Chuyện quanh ta

Nguồn gốc và cách làm bánh trôi nước thơm ngon, đơn giản

CẬP NHẬT 11/07/2022 | BỞI Tiến Kiều

Bánh trôi nước không chỉ là một món ăn thanh mát mà còn là một nét đặc trưng của ẩm thực truyền thống Việt Nam. Ở Việt Nam có rất nhiều loại bánh đa dạng, được làm từ các loại bột gạo như bánh tôi. Thế nhưng món bánh trôi tàu có hương vị rất riêng sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Nguồn gốc của bánh trôi như thế nào? Cách làm loại bánh này ra sao? Nào! Cùng Vua Nệm tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Nguồn gốc và hình ảnh bánh trôi nước trong văn hóa Việt

1.1. Nguồn gốc của bánh trôi nước và ngày tết hàn thực

Trong khi bánh chưng (hình vuông) là món phải có trong Tết Nguyên đán của người Việt thì bánh trôi và bánh chay lại được dùng trong hầu hết các gia đình Việt Nam trong ngày tết hàn thực, tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm.

cách làm bánh trôi nước
Bánh trôi, bánh chay được sử dụng nhiều trong ngày tết hàn thực

Tục lệ bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi đây được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 4 âm lịch và là dịp để người dân địa phương tôn vinh một nhà hiền triết đã bị chết cháy. Theo truyền thống, lửa là điều cấm kỵ vào ngày này và người dân địa phương chỉ ăn đồ nguội.

Tuy nhiên, người Việt chỉ kỷ niệm một ngày là 3 tháng 3 âm lịch với ý nghĩa dâng lên tổ tiên những món ăn ngon, trong đó có bánh trôi, bánh chay như một biểu hiện của lòng biết ơn, sự thành kính và tri ân tới tổ tiên. Ngày này ở Việt Nam không cấm lửa, ngoài bánh trôi, người dân vẫn ăn uống bình thường.

Mặc dù ngày tết hàn thực bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi sang Việt Nam, nó đã được Việt hóa theo văn hóa của người Việt. Hơn nữa, bánh trôi nước hay bánh chay đều có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải bắt nguồn từ Trung Quốc như nhiều người vẫn nghĩ. Với hình ảnh bánh trôi, bánh chay giống như bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng.

Bánh trôi nước ở Việt Nam cũng có sự thay đổi và biến tấu theo từng vùng miền. Ví dụ như Ở các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, người dân tộc Tày địa phương làm  bánh Coóng phù, giống bánh trôi của người miền xuôi. Món bánh này được ăn với nước mía nóng có vị gừng vào những ngày lạnh giá.

Trong khi đó, ở khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây…bánh trôi nước sẽ thường có kích thước nhỏ hơn. Bên trong là viên đường phèn với vị ngọt thanh hoặc nhân đậu xanh và có vừng bên ngoài. Bánh được ăn với nước sốt đường cùng với mùi thơm độc đáo của gừng.

làm bánh trôi nước
Mỗi một vùng miền sẽ có những cách làm và thưởng thức bánh trôi nước khác nhau

Tới miền Nam Việt Nam, bánh trôi nước lại được làm và ăn khác đi một chút. Bánh trôi nước miền Nam được bọc nhân đường thốt nốt ngọt thơm, kích thước khá lớn. Người ta nấu món chè trôi nước ăn kèm với nước mắm đường, gừng và nước cốt dừa.

Mặc dù phiên bản bánh trôi và bánh chay có thể khác nhau giữa các vùng, nhưng tất cả đều có chung nguyên liệu là đậu xám, đường và bột gạo nếp. Bánh trôi khi nổi lên mặt nước thì phải cho ngay vào bát nước lạnh nếu không sẽ bị dính vào nhau. Sau đó, rắc mè rang lên trên. Bánh chay được luộc theo cách tương tự và dùng với nước sốt đặc và ngọt, có thêm gừng nạo và dừa sợi. 

1.2. Hình ảnh của bánh trôi nước trong văn học Việt Nam

Cũng giống như người Nhật hay người Hàn có loại bánh gạo truyền thống là Mochi và tokbokki; thì ở Việt Nam, bánh trôi, bánh chay được xem là một món bánh làm từ bột gạo đậm nét văn hóa Việt. Chính vì được làm từ bột gạo nên nó còn được xem là bánh gạo của Việt Nam.

Những chiếc bánh gạo tròn xinh được ngâm trong nước súp ngọt thơm nồng từ gừng và đường. Đó sẽ là hương vị hấp dẫn nhất mà bạn từng được nếm thử.

cách nấu bánh trôi nước
Bánh trôi nước mang tới hương vị đặc biệt bằng những nguyên liệu độc đáo

Người Việt Nam nào cũng biết bài thơ Bánh trôi nước do nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương viết vào thế kỷ 18, 19. Những câu thơ mà nhiều người Việt Nam thuộc lòng, như sau:

Thân em vừa trắng vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước không

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, bà đã dùng chiếc bánh trôi như một ẩn dụ cho người phụ nữ Việt Nam xưa – vẫn luôn xinh đẹp cả về bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong. Dù cuộc đời đầy thăng trầm, dù họ không thể làm chủ số phận của mình nhưng vẫn một lòng giữ tấm lòng son sắt.

Với người Việt, bánh trôi nước không chỉ là một món ăn mà còn là hình ảnh ẩn dụ của người phụ nữ Việt vô cùng tốt đẹp, thủy chung.

2. Cách làm bánh trôi nước thơm ngon, đơn giản

Cách làm bánh trôi nước không khó như nhiều người vẫn tưởng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những hướng dẫn làm bánh trôi, bánh chay trên Google hay youtube. Nếu bạn đang cần một cách làm nhanh và đảm bảo thơm ngon thì hãy tham khảo ngay trong bài viết này.

Để làm món bánh trôi chay này ngon nhất thì tốt nhất các bạn nên dùng bột nếp tươi xay từ gạo nếp đã ngâm nước. Nếu như không tìm được loại nguyên liệu tươi này thì các bạn có thể sử dụng bột nếp khô nhưng cần đảm bảo không bị mốc, bị hỏng để hương vị được thơm ngon nhất.

Nào cùng bắt tay vào làm món bánh đặc biệt này ngay bây giờ với những bước đơn giản sau.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Những nguyên liệu cần có để làm nón bánh trôi nước bao gồm:

  • 150g bột gạo nếp
  • 100g đường nâu 
  • 70g đậu xanh
  • Lá dứa tươi 
  • Gừng
  • 10g đường
  • Mè trắng
  • Muối ăn
bánh trôi nước cách làm
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trôi nước

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 30-60 phút cho nở mềm.
  • Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho đậu xanh vào xào cùng. Sau đó đổ nước vào và nấu cho đến khi tất cả các hạt đậu chín mềm.
  • Khi đậu mềm, nghiền nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Cho đường, muối, dầu ăn vào âu đậu.
  • Bật bếp ở lửa nhỏ rồi cho đậu xanh đã xay vào xào cho ngấm đều gia vị.
  • Sau đó tắt bếp, để đậu nguội và nặn thành những viên nhỏ.

Bước 3: Nhào bột làm bánh

  • Cho bột nếp vào âu lớn, thêm nước ấm từ từ vào trộn đều.
  • Nhào bột và ủ bột khoảng 5 – 10 phút cho đến khi bột mềm, mịn.

Bước 4: Nặn bánh trôi nước

  • Sau khi bột đã được ủ đạt độ mềm, mịn. Chúng ta sẽ tiến hành nặn bánh trôi nước.
  • Nặn bột thành những viên nhỏ có kích thước gấp đôi viên đậu xanh đã được nặn ở khâu sơ chế nguyên liệu.
  • Cán mỏng viên bột, cho viên nhân đậu xanh vào bên trong, cho đường thốt nốt/đường phèn vào. Vo tròn bánh lại sao cho vỏ bánh bao bọc hoàn toàn nhân bên trong.
cách làm bánh trôi nước ngon
Nặn bánh trôi nước thành những viên nhỏ bọc đường và đậu xanh bên trong

Bước 5: Mang đi nấu bánh trôi

  • Đặt một nồi nước lên bếp. Khi nước sôi, cho từng viên bánh trôi vào nồi luộc chín. Chờ cho đến khi các viên bột nổi lên trên mặt nồi thì vớt ra, cho ngay vào tô nước lạnh để chúng tách ra khỏi nhau.
  • Tiếp tục cho 300ml nước vào nồi, cho đường, lá dứa tươi và gừng thái lát vào đun sôi.
  • Khi nước sôi, cho bánh trôi vào nồi nấu thêm 5 phút.
  • Khi bánh chín thì tắt bếp, cho bánh ra bát. Sau đó rắc mè rang lên trên và thưởng thức.
cách làm bánh chè trôi nước
Thưởng thức bánh trôi nước khi nấu chín

Vua Nệm vừa chia sẻ với các bạn về bánh trôi nước và cách làm bánh sao cho thơm ngon và đơn giản, nhanh chóng nhất. Hãy thử vào bếp trổ tài làm cho gia đình một bát bánh trôi nước đậm đà, thanh mát, ngọt ngào vào dịp cuối tuần để giải nhiệt trong mùa hè nóng bức nhé.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều