Chuyên gia nệm

Chia sẻ cách giặt ruột gối đúng cách, sạch sẽ và an toàn cho sức khoẻ

CẬP NHẬT 05/04/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Theo cách vệ sinh thông thường, nhiều người có thói quen chỉ giặt vỏ gối đầu còn ruột gối thì mang đi phơi nắng. Tuy nhiên, đây không phải là cách vệ sinh tối ưu nhất. Để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong quá trình sử dụng thì gối đầu cần được giặt sạch sẽ cả ruột gối và vỏ gối. Vậy bạn đã biết cách giặt ruột gối đúng cách chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của Vua Nệm nhé!

1. Tại sao cần phải giặt ruột gối?

Những lý do sau đây sẽ cho bạn thấy giặt vỏ gối thường xuyên là việc vô cùng quan trọng: 

vệ sinh ruột gối định kỳ
Tầm quan trọng của việc vệ sinh ruột gối định kỳ
  • Ruột gối dễ bám bẩn: Sau một thời gian sử dụng, ruột gối sẽ là nơi tích tụ bụi bẩn từ không khí, mồ hôi ở da đầu. Khi bạn nằm ngủ, cơ thể tiếp xúc với gối đầu và những bụi bẩn, vi khuẩn trong gối sẽ tấn công ngược lại và đe dọa tới sức khỏe, đặc biệt là làn da của bạn. 
  • Nguy cơ bị dị ứng, nấm da: Với hàng triệu loại vi khuẩn tích tụ bên trong gối sau một thời gian sử dụng cùng lượng mạt bụi khổng lồ, đây chính là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn bị mẩn ngứa, hắt hơi hàng đêm. Do đó, ruột gối không được vệ sinh lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về da liễu, thậm chí liên quan đến đường hô hấp. 
  • Mùi hôi khó chịu: Sau thời gian dài tích tụ bụi bẩn, gối sẽ có mùi hôi đặc trưng. Việc này sẽ không khỏi khiến bạn cảm thấy khó chịu, đây còn có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó ngủ, mất ngủ.
  • Giảm tuổi thọ gối: Nếu gối không được làm sạch thường xuyên, theo thời gian sẽ xuống cấp và giảm độ bền. Việc này sẽ khiến bạn phải tốn kém chi phí thay mới. Do đó, để tăng tuổi thọ cho gối, bạn hãy chăm chỉ vệ sinh sạch sẽ ruột gối theo định kỳ nhé!

2. Cách giặt ruột gối đúng cách với tần suất như thế nào?

Tần suất giặt ruột gối
Cách giặt ruột gối đúng cách với tần suất hợp lý

Theo các chuyên gia và nhà sản xuất, ruột gối nên cần được vệ sinh từ 3 – 4 lần/năm, đồng nghĩa rằng sau mỗi 3 tháng bạn nên giặt ruột gối một lần. Đối với sản phẩm gối trẻ em, bạ có thể tăng tần suất vệ sinh lên 2 tháng/lần, bởi làn da của trẻ rất nhạy cảm và dễ kích ứng, do đó, vệ sinh gối càng sạch sẽ càng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da ở trẻ. 

Tuy nhiên, lời khuyên dành cho những sản phẩm gối lông vũ là chỉ nên vệ sinh từ 1 – 2 lần/năm. Việc vệ sinh và để lông gối tiếp xúc với nước nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

3. Chia sẻ 2 cách giặt ruột gối đúng cách

3.1. Cách giặt ruột gối đúng cách bằng tay

Cách giặt ruột gồi đúng cách bằng tay bạn nên làm theo từng bước hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Phơi ruột gối
Phơi ruột gối ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời
  • Bước 1: Hoà tan bột xà phòng với nước nóng (lưu ý không phải nước ấm), bởi nước nóng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
  • Bước 2: Cho ruột gối vào ngâm trong hỗn hợp vừa hoà tan khoảng 15 – 20 phút.
  • Bước 3: Bóp nhẹ ruột gối để bọt xà phòng có thể len lỏi vào từng sợi bông và tiêu diệt sạch sẽ bụi bẩn cũng như vi khuẩn gây bệnh. Lưu ý ở bước này bạn không cần phải giặt quá mạnh tay.
  • Bước 4: Xả lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ hết xà phòng.
  • Bước 5: Dùng nước xả vải ở lần xả cuối để ruột gối có hương thơm dễ chịu.
  • Bước 6: Ấn nhẹ tay và dùng khăn bông để thấm nước xung quanh gối. Tuyệt đối không vặn ruột vỏ gối để tránh làm gối biến dạng.
  • Bước 7: Đem ruột gối đi phơi dưới ánh nắng mặt trời. 

3.2. Cách giặt ruột gồi đúng cách bằng máy

Bạn cũng có thể áp dụng cách giặt ruột gồi đúng cách máy giặt theo các bước làm dưới đây:

giặt ruột gối bằng máy
Hướng dẫn giặt ruột gối bằng máy đúng cách
  • Bước 1: Trước tiên bạn cần kiểm tra tem sản phẩm để biết nhà sản xuất có khuyến khích giặt sản phẩm bằng máy hay không.
  • Bước 2: Xả nước nóng vào lồng giặt đồng thời hoà tan nước giặt.
  • Bước 3: Xếp ruột gối vào lồng giặt theo hướng trục quay của máy. Với máy giặt cửa ngang có trục quay đứng; máy giặt cửa trên có trục quay ngang. Lưu ý không nên nhồi quá nhiều ruột gối vào lồng giặt để chu kỳ giặt đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 4: Bấm chọn chế độ giặt nhẹ và chọn thời gian giặt lâu một chút để ruột gối được làm sạch nhất có thể.
  • Bước 5: Ở lần xả nước cuối cùng, bạn có thể cho thêm nước xả vải để tạo độ thơm cho ruột gối.
  • Bước 6: Không nên lựa chọn chế độ vắt để hạn chế việc bông của gối xoắn lại vào nhau. Cách tốt nhất là bạn nên thâm khô ruột gối bằng khăn bông để mất bớt nước sau đó mang gối đi phơi dưới trời nắng. 
chế độ giặt vắt ruột gối
Không nên lựa chọn chế độ vắt để hạn chế việc bông của gối xoắn lại

Lưu ý khi sử dụng máy giặt để giặt ruột gối, bạn nên đọc kỹ các hướng dẫn giặt sản phẩm để biết ruột gối có nên giặt máy hay không. Với những sản phẩm không được khuyến khích giặt bằng máy, bạn nên giặt bằng tay, giặt khô hay giặt hấp để đảm bảo chất lượng.

Với những gối đã cũ, gối được làm từ mủ cao su, không nên giặt bằng máy để tránh trường hợp vỏ gối bị rách, ruột gối bị thoát ra ngoài và làm ảnh hưởng đến các chức năng máy giặt.

4. Mẹo đánh bay vết ố vàng trên ruột gối

Với những chiếc gối xuất hiện các vệt ố vàng, hai cách làm sạch trên thường không thể đạt hiệu quả tối đa khiến ruột gối sáng sạch như mới. Thay vào đó, bạn cần áp dụng công thức giặt như sau:

  • Sử dụng nước ấm tối đa 40 độ C.
  • Có thể sử dụng bột giặt hoặc nước giặt tuỳ thích.
  • Chuẩn bị nước rửa bát.
  • Chuẩn bị thuốc tẩy hoặc bột baking soda và chút bột hàn the
vết ố vàng trên ruột gối
Mẹo đánh bay vết ố vàng trên ruột gối

Sau khi đã có đầy đủ các loại nguyên liệu trên bạn cho tất cả vào máy giặt và xếp ruột gối vào lồng giặt. Chọn chu kỳ giặt nhẹ nhàng trong khoảng thời gian dài. Thuốc tẩy, baking soda và hàn the sẽ giúp bạn loại bỏ tối đa các vết ố vàng kém thẩm mỹ trên gối. 

5. Hướng dẫn làm khô ruột gối đúng cách

Phơi ruột gối không đúng cách khiến chúng lâu khô sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc ruột gối bị nấm mốc. Chình vì vậy, bạn cần biết cách phơi gối hiệu quả và làm khô gối nhanh chóng. Một số mẹo dưới đây chính là giải pháp dành cho bạn: 

Không nên phơi gối dưới ánh nắng gay gắt và không phơi quá lâu ở ngoài môi trường bên ngoài

  • Phơi ruột gối trên dây phơi ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Cứ sau 1 giờ đồng hồ, bạn lật mặt gối hoặc vò gối để thay đổi vị trí của lớp bông và giúp gối nhanh khô hơn.
  • Sau khi bề mặt gối đã khô hoàn toàn, bạn kiểm tra tiếp bên trong xem ruột gối còn hơi ẩm hay không. Nếu còn thì tiếp tục phơi. 
  • Lưu ý không nên phơi gối dưới ánh nắng quá gay gắt vì nền nhiệt cao sẽ dễ phá vỡ cấu trúc bên trong gối. Việc này sẽ khiến tuổi thọ của gối bị ảnh hưởng, độ bền giảm và bạn phải tốn kém chi phí thay mới sản phẩm. 
  • Thời gian phơi gối chỉ nên kéo dài tối đa 3 – 4 tiếng đồng hồ, không nên phơi quá lâu ở ngoài môi trường nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập. 
Thời gian phơi gối
Thời gian phơi gối chỉ nên kéo dài tối đa 3 – 4 tiếng đồng hồ

Cũng như vỏ gối, ruột gối cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo chất lượng vệ sinh của các sản phẩm nội thất trong phòng ngủ. Hy vọng với 2 cách giặt ruột gối đúng cách được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách vệ sinh ruột gối đúng cách và luôn cảm thấy dễ chịu trong từng giấc ngủ. 

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên