Giải đáp: Ăn gạo nếp có tốt không? Những món ngon từ gạo nếp

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Flash Sale

Gạo nếp cũng là một trong những nguồn lương thực chủ yếu của đất nước ta. Gạo nếp có hương vị thơm ngon và đặc biệt là rất dẻo. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sử dụng gạo nếp cho nhiều nhu cầu khác nhau. Loại gạo này chứa chất dinh dưỡng dồi dào, nhưng đồng thời cũng có một số mặt hạn chế. Vậy ăn gạo nếp có tốt không? Theo dõi tiếp bài viết để được giải đáp nhé!

1. Nguồn gốc của gạo nếp

Gạo nếp được trồng ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Indonesia,… Trong đó, có một số lời đồn đoán cho rằng thuở xưa, người Trung Quốc đã dùng gạo nếp để làm chất kết dính xây Vạn Lý Trường Thành. Loại gạo này đã có tuổi đời từ rất lâu, cách nay khoảng 2000 năm.

nguồn gốc của gạo nếp
Gạo nếp có nguồn gốc từ rất lâu và được trồng rộng rãi

2. Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ

Hiện nay có hai loại gạo phổ biến nhất là gạo nếp và gạo tẻ. Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 loại gạo này? Cùng theo dõi bảng thông tin bên dưới nhé:

2. Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ

Hiện nay có hai loại gạo phổ biến nhất là gạo nếp và gạo tẻ. Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 loại gạo này? Cùng theo dõi bảng thông tin bên dưới nhé:

Tiêu chí so sánh Gạo nếp Gạo tẻ
Hình dạng Hạt có thể ngắn hoặc dài và tròn trịa, có màu trắng sữa Hạt dài và nhỏ hơn, có màu trắng đục
Hương vị
  • Tạo cảm giác ngọt khi ăn
  • Khi chín, hạt nếp có độ kết dính cao, dẻo và ít nở
  • Tạo cảm giác ngọt khi ăn
  • Khi chín tơi xốp, ít dẻo hơn gạo nếp
Giá trị dinh dưỡng GIàu dinh dưỡng Không dinh dưỡng bằng
Ứng dụng thực tế Làm bánh chưng, bánh dày, xôi, bánh chuối nướng, bánh tét, ủ rượu,… Thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm

3. Ăn gạo nếp có tốt không?

Những món ăn làm từ gạo nếp mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe. Nguyên liệu này cũng đặc biệt tốt với những người đang bị thiếu máu, phụ nữ đang mai và cả sau sinh.

ăn gạo nếp tốt không
Những món ăn làm từ gạo nếp mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe.

Một số lợi ích của gạo nếp mà bạn có thể sẽ tò mò:

  • Trong 100g gạo nếp chứa tới 1.2 mg sắt. Nhờ vậy mà gạo nếp thường được khuyên là dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở.
  • Gạo nếp tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón nhờ hàm lượng chất xơ không hòa tan dồi dào.
  • Vitamin E và dưỡng chất cám gạo nếp được sử dụng để chữa chứng tê phù và nghẹn trong Đông Y. Ngoài ra, nó còn có khả năng chăm sóc và giúp da hồng hào, khỏe mạnh hơn.
  • Gạo nếp có vị ngọt, dễ tiêu hóa, tính ấm nên không gây lạnh bụng. Đây là nguyên liệu hữu ích trong việc chữa bệnh tiểu đường, rối loạn hệ bài tiết, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Trong thực đơn của người bị viêm loét dạ dày, gạo nếp luôn có vị trí quan trọng vì nó giúp hạn chế diện tích vết loét.
  • Ai bị phát ban hay mụn nhọt có thể ăn gạo nếp để chúng mau chóng lành lại.

4. Những lưu ý khi ăn gạo nếp

Gạo nếp là một nguyên liệu tốt và có ích là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu vì vậy mà chúng ta sử dụng gạo nếp vô tội vạ là điều không nên. Khi ăn gạo nếp, hãy luôn ghi nhớ những lưu ý sau:

lưu ý khi sử dụng gạo nếp
Một số lưu ý khi sử dụng gạo nếp
  • Trước khi dùng gạo nếp để chế biến bất cứ món ăn nào, bạn cần phải nó đi ngâm. Đối với gạo nếp trồng trên đất khô hay người ta còn gọi là nếp nương, thời gian ngâm là từ 10 – 12 tiếng. Nếu là nếp lúa nước trồng ở đồng bằng, thời gian ngâm ngắn hơn, chỉ từ 4 – 6 tiếng.
  • Sở dĩ nếp có độ dẻo đặc trưng là do chứa nhiều amylopectin. Những chất này nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho trẻ nhỏ, người già hay người mới ốm dậy dễ bị khó tiêu.
  • Vì gạo nếp có tính ấm nên bệnh nhân có thể thiên nhiệt, đàm nhiệt như bệnh về tim mạch, dạ dày, sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng…hay có vết thương hở đều không nên ăn gạo nếp.
  • Gạo nếp có tính ấm nên nếu bạn là người có cơ thể thiên nhiệt, đang mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, sốt, ho có đờm vàng, dạ dày, chướng bụng, vàng da, có vết thương hở,… đều không nên ăn.

5. Nếp nấu món gì ngon?

5.1. Bánh bao gạo nếp

Bánh bao là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là những bạn nhỏ. Thông thường, nguyên liệu chính làm nên món bánh này chính là bột mì. Vì thế mà khi bánh bao gạo nếp xuất hiện, nó đã gây sự tò mò cho mọi người.

Bánh bao gạo nếp
Bánh bao gạo nếp sở hữu độ dẻo bùi đặc trưng khi thưởng thức.

Bánh bao gạo nếp sở hữu độ dẻo bùi đặc trưng khi thưởng thức. Nhân bánh có thể làm từ đỗ, thịt hoặc nhưng sự kết hợp khác tùy theo sở thích. Hương vị chủ yếu của bánh bao gạo nếp là sự ngọt ngào.

5.2. Xôi bọc chuối nướng

Xôi bọc chuối nướng hay bánh chuối nướng từ lâu đã là món ăn vặt quen thuộc của người dân từ thành thị tới thôn quê. Món ăn này cũng sẽ mất đi một phần hương vị nếu không có lá chuối. Khi chế biến xôi bọc chuối nướng, người ta dàn đều cơm nếp ra lá chuối đã vệ sinh cẩn thận.

Sau đó, tiếp tục cho một miếng chuối lên trên rồi cuộn lại và mang đi nướng. Xôi bọc chuối nướng có vỏ vừa giòn vừa dai cực kỳ thơm ngon. Món ăn này thường được ăn kèm với nước cốt dừa, một ít dừa bào sợi và đậu phộng rang.

Xôi nếp bọc chuối nướng
Xôi bọc chuối nướng có vỏ vừa giòn vừa dai cực kỳ thơm ngon.

5.3. Cơm nếp chiên giòn

Cơm nếp chiên giòn tuy có cách làm không quá phức tạp nhưng lại khiến bạn cảm thấy lưu luyến mãi không thôi. Những người đã từng thưởng thức quá món này đều nói rằng họ không thể nào quên được cái vị giòn giòn bên ngoài, mềm dẻo bên trong và nhất là hương thơm cực kỳ đậm đà của phần nhân.

Món này thường được ăn kèm với chà bông và mỡ hành để làm tăng sức hấp dẫn. Đừng quên dùng chung nó với tương ớt nhé. Mặc dù rất ngon nhưng cơm nếp chiên giòn khá nhiều dầu mỡ nên mọi người không nên ăn quá nhiều.

5.4. Bánh ít nếp dứa

Bánh ít là món ăn khoái khẩu của nhiều người ở cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam. Bánh ít được làm từ nhiều nguyên liệu, trong đó có gạo nếp. Một trong số những biến thể gây thương nhớ của món ăn này chính là bánh ít nếp dứa.

Màu xanh lơ nhẹ nhàng và đẹp mắt của dứa cùng hương vị quyến rũ của nó khiến cho món bánh trở nên cuốn hút hơn. Không chỉ vậy, nhờ kết hợp với dừa và đậu phộng mà bánh ít nếp dứa dây vị hơn.

Bánh ít nếp dứa
Bánh ít nếp dứa ngon và đẹp mắt

5.5. Bánh khúc

Là người ở phố thị, chắc chắn bạn đã từng nghe tiếng rao bánh khúc hay xôi khúc ít nhất một lần. Bánh khúc được làm từ hai nguyên liệu chính là lá khúc và gạo nếp. Nhân bánh thường làm từ đậu xanh, thịt ba chỉ và tiêu. Nhờ vậy mà hương thơm của loại bánh này không thể lẫn vào đâu được. Bánh khúc sẽ ngon nhất khi thưởng thức lúc còn nóng và chấm thêm muối vừng.

5.6. Bánh tét, bánh chưng

Mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người luôn thèm được sống trong không khí hân hoan chờ giao thừa và quây quần bên nồi bánh tét trước sân. Không biết từ bao giờ, bánh tét và bánh chưng đã trở thành biểu tượng của ngày đầu năm.

bánh tét, bánh chưng làm từ gạo nếp
Ngày tết không thể thiếu bánh tét, bánh chưng

Sau khi đọc bài viết này, mọi người đã biết được ăn gạo nếp có tốt không. Gạo nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng nên mang lại cho sức khỏe nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nên bạn cần phải sử dụng gạo nếp sao cho hợp lý và khoa học. Hy vọng những thông tin mà Vua Nệm chia sẻ sẽ giúp bạn làm được điều này.

XEM THÊM: Tìm hiểu gạo ST21, ST24, ST25 là gạo gì? Loại nào thơm ngon, dẻo hơn?

Đánh giá post
Vua Nệm

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM