Khi bắt đầu có những dấu hiệu cảm lạnh, có thể bạn sẽ nghĩ rằng chẳng có cách nào để ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, bằng cách thêm tỏi vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm thiểu tình trạng cảm cúm. Tuy “chữa trị” nghe có vẻ hơi cường điệu nhưng bạn hoàn toàn có thể chế biến tỏi để giúp nhanh khỏi và bớt khó chịu hơn!
Nội Dung Chính
1. Hãy kiểm tra xem liệu tỏi có giúp giảm triệu chứng cảm cúm
Một nghiên cứu gần đây về hiệu quả của tỏi trên 146 người trong vòng 3 tháng. Những người bổ sung tỏi có 24 lần xuất hiện triệu chứng cảm lạnh, so với con số 65 lần ở những người không sử dụng tỏi. Và triệu chứng cảm lạnh ở những người dùng tỏi cũng chỉ rút ngắn còn 1 ngày.
- Theo nghiên cứu khác, những người sử dụng tỏi có ít triệu chứng cảm lạnh và cảm thấy hồi phục nhanh hơn. Điều này có thể do sự gia tăng của các tế bào miễn dịch với những người sử dụng 2.56g tỏi mỗi ngày.
- Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng các hợp chất sulfur, allicins trong tỏi có tác dụng chống lại căn bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, trong tỏi cũng chứa các thành phần khác như saponins và các chất dẫn xuất amino acid, có vai trò giúp giảm lượng virus.
2. Ăn tỏi sống
Nếu có thể hãy ăn tỏi sống. Bóc vỏ và dùng dụng cụ ép tỏi và dao để đập dập tỏi. Đây là cách chế biến tỏi vừa đơn giản lại hiệu quả để điều trị cảm lạnh. Cách 3-4 tiếng nên ăn 1 tép tỏi sống.
- Nếu bạn cảm thấy khó ăn, hãy kết hợp tỏi với nước cam
- Bạn cũng có thể tạo hỗn hợp gồm tỏi và 2 thìa canh nước cốt chanh và 180-240ml nước rồi khuấy đều trước khi uống
- Tỏi sống cũng có thể kết hợp với mật ong. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Cho tỏi sống cùng 1-2 thìa canh mật ong vào 180-240ml nước và khuấy đều.
3. Chế biến tỏi khi nấu ăn
Trong khi ăn tỏi sống được xem là cách phát huy tác dụng của tỏi nhất thì chế biến tỏi để nấu vẫn chưa chất allocins – chất có khả năng chống cảm cúm. Bóc vỏ và đập dập hoặc nghiền nát vài nhánh tỏi. Sau đó để tỏi trong 15 phút để enzyme kích hoạt chất allicins trong tỏi.
- Dùng 2-3 nhánh tỏi mỗi bữa ăn khi bạn bị cảm. Nếu ăn được ít, bạn có thể thêm tỏi băm vào các loại canh rau và đun nóng bình thường. Nếu bạn ăn uống bình thường, hãy thử nấu chung với rau củ hoặc cho tỏi vào gạo để nấu cơm.
- Bạn có thể thêm tỏi băm vào sốt cà chua hoặc sốt phô mai khi bạn cảm thấy tốt hơn hoặc nấu tỏi băm với thịt của các loại gia cầm
4. Chế biến thành trà tỏi
Thức uống nóng cũng có thể làm giảm chứng nghẹt mũi. Bạn có thể đun sôi 3 cốc nước và 3 nhánh tỏi (cắt đôi). Sau đó tắt bếp và thêm nửa cốc mật ong và nửa cốc nước cốt chanh gồm cả vỏ và hạt chanh vì chúng vốn chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy-hóa cao.
- Lọc lại và uống thức uống này cả ngày
- Để vào tủ lạnh phần thừa và đun sôi khi uống lại
5. Dùng tỏi dạng viên uống bổ sung
Đây có thể là phương pháp tốt đối với những người khó chịu với vị tỏi. Để giúp giảm triệu chứng cảm cúm, bạn có thể sử dụng 2-3g tỏi ở dạng viên uống bổ sung mỗi ngày, chia làm nhiều lần
Nguồn: Wikihow.com