bị dị dạng, hoặc mắc phải các dị tật bẩm sinh về thần kinh hay cơ.
  • Thai to khiến bé dễ bị gãy xương, hoặc gặp các sang chấn ngay sau khi ra đời.
  • Tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau sinh lên từ 2-5 lần.
  • Trẻ có nguy cơ mắc một số bệnh lý như suy hô hấp, thiếu canxi, hạ đường huyết, đái tháo đường do di truyền.

2. Thiết lập chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Bên trong Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ mà Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua, có đề cập đến chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Chất đạm: chiếm từ 12 – 20% tổng năng lượng ăn vào.
  • Chất bột đường: chiếm từ 50 – 55% tổng năng lượng ăn vào.
  • Chất béo: chiếm từ 25 – < 30% tổng năng lượng ăn vào.
  • Chất xơ: chiếm từ 20 – 35g/ngày.

2.1. Một số thực phẩm mà người tiểu đường thai kỳ cần ăn

Chế độ ăn cho người tiểu đường có khác gì so với chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ hay không? Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong một bữa, mà nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, để tránh việc đường huyết trong máu bị tăng lên đột ngột. Theo đó, mỗi ngày mẹ bầu nên chia bữa ăn của mình thành 3 bữa chính, cùng 1-2 bữa ăn phụ.

2.1.1. Nhóm tinh bột

Tinh bột là loại dưỡng chất có thể dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thai phụ cần cung cấp đủ cho mình một lượng tinh bột cần thiết, thì thai nhi mới khỏe mạnh được. Tuy nhiên, đa số tinh bột đều thủy phân thành đường. Do đó, việc ăn quá nhiều tinh bột trong một ngày có thể làm tăng đường huyết, khiến tình trạng tiểu đường thai kỳ càng nặng hơn.

chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ
Tinh bột là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lứt, gạo tấm, bún tươi, các loại đậu nguyên hạt hay ngũ cốc nguyên cám,… trong chế độ ăn hàng ngày của mình, nếu muốn có được một cơ thể khỏe mạnh.

2.1.2. Nhóm chất đạm

Mẹ bầu nên bổ sung thêm cá, thịt nạc, trứng, sữa, các loại đậu,.. Bởi đây đều là những loại thực phẩm giàu chất đạm, vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2.1.3. Nhóm chất béo

Những loại thịt nạc như thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và cá rất giàu chất đạm, chất béo. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung loại dưỡng chất này trong bữa ăn hàng ngày của mình, để có được một cơ thể khỏe mạnh nhất. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn các loại hạt có dầu, đồng thời sử dụng dầu thực vật khi xào nấu, hay chiên món ăn.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường thai kỳ
Chất béo cực kỳ quan trọng trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu

2.1.4. Nhóm rau củ và trái cây

Mẹ bầu chỉ nên chọn những loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thấp như dâu, thanh long, dưa gang, bơ, bưởi, kiwi xanh, cam ta, sơ ri,… để bổ sung dinh dưỡng cho bản thân trong thời kỳ mang thai.

Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất từ 500 – 600g rau xanh. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn rau trước mỗi bữa ăn để tránh tình trạng lượng đường huyết trong máu tăng cao.

2.1.5. Nhóm thực phẩm từ sữa

Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi, đạm, cùng một số dưỡng chất khác dồi dào cho cơ thể của mẹ bầu. Tuy nhiên, để tránh lượng đường huyết tăng cao, mẹ bầu tốt nhất là chỉ nên sử dụng các loại sữa ít béo, hay sữa tươi không đường…

chế độ ăn uống cho người tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu không nên quên bổ sung nhóm sữa trong thời kỳ mang thai của mình nhé

2.2. Một số thực phẩm mà người tiểu đường thai kỳ kiêng ăn

Để tránh làm lượng đường huyết trong máu tăng cao, mẹ bầu nên hạn chế dùng những loại thực phẩm làm từ đường như bánh kẹo, kem, chè,.. Đồng thời, giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn như mì, xúc xích,… 

chọn chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu nên tránh ăn những đồ ăn có nhiều đường để tránh lượng đường huyết tăng cao

Ngoài ra, người bị tiểu đường thai kỳ cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo như thức ăn chiên xào, da động vật, lục phủ ngũ tạng, lòng đỏ trứng. Đặc biệt, tránh uống các đồ uống có cồn và nước ngọt có ga.

3. Một số lưu ý khi thiết lập chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Việc thiết lập được một chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ khoa học, hợp lý sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết bên trong cơ thể. Đồng thời hạn chế tối đa những biến chứng do bệnh lý này gây ra. Theo đó, mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Nên chia bữa ăn của mình thành nhiều bữa chính và bữa phụ, thời gian cách nhau từ 2-3 tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tính toán sao cho lượng tinh bột được chia đều ở mỗi bữa ăn, để tránh làm đường huyết tăng cao.
  • Trong cả bữa ăn chính và phụ, bạn cần bổ sung cho cơ thể một số chất đạm lành mạnh, để duy trì năng lượng cho cả ngày.
  • Chỉ nên chọn những loại thực phẩm có lượng đường thấp như sữa không đường, sữa đậu nành , sữa chua, phô mai hoặc các hạt dinh dưỡng,… cho bữa phụ.
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nhiều muối như xúc xích, khoai tây chiên, mì ăn liền, thức ăn đông lạnh.
  • Uống nước đầy đủ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ tốt
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát nếu mẹ bầu có 1 chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ khoa học, hợp lý chính là cách đơn giản nhất giúp mẹ bầu có thể kiểm soát lượng đường huyết của mình. Từ đó, có được một cơ thể khỏe mạnh cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Hy vọng qua những chia sẻ của Vua Nệm, bạn đã biết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì, để lên cho mình một chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/che-do-cho-nguoi-bi-tieu-duong-thai-ky/ 

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều