Có nên sử dụng gối ôm cho bà bầu không? Cách chọn gối như thế nào? Có các chất liệu làm gối gì?… Đó chỉ là một số câu hỏi trong rất nhiều các câu hỏi mà mẹ bầu đặt ra khi muốn mua một chiếc gối ôm cho bà bầu, nhằm hỗ trợ bản thân nghỉ ngơi và có giấc ngủ tốt hơn.
Trong bài viết này Vua Nệm sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của các mẹ về sản phẩm gối ôm cho bà bầu, hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định hợp lý.
Nội Dung Chính
1. Có nên sử dụng gối ôm cho bà bầu không?
Đối với phái yếu, mang bầu là một giai đoạn thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Trong 9 tháng mang thai, người mẹ phải đối mặt với nhiều rủi ro, những cơn đau nhức, sự khó chịu từ nhiều bộ phận trên cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của mẹ bầu mỗi ngày.
Gối ôm cho bà bầu được thiết kế phù hợp với đặc trưng cơ thể của mẹ bầu. Từ đó đem đến sự hài lòng và thư giãn tối đa khi sử dụng, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. So với các dòng gối ôm thông thường khác ngoài thị trường, độ êm ái và thoải mái của loại gối này cũng cao hơn hẳn.
Gối ôm cho bà bầu giúp các mẹ bầu ngủ ngon hơn
Nhờ vào thiết kế chuyên biệt mà sản phẩm hoàn toàn phù hợp với cơ thể nhạy cảm của các mẹ bầu trong thời gian mang thai. Gối được tạo kiểu bằng những đường lượn sát theo cơ thể giúp nâng đỡ các phần trên cơ thể mẹ bầu như đầu, lưng, bụng và chân. Chiếc gối còn giúp các mẹ bầu nằm được nhiều tư thế khác nhau cực kỳ thoải mái.
Nhờ vậy mà giấc ngủ sẽ ngon và sâu hơn, không bị tỉnh giấc giữa chừng. Đồng thời, sản phẩm còn giúp hạn chế tình trạng đau lưng, mỏi cơ, chuột rút, phù nề và giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn.
Việc sử dụng chiếc gối ôm này là điều hoàn toàn nên làm. Chỉ khi mẹ bầu cảm thấy thoải mái thì em bé trong bụng mới có thể phát triển ổn định và khỏe mạnh.
2. Gối ôm cho mẹ bầu có những tính năng gì?
Đây là điều rất nhiều mẹ quan tâm bởi nó sẽ quyết định tới việc thực sự nên dùng gối ôm cho bà bầu hay không? Thực tế sản phẩm này có nhiều tác dụng vượt trên cả sự mong đợi của nhiều người.
2.1. Nâng đỡ cơ thể, hạn chế các cơn đau nhức, làm dịu cơ thể
Với sự hỗ trợ tuyệt vời từ chiếc gối ôm cho bà bầu, cơ thể của mẹ bầu sẽ có điểm tựa khi nằm và ngồi.
Thông thường, trọng lượng cơ thể của các mẹ bầu trong thời kỳ bầu bí sẽ tăng rất nhanh. Vì vậy mà nó gây ra áp lực lên nhiều vùng trên cơ thể như lưng, hông chân… dẫn tới các cơn đau nhức. Nhưng với sự hỗ trợ tuyệt vời từ chiếc gối ôm cho bà bầu, cơ thể của mẹ bầu sẽ có điểm tựa khi nằm và ngồi. Các bộ phận chính như lưng, bụng, chân đều được nâng đỡ. Nhờ đó mà tình trạng đau nhức cũng được giảm đi rất nhiều lần.
2.2. Tăng cường quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể
Theo các chuyên gia sinh sản, khi mang bầu, bạn không nên nằm ngửa quá nhiều mà nên nằm nghiêng về một phía lúc ngủ để cải thiện lưu lượng máu truyền tới nhau thai. Tuy nhiên, tư thế này có thể dẫn đến cảm giác tê bì và nhức mỏi cơ thể.
Vậy nên việc sử dụng gối ôm cho mẹ bầu chính là sự lựa chọn tối ưu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm ở bất cứ tư thế nào. Bạn có thể quay lưng, đổi tư thế dễ dàng. Mặt khác, quá trình lưu thông máu trong cơ thể cũng được diễn ra nhịp nhàng hơn.
2.3. Mang đến giấc ngủ ổn định và sâu hơn cho mẹ bầu
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Với sự hỗ trợ của mẫu gối ôm này, bạn sẽ không còn giật mình tỉnh giấc giữa đêm hay trằn trọc, không thể đi vào giấc ngủ nữa.
Gối ôm cho bà bầu giúp làm giảm các cơn đau nhức cơ thể và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
3. Chọn gối ôm cho bà bầu như thế nào?
Khi chọn gối, yếu tố vóc dáng và tư thế ngủ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo để chọn được cho mình loại gối ôm ưng ý nhất, cụ thể là:
- Với mẹ bầu có vóc dáng lớn, thô: Gối ôm chữ C sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp này.
- Với mẹ bầu có vóc dáng nhỏ nhắn: Bạn nên sử dụng những chiếc gối ôm toàn thân sẽ thoải mái nhất.
- Với mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa: Tuy rằng tư thế ngủ này không tốt cho mẹ và bé nhưng nếu bạn có thói quen nằm ngủ ở tư thế này hãy tham khảo dòng gối ôm toàn thân snoogle. Chiếc gối này có hình dạng khá giống một chiếc kẹo gậy, giúp làm dịu bớt các cơn đau nhức ở vùng lưng.
- Với mẹ bầu mang thai đôi: Gối hình chữ U chính là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn mang song thai bởi nó sẽ cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho phần bụng.
Các mẹ có vóc dáng lớn nên chọn gối chữ C
4. Gối ôm cho bà bầu có cấu tạo như thế nào?
Thông thường các gối ôm cho bà bầu có ba lớp:
- Lớp vỏ bọc bên ngoài gối, được may bằng các loại vải thoáng mát như cotton, lanh, lụa… Lớp vỏ này có thể tháo rời, thuận tiện giặt giũ.
- Lớp vải bọc ruột gối. Lớp này là lớp bọc trực tiếp với lớp ruột trong cùng, và là lớp nằm ở giữa gối
- Lớp ruột: là lớp trong cùng của gối, được bọc trong lớp vải thứ hai ở trên, thường bằng từ bông, các loại sợi chất lượng cao hoặc hạt vi nhựa.
Cấu tạo 3 lớp của gối ôm bà bầu
5. Ruột gối ôm cho bà bầu làm từ những chất liệu gì?
5.1. Chất liệu bông gòn
Hầu hết gối ôm cho bà bầu được làm từ chất liệu bông gòn thân thiện với môi trường và an toàn với người dùng do không chưa các các chất hóa học. Nhược điểm lớn nhất của gối là dễ bị xẹp lún, mất hình dáng ban đầu sau một thời gian sử dụng.
5.2. Chất liệu sợi polyester
Đây là chất liệu khá phổ biến trong sản xuất các loại ruột gối. Khi bạn nhồi càng nhiều sợi polyester vào bên trong thì độ cứng của gối càng tăng lên. Ngoài ra với các gối làm từ chất liệu này rất dễ tích tụ các loại bụi bẩn và vi khuẩn.
Vì vậy những người có làn da nhạy cảm, hay bị dị ứng, hoặc những người ưa thích sự mềm mại thì không nên sử dụng loại gối polyester. Có thể chọn các gối kết hợp polyester với các nguyên liệu khác như cotton, để hạn chế bớt các nhược điểm của polyester.
Tuổi thọ trung bình của gối dùng sợi polyester là khoảng hai năm.
5.3. Chất liệu xốp foam
Những loại gối làm từ chất liệu này thường có giá thành thấp hơn các dòng gối khác. Xốp foam là một dạng xốp mềm, nhẹ, có hình những viên bi và màu trắng. Những loại gối làm từ xốp foam thường khá nhẹ và chứa nhiều không khí bên trong nên rất dễ uốn theo đường cong cơ thể mẹ bầu.
5.4. Chất liệu hạt vi nhựa
Đây là những hạt nhựa nhỏ với đường kính chỉ khoảng 1mm. Gối ôm cho bà bầu sử dụng hạt vi nhựa có trọng lượng nhẹ, khi sờ vào sẽ có cảm giác như có cát được độn ở bên trong. Loại gối này tương đối mềm, mịn và rất dễ uốn theo đường cong cơ thể.
5.5. Chất liệu mút hoạt tính
Chất liệu này được phát minh bởi trung tâm nghiên cứu vũ trụ Nasa nhằm phục vụ cho các nhà du hành trong quá trình tàu vũ trụ phóng. Nó cũng rất tốt khi dùng cho mẹ bầu. Gối giúp giảm áp lực ở các điểm tỳ nén trên cơ thể nên các cơn đau nhức sẽ được hạn chế tối đa.
Rất nhiều chất liệu được dùng để sản xuất gối ôm cho bà bầu
6. Có bao nhiêu loại gối ôm cho bà bầu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu gối ôm cho bà bầu. Dưới đây là các mẫu phổ biến nhất, được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
6.1. Gối ôm bà bầu chữ U
Với thiết kế chữ hình chữ U cùng các đường cong mềm mại, gối ôm chữ U giống hệt như chiếc đệm êm ái dành cho các mẹ bầu. Khi sử dụng gối này, tư thế tốt nhất là nằm nghiêng và kẹp một chân xuống dưới gối.
6.2. Gối ôm bà bầu chữ C
Chiếc gối chữ C ôm vừa vặn vào người khiến các mẹ bầu cảm thấy rất dễ chịu, chân không bị mỏi do được gác lên gối, và cũng ko lo các nguy cơ bị chuột rút.
Chiếc gối chữ C ôm vừa vặn vào người khiến các mẹ bầu cảm thấy rất dễ chịu
6.3. Gối ôm kê đầu gối cho bà bầu
Chiếc gối chuyên để kê chân cho các mẹ bầu khi ngồi hoặc khi ngủ, giúp các mẹ không bị tê mỏi chân, hạn chế được những lần bị chuột rút và tạo ra tư thế ngủ thoải mái cho khi chiếc bụng bầu ngày một to.
Chiếc gối chuyên để kê chân cho các mẹ bầu khi ngồi hoặc khi ngủ
6.4. Gối ôm bà bầu chữ L
Chiếc gối chữ J có kích thước khá nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích hơn các gối chữ U hay C nhưng tính năng nâng đỡ toàn thân mẹ bầu khi nằm thì lại kém hơn. Gối chỉ hỗ trợ một tư thế nhất định, ngoài ra nếu gác chân lên phần đuôi chữ L thì phải dùng thêm gối để gối đầu. Do đó gối ôm bà bầu chữ L thích hợp dùng trong những tháng đầu thai kỳ hơn, khi bụng bầu chưa quá to và chưa ảnh hưởng nhiều tới cơ thể mẹ.
Chiếc gối chữ J có kích thước khá nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích hơn các gối chữ U
6.5. Gối ôm bà bầu chữ F
Đây là biến thể của gối ôm chữ L, khi có thêm phần cánh bướm để tăng tính năng đỡ lưng, bụng của mẹ bầu. Phần cánh bướm này có thể điều chỉnh độ rộng theo độ lớn của bụng bầu vì vậy các mẹ sẽ luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Khi tháo phần cánh bướm ra thì gối chữ F sẽ chuyển thành gối chữ L.
Biến thể của gối ôm chữ L, khi có thêm phần cánh bướm để tăng tính năng đỡ lưng
6.6. Gối ôm bà bầu chữ J
Chiếc gối chữ J khắc phục những nhược điểm của gối chữ L và chữ F khi có thêm phần đầu và đuôi chữ J cong hơn, giúp mẹ bầu vừa được gối đầu, lại được kê chân rất thoải mái.
Chiếc gối chữ J khắc phục những nhược điểm của gối chữ L và chữ F
7. Vệ sinh gối ôm cho bà bầu như thế nào?
Đừng quên vệ sinh gối ôm thường xuyên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Mỗi tuần bạn hãy tháo vỏ gối và giặt máy ở chế độ giặt nhẹ. Nếu có thể thì giặt tay sẽ giữ vải được bền hơn. Không nên dùng bàn chải chà mạnh sẽ làm vải bị xù, nhanh mòn.
Với lớp ruột gối thì bạn chỉ cần đập nhẹ cho bay hết bụi, sau đó mang phơi ở nơi thoáng mát, nắng nhẹ cho khô. Không nên bỏ lớp ruột bông/mút vào giặt sẽ làm bị xẹp gối.
Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi về sản phẩm gối ôm cho bà bầu, bạn đã hiểu thêm về sản phẩm vô cùng tiện lợi này, đồng thời chọn được cho mình mẫu gối phù hợp nhất.