Sức khỏe giấc ngủ

Cách dưỡng môi mềm mịn, hồng hào và căng mọng 

CẬP NHẬT 29/11/2022 | BỞI Hương Lăng

Đôi môi căng mọng, đầy sức sống ở người phụ nữ là “vũ khí” vô cùng lợi hại giúp phái đẹp thu hút đối phương. Tuy nhiên không phải ai cũng sở hữu một đôi môi hồng tự nhiên, vậy bạn có biết nguyên nhân gì khiến môi bị bong khô và thâm sạm không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách dưỡng môi hồng hào tự nhiên nhé.

Hãy cùng tìm hiểu cách dưỡng môi mềm mịn, hồng hào 
Hãy cùng tìm hiểu cách dưỡng môi mềm mịn, hồng hào

1. Tác nhân khiến môi khô nứt nẻ và thâm sạm

Đầu tiên, chúng ta cùng điểm qua các tác nhân khiến đôi môi bị khô nứt nẻ và thâm sạm. 

  • Cafein: Trong cafe và trà chứa nhiều cafein, một hoạt chất giúp chúng ta sảng khoái, tỉnh táo tập trung làm việc nhưng khi sử dụng nhiều thì lại khiến môi thâm sạm và răng cũng bị vàng ố.
  • Thói quen ngậm môi hoặc liếm môi mỗi khi khô sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên môi, khiến môi càng ngày càng khô.
  • Hút thuốc: Nicotin và benzopyrene có trong thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và đồng thời làm tăng sắc tố trên môi, khiến cho môi bị thâm sạm.
  • Cơ thể bị thiếu nước khiến môi khô, nứt nẻ đặc biệt là mùa hanh khô.
  • Thiếu vitamin C và chất sắt. Vitamin C có tác dụng làm giảm hoạt động của tế bào Melanocytes, hạn chế sinh melanin. Còn sắt thì chủ yếu tồn tại tế bào hồng cầu giúp sản sinh hemoglobin, nên việc thiếu hụt sắt sẽ làm cho màu môi bị không còn hồng hào nữa.
  • Yếu tố di truyền:  trong gia đình có thành viên bị môi thâm thì chúng ta rất dễ bị di truyền và môi bị thâm đen sớm dù bản thân không hút thuốc hay bị bệnh.
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian quá lâu.
  • Sử dụng son có chất lượng kém, hàng giả.
Có nhiều nguyên nhân khiến môi bị thâm sạm, bong tróc
Có nhiều nguyên nhân khiến môi bị thâm sạm, bong tróc

2. Các cách dưỡng môi mềm mịn

2.1. Tẩy trang cho môi

Bất kể chị em sử dụng loại son gì, son lì, son bóng, son kem hay bất cứ loại mỹ phẩm nào lên môi thì cũng đều cần tẩy trang. Tẩy trang là một bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da, giúp loại bỏ các chất bụi bẩn trên môi sau một ngày dài làm việc hay đi chơi, đồng thời giúp cho quá trình dưỡng môi trở nên hiệu quả hơn, các dưỡng chất thấm sâu vào môi.

Những vật dụng cần chuẩn bị để tẩy trang môi bao gồm: bông tẩy trang, khăn giấy, nước tẩy trang.

Đầu tiên dùng khăn giấy đặt lên giữa môi, bặm lên khăn giấy cho đến khi khăn giấy không còn xuất hiện vết son. Bước này giúp loại bỏ phần son thừa giúp cho bước làm sạch dễ dàng hơn. Sau đó lấy bông tẩy trang thấm nước tẩy trang đắp lên môi vài giây rồi lau nhẹ. Nên thao tác nhẹ nhàng để tránh tổn thương môi. Sau khi loại bỏ hết lớn son trên môi thì hãy thoa một lớp son dưỡng lên môi để cấp ẩm.

Kỹ thuật tẩy trang môi chuẩn chỉ và chính xác
Kỹ thuật tẩy trang môi chuẩn chỉ và chính xác

Một vài lưu ý nhỏ:

Khi thao tác tuyệt không dùng lực quá mạnh để tránh gây tổn thương cho vùng môi do đây là vùng có da mỏng nhất, dễ tổn thương nhất.

Nếu lúc tẩy trang lớp da môi bị bong nhẹ,có thể dùng bàn chải lông mềm để loại bỏ các lớp da chết này.

Ngoài ra có thể thay thế sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để tẩy trang. Bôi một lớp dầu dừa hoặc dầu oliu lên môi, để từ 2 – 3 phút rồi massage nhẹ, sau đó dùng bông tẩy trang lau sạch lớp dầu trên môi là hoàn tất.

2.2. Tẩy tế bào chết cho môi

Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ và độ ẩm giảm nhanh chóng, thời tiết hanh khô. Do đó, không chỉ da bị khô thiếu ẩm mà còn cả môi cũng bị khô. Lúc này chúng ta không chỉ cần tăng cường dưỡng môi mà còn phải tiến hành tẩy tế bào chết cho môi để có thể hấp thụ tối đa dưỡng chất. Dưới đây là một số nguyên liệu dễ kiếm để tẩy tế bào chết cho môi.

Tẩy tế bào chết giúp đôi môi mềm mịn hơn
Tẩy tế bào chết giúp đôi môi mềm mịn hơn

2.2.1. Cà phê

Cà phê có tác dụng làm sạch các lỗ chân lông và như một chất tẩy tế bào chết dịu nhẹ, khiến làn da mềm mại, mịn màng.

Nguyên liệu

  • 1 thìa bã cà phê (bột cà phê tươi cũng có tác dụng nhưng chứa ít caffeine hơn).
  • 1 thìa cà phê đường hoặc có thể sử dụng muối nở
  • 1 thìa cà phê dầu dừa.

Cách thực hiện

  • Bỏ các nguyên liệu dầu dừa, muối nở (hoặc đường) và bã cà phê vào trong một cái bát nhỏ và trộn đều.
  • Thoa hỗn hợp vừa trộn lên môi theo chuyển động tròn và massage trong vài phút. 
  • Dùng khăn ẩm và ấm nhẹ nhàng loại bỏ cặn bong tróc.

2.2.2. Mật ong

Với phương pháp này chỉ cần bôi trực tiếp mật ong đều lên môi và massage nhẹ nhàng, 

Hoặc trộn 1 thìa đường với 2 thìa mật ong rồi bôi hỗn hợp lên môi, massage nhẹ theo chuyển động tròn, sau đó lau sạch bằng khăn ẩm.

2.2.3. Các sản phẩm tẩy tế bào chết dành cho môi

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy da chết cho môi, tăng lựa chọn cho chị em cũng như là để đơn giản hóa, rút ngắn thời gian chăm sóc môi. Khi lựa chọn thì chúng ta cần cân nhắc dựa trên các thành phần của sản phẩm.

2.3. Đắp mặt nạ môi

Chị em có thể làm tăng tác dụng của việc dưỡng môi bằng cách đắp mặt nạ cho môi. Sau đây là một số cách đắp mặt nạ môi chị em có thể thực hiện mà không mất nhiều thời gian và rất đơn giản.

Hướng dẫn đắp mặt nạ cho môi
Hướng dẫn đắp mặt nạ dưỡng môi

2.3.1. Dưa chuột

Cách thực hiện

  • Rửa sạch quả dưa chuột và thái lát mỏng thật mỏng
  • Dùng miếng dưa thoa lên môi trong 2 – 3 phút.
  • Sau 10 phút rồi hãy rửa lại bằng nước ấm.

Thực hiện một tuần 2 -3 lần để có được đôi môi tươi tắn, tràn đầy sức sống.

2.3.2. Túi trà lọc

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 túi trà xanh đặt trong cốc nước ấm 5 phút
  • Dùng túi trà ấm đặt lên môi 
  • Để yên túi trà trên môi trong vài phút

Áp dụng đều đặn mỗi ngày giúp giảm khô và nứt nẻ ở môi, đồng thời giúp giảm cảm giác khô rát, khó chịu do khô môi gây nên.

2.3.3. Nha đam

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nhánh nha đam, gọt vỏ và rửa sạch.
  • Sau đó xay nhuyễn nha đam và cho vào hũ thủy tinh đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh. 
  • Trước khi đi ngủ, thoa gel nha đam đều lên môi
  • Massage nhẹ nhàng vài phút và để yên trong vòng 10 phút rồi rửa lại.

Trước khi sử dụng cần chú ý, một số cơ địa nhạy cảm có thể dị ứng với nha đam. Do đó, trước khi sử dụng, nên kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng không. Kiểm tra bằng cách thoa lên vùng da ở cổ tay một ít gel nha đam . Sau 24 giờ nêu vùng da tại cổ tay không có bất kỳ triệu chứng nào thì có thể dùng bình thường. Nha đam rất bắt nắng vì thế sau khi đắp mặt nạ môi cần che chắn môi kỹ, tránh ánh nắng.

2.4. Uống đủ nước

Nguyên tắc quan trọng và được nhấn mạnh nhiều lần trong cách dưỡng ẩm là bổ sung độ ẩm cho môi. Một trong những thủ phạm đầu tiên dẫn đến tình trạng khô ở môi là do cơ thể mất nước, môi thiếu độ ẩm. Vì vậy, để giảm vấn đề khô, nứt hoặc bong tróc ở môi, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, chúng ta cũng có thể bổ sung nước ép trái cây thay thế. Bổ sung đủ nước chính là dưỡng ẩm môi từ bên trong.

2.5. Dùng sáp hoặc son dưỡng môi

Sử dụng son dưỡng mỗi ngày để có thể bảo vệ đôi môi của chị em, nhưng cần nhớ không sử dụng quá nhiều. Chị em khi chọn son dưỡng nên lưu ý tới thành phần son. Không chọn son có thành phần dầu khoáng là mineral oil (hay còn có những tên khác như liquid paraffin, white oil…) vì sử dụng thường xuyên dầu khoáng sẽ ngăn cản sự bài tiết của da, đặc biệt chất này được khuyến cáo gây ung thư hoặc ảnh hưởng đến việc sinh sản. 

Chị em nên chọn những dòng son dưỡng có chứa những thành phần tự nhiên, an toàn cho môi như: sáp ong, dầu hạnh nhân, lô hội, tinh dầu oliu…. Những thành phần này đều an toàn cho môi và có tác dụng dưỡng hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng son dưỡng:

  • Nên thoa một lớp son dưỡng trước khi đi ngủ và tẩy da chết nhẹ nhàng vào buổi sáng hôm sau.
  • Không nên dùng son dưỡng 3 lần/ngày.
  • Cần làm sạch môi trước khi sử dụng son dưỡng, mục đích để các dưỡng chất thâm sâu và phát huy tối đa tác dụng.
  • Làm ấm son trước khi sử dụng. Thường khi son để lâu kết cấu sẽ hơi cứng lại, chính vì vậy cần làm ấm son bằng cách lăn vào trong lòng bàn tay để giúp cho son được mềm ra và dễ dàng tô lên môi.
  • Thoa son theo chiều dọc. Những nếp môi là theo chiều dọc, nếu thoa son theo chiều ngang thì sẽ làm cho son khó vào được các nếp nhăn trên môi, làm cho môi không hấp thụ hết dưỡng chất trong son dưỡng.
Cách dưỡng môi bằng son dưỡng
Chỉ nên sử dụng son dưỡng môi không quá 3 lần/ngày

3. Lưu ý khi dưỡng môi.

Khi dưỡng môi, cần kiên trì thực hiện theo các phương pháp hướng dẫn trên một cách đều đặn để có được kết quả như ý, không nên nóng vội, bỏ cuộc khi chưa thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bên cạnh đó chúng ta có thể cải thiện màu môi bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt như hạn chế cho môi tiếp xúc với các tác nhân khiến môi xỉn màu, thiếu sức sống như ánh nắng mặt trời, cafe, hút thuốc,…và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cấp ẩm, uống đủ nước để giúp đôi môi khỏe mạnh, tươi tắn hơn.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng