Trong quá trình sử dụng nệm, nhiều gia đình có trẻ nhỏ sẽ khó tránh khỏi trường hợp trẻ tè dầm ra nệm. Nhiều người gặp tình huống nệm khi bị ướt thường mang nệm ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tuy nhiên điều này có thể khiến chiếc nệm nhanh hỏng.
Để xử lý đệm khi bị ướt, trước tiên bạn cần nhớ nguyên tắc là: Thấm /lau /hút “dung dịch”, sau đó làm khô đệm với hương thơm. Hiện nay, trên thị trường có 4 dòng nệm chính: bông ép, lò xo, cao su và foam. Cùng Vua Nệm tìm hiểu cách xử lý nệm khi bị ướt với từng loại nệm một nhé!
Nội Dung Chính
1. Nguyên nhân khiến cho nệm bị ướt
Có nhiều nguyên nhân khiến nệm cao su bị ướt. Một số nguyên nhân chính là:
- Người nằm vô tình làm đổ nước lọc, trà, cà phê, nước hoa quả hoặc nước ngọt có gas lên mặt nệm.
- Nệm cao su bị ướt do trẻ tè dầm
- Nệm cao su được đặt trong môi trường có độ ẩm cao khiến hơi ẩm tích, gây ẩm mốc cho nệm
- Máy lạnh hỏng dẫn đến tình trạng rò rỉ nước
- Nệm cao su bị ướt do nước mưa
- Nệm cao su bi ướt do gia chủ vô tình đặt quần áo ẩm ướt trên mặt nệm.
2. Nguyên liệu tự nhiên giúp làm sạch nệm bị ướt
Nếu nệm bị ướt, bạn cần có biện pháp xử lý nhanh chóng để chất lỏng không ảnh hưởng tới độ bền và hiệu quả nâng đỡ của nệm. Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp làm sạch nệm bị ướt nhanh chóng
2.1 Dùng khăn bông
Nếu chiếc nệm bị ẩm ướt do nước thông thường, giải pháp nhanh và hiệu quả nhất là dùng khăn bông.
Bạn thấm sạch nước trên nệm cho đến khi khô hoàn toàn. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm quạt gió để nệm nhanh khô hơn. Tuyệt đối không sử dụng chế độ sấy nóng bạn nhé! Khăn bông có thể sử dụng cho nhiều loại nệm khác nhau nên bạn không lo lắng sản phẩm có thể khiến nệm bị hư hại.
2.2 Phấn rôm, bột baking soda
Đối với vết nước tiểu, bạn có thể dùng phấn rôm hoặc bột baking soda để làm sạch. Đầu tiên, bạn rải bột phấn rôm hoặc baking soda lên mặt nệm rồi chờ trong vòng 10-15 phút cho đến khi nước tiểu được bột thấm hút hoàn toàn. Tiếp đến bạn dùng máy hút bụi hoặc chổi để làm sạch phần bột. Cuối cùng dùng khăn ẩm để lau sạch. Bạn có thể dùng thêm tinh dầu để khử mùi hôi.
2.3 Dùng cồn 90 độ
Đối với nệm bông ép, bạn có thể dùng cồn 90 độ để làm sạch vết ướt. Cách làm rất đơn giản: Bạn thấm cồn lên khu vực ẩm ướt, sau đó chờ trong vòng 1-2 giờ để cồn làm sạch và khử mùi nệm.
Bên cạnh đó, nệm bông ép và nệm mút cũng có thể làm sạch bằng phương pháp phơi nắng. Ánh nắng mặt trời có khả năng khử khuẩn tự nhiên giúp nệm không xuất hiện mùi hôi mốc khó chịu.
3. Hướng dẫn sử dụng nệm giúp hạn chế nệm bị ướt
3.1 Sử dụng kèm tấm bảo vệ đệm để hạn chế đệm bị ướt
Để hạn chế tối đa tình trạng nệm ướt do những sự cố trên, bạn nên sử dụng thêm tấm bảo vệ nệm. Sản phẩm này cực kỳ phù hợp với những gia đình đình có con nhỏ thường tè dầm khi ngủ. Nhiệm vụ của tấm bảo vệ nệm là ngăn chất lỏng thấm xuống và gây hỏng nệm.
Trong trường hợp nước thấm vào lớp bảo vệ nệm, bạn chỉ cần giặt giũ và phơi khô sản phẩm là có thể sử dụng bình thường. Tiện lợi hơn nhiều lần so với việc phải vệ sinh 1 tấm nệm lớn, cồng kềnh.
3.2 Sử dụng thêm ga chống thấm để bảo vệ đệm khỏi tình trạng ẩm ướt
Ga chống thấm là một gợi ý khác Vua Nệm muốn gửi đến bạn để bảo vệ nệm cao su.
Tương như tấm bảo vệ nệm, ga chống thấm cũng có công năng là bảo vệ nệm chính khỏi những hư hại do chất lỏng. Sản phẩm này có khả năng chống thấm tốt hơn so với tấm bảo vệ thông thường. Đồng thời việc vệ sinh cũng vô cùng dễ dàng, nhanh chóng.
Một số lưu ý khác khi sử dụng nệm cao su giúp hạn chế nệm bị ướt là:
- Không ăn uống trên giường
- Không đặt giường gần khu vực ẩm mốc
- Không để chó mèo tự tiện vào phòng ngủ để tránh vật nuôi phóng uế lên nệm
- Không đặt quần áo, đồ vật ẩm ướt lên nệm
4. Hướng dẫn cách xử lý nệm khi bị ướt
4.1. Cách xử lý nệm bị ướt đối với nệm bông ép
Để xử lý nệm bông ép bị đái dầm, bạn hãy dùng cồn 90 độ đổ đều lên chỗ nệm bị ướt rồi đợi khoảng 1-2h sau để cồn bay hết hơi. Các mẹ có thể thấm hút hết chỗ nước mà bé tè rồi sau đó cho dung dịch tinh dầu lên và sấy nệm. Bên cạnh cách làm khô đệm mút này, bạn nên mua tấm lót nệm lót dưới ga để giúp việc lau chùi thuận tiện hơn. Sau này, ngay cả khi bé tè thì bạn chỉ cần giặt ga và tấm lót sẽ dễ dàng hơn nhiều.
4.2. Cách xử lý nệm bị ướt đối với nệm cao su
Nếu bạn làm đổ nước uống, đơn giản nhất bạn chỉ cần dùng khăn khô hoặc giấy vệ sinh để thấm hết nước trên nệm. Nếu nệm cao su bị ướt do tè dầm, bạn nên loại bỏ vết bẩn bằng dung dịch làm sạch, rắc chút muối nở (baking soda) lên nệm và phơi đệm ra ngoài không khí. Ban tuyệt đối không nên phơi nệm cao su trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì chất liệu cao su của nệm dễ dàng nóng chảy dưới nhiệt độ cao và các chất biến đổi sau quá trình nóng chảy này có thể gây hại cho sức khỏe của bé và gia đình.
Bạn có thể dùng khăn thấm nước cho nệm nhanh khô. Trường hợp nếu nệm bị ướt nhiều quá và có mùi bạn nên dùng dịch vụ giặt mền drap gối nệm. Đối với nệm cao su, bạn chú ý không nên dùng máy sấy tóc hoặc bàn là lâu trên nệm vì nhiệt độ cao có thể khiến cao su nóng chảy. Sau cùng, hãy pha một ít nước hoa vào nước và xịt lên mặt nệm bị tè dầm để khử hoàn toàn mùi khai và hong khô bằng quạt máy.
4.4. Cách xử lý nệm bị ướt dành cho nệm lò xo
Trong quá trình sử dụng, bề mặt nệm là nơi trực tiếp với cơ thể người vì vậy sẽ là nơi hấp thụ mồ hôi hay nước tiểu trẻ em nên chúng ta cần vệ sinh một cách kỹ càng. Bạn có thể sử dụng nước soda phun lên bề mặt nệm. Nước soda là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể, có tính kiềm nên có khả năng khử sạch mùi hôi và vết bẩn rất tốt. Sau 30 phút, bạn sử dụng máy hút bụi để làm khô nước soda trên bề mặt đệm lò xo.
Nếu không có baking soda, bạn có thể thay có thể thay thế bằng các hóa chất tẩt rửa khác nhưng lưu ý đừng chọn những chất tẩy rửa quá mạnh làm giảm tuổi thọ nệm và gây hại cho sức khỏe của trẻ. Để tránh việc đệm bị ướt bạn có thể sử dụng tấm trải nệm chống thấm đặt phía trên đệm sau đó trả drap rồi nằm lên đệm bình thường. Khi bé tè, nước sẽ thấm vào tấm trải nệm chống thấm, mẹ chỉ cần cởi lớp drap phủ ra rồi lấy tấm chống thấm giặt sạch, phơi khô.
4.5. Cách xử lý nệm bị ướt dành cho nệm Foam
Tương tự như nệm cao su, cách làm khô đệm bị ướt hiêu quả nhất với nệm Foam là rắc một chút bột baking soda hoặc sử dụng dụng nước baking soda phun lên bề mặt nệm, lau sạch bằng khăn và tiến hành phơi phóng.
Sau đó, bạn có thể dùng xịt phòng hoặc pha nước hoa với nước để làm không gian thêm thư giãn. Hãy chọn mùi thơm diụ nhẹ như chanh, oải hương, vanila,… để không gây nhức đầu hay khó chịu cho người trong phòng.
>> Xem thêm:
- Nệm bị ướt góc cạnh: Cách xử lý hiệu quả cho 4 loại nệm cơ bản
- Nệm bị xù lông: nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
- Hướng dẫn cách xử lý nệm bị hôi đơn giản hiệu quả nhất
Với những chia sẻ trên, Vua Nệm hy vọng rằng các gia đình sẽ có ngay những mẹo vệ sinh đơn giản khiến căn phòng trở nên thơm tho hơn, an toàn hơn cho bé và cả gia đình.