Có không ít bậc cha mẹ quá bảo bọc, chăm sóc con mà quên đi việc dạy con những kỹ năng sống cơ bản. Điều này khiến con trẻ sau này khi đi học, đi làm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cha mẹ nên dạy ngay 10+ kỹ năng sống cho bé dưới đây ngay từ khi bé còn nhỏ để sau này dù khi rời xa vòng tay cha mẹ bé vẫn có thể tự lập và chăm sóc tốt bản thân!
Nội Dung Chính
- 1. Nấu ăn – Kỹ năng sống cho bé cực quan trọng
- 2. Kỹ năng sống cho bé – giặt quần áo
- 3. Kỹ năng sống cho bé – sắp xếp đồ đạc
- 4. Kỹ năng tự sơ cứu vết thương
- 5. Kỹ năng tiêu tiền và mua đồ
- 6. Kỹ năng lập kế hoạch cho một chuyến đi chơi
- 7. Kỹ năng quản lý thời gian
- 8. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao thông
- 9. Kỹ năng giao tiếp với người lạ
- 10. Kỹ năng tự vệ
- 11. Kỹ năng bơi lội
- 12. Kỹ năng gọi món ăn khi đi ăn ở bên ngoài
- 13. Kỹ năng sửa chữa vật dụng cơ bản
1. Nấu ăn – Kỹ năng sống cho bé cực quan trọng
Cha mẹ có thể bắt đầu dạy bé kỹ năng nấu ăn khi bé bước vào bậc tiểu học. Không cần phải nấu những món ăn phức tạp mà hãy bắt đầu từ những món đơn giản nhất. Ví dụ như vo gạo nấu cơm, nhặt rau, rửa rau, luộc rau, chiên trứng, luộc trứng,…
Các món ăn bé nấu ban đầu có thể chưa ngon nhưng hãy khuyến khích trẻ. Theo thời gian bé sẽ dần làm tốt hơn. Khi nắm được kỹ năng này thì dù tương lai có sống xa nhà bé vẫn có thể chủ động được trong việc ăn uống.
2. Kỹ năng sống cho bé – giặt quần áo
Mặc dù hầu hết các gia đình hiện nay đều có máy giặt nhưng cha mẹ vẫn nên dạy kỹ năng sống này cho bé bởi nếu tương lai bé phải đi học xa và nơi ở không có máy giặt thì bé vẫn có thể giặt được đồ của mình. Ban đầu cũng hãy dạy bé cách giặt những món đồ đơn giản như khăn, vớ sau này là quần áo, giày dép,…
Trong quá trình học kỹ năng giặt có thể xảy ra một vài “tai nạn” như đồ bị lem màu, giặt nhưng chưa sạch,… thì cũng đừng la mắng bé mà hãy động viên và hướng dẫn để bé rút kinh nghiệm.
3. Kỹ năng sống cho bé – sắp xếp đồ đạc
Ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ nên dạy bé cách sắp xếp đồ đạc. Bắt đầu từ đồ chơi của bé sau đó là tới sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân trong phòng,… Khi trẻ đã có thói quen sắp xếp đồ đạc rồi thì phòng của trẻ lúc nào cũng sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
Đồng thời, trẻ cũng học được cách tự chịu trách nhiệm đối với hành trang của bản thân. Nhất là sau này khi bé lớn lên, đi học, thuê phòng ở chung với bạn bè thì kỹ năng này lại càng quan trọng hơn. Bởi việc để đồ đạc lung tung, không sắp xếp gọn gàng có thể gây khó chịu cho bạn cùng phòng.
4. Kỹ năng tự sơ cứu vết thương
Đây là kỹ năng sống cho bé cực kỳ quan trọng nhưng ít cha mẹ nào chú ý tới. Cha mẹ khi thấy trẻ bị thương thường rất lo lắng và vội vã xử lý vết thương cho bé. Đây là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lúc này, cha mẹ nên cố gắng bình tĩnh và dạy cho bé làm sao để xử lý vết thương của mình đúng cách. Như vậy sau này bé sẽ biết cách tự bảo vệ, chăm sóc bản thân cũng như tự tin hỗ trợ người khác khi họ gặp tai nạn.
5. Kỹ năng tiêu tiền và mua đồ
Tiêu tiền và mua đồ như thế nào cũng là một kỹ năng quan trọng mà cha mẹ nên dạy khi bé còn nhỏ. Trước khi quyết định tiêu tiền vào đâu, mua những đồ gì hãy giải thích cho bé hiểu được về giá trị của đồng tiền. Muốn bé hiểu rõ giá trị của đồng tiền như thế nào thì cha mẹ có thể áp dụng cách trả công cho bé khi bé phụ giúp việc nhà, ví dụ dọn nhà, rửa bát đũa, giặt giũ,… Như vậy bé sẽ hiểu rằng muốn có tiền thì cần bỏ công sức lao động.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng dẫn bé cách tính số tiền mình có như thế nào, chi tiêu ra sao cho hợp lý và để bé tự ra cửa hàng tạp hóa hay siêu thị gần nhà để mua đồ. Nhưng trước khi mua hãy dạy trẻ cách lên kế hoạch mua sắm, liệt kê danh sách đồ cần mua và đưa bé đi mua.
6. Kỹ năng lập kế hoạch cho một chuyến đi chơi
Thêm một kỹ năng sống cho bé nữa cũng rất cần thiết, đó là lập kế hoạch cho một chuyến đi chơi. Có thể ban đầu trẻ không hề có kinh nghiệm và biết phải làm sao nhưng cha mẹ có thể hướng dẫn từ từ.
Việc tự lập kế hoạch cho một chuyến đi chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, chủ động hơn. Đồng thời, trẻ cũng xây dựng được cho mình thói quen tốt, đó là sống có kế hoạch rõ ràng. Hướng dẫn trẻ tự lập kế hoạch cho một chuyến đi chơi
7. Kỹ năng quản lý thời gian
Bé còn nhỏ nên rất khó để quản lý tốt thời gian của mình. Thậm chí, nhiều người trưởng thành cũng không làm được điều này. Tuy nhiên, quản lý thời gian hiệu quả chính là một bí quyết để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Cha mẹ có thể dạy bé quản lý thời gian của mình bằng cách đặt chuông báo thức để dậy đúng giờ, xây dựng thời khóa biểu học tập, có thời gian chơi, thời gian học rõ ràng,…
8. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao thông
Khi trẻ bước vào Tiểu học cha mẹ có thể dần dạy trẻ cách sử dụng các phương tiện giao thông để trẻ chủ động hơn trong việc đi lại. Bởi không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể đưa đón con mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, nếu sau này con khôn lớn, rời xa vòng tay cha mẹ thì sẽ phải làm sao?
Cha mẹ có thể bắt đầu rèn luyện cho con bằng cách để con đi xe đưa đón của nhà trường, xe buýt. Nếu cho con đi xe buýt cha mẹ có thể đi cùng con thời gian đầu. Tới khi con quen rồi thì có thể để con tự đi một mình.
Bên cạnh đó, mỗi khi gia đình có dịp đi du lịch, dã ngoại cũng nên lựa chọn phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe khách, tàu hỏa, máy bay,… thay vì phương tiện cá nhân để bé có thêm cơ hội được tiếp xúc với nhiều người và nhiều phương tiện giao thông công cộng khác nhau.
9. Kỹ năng giao tiếp với người lạ
Giao tiếp với người lạ như thế nào là một kỹ năng rất quan trọng mà bé cần được học. Đặc biệt là khi ngày nay tệ nạn lừa đảo, bắt cóc trẻ em vô cùng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nên chủ động dạy con của mình giữ khoảng cách và không nhận đồ hay đi theo người lạ, không tiết lộ những thông tin riêng tư của gia đình nếu chưa được cha mẹ đồng ý.
10. Kỹ năng tự vệ
Kỹ năng sống cho bé này đang ngày càng được các ông bố bà mẹ Việt chú ý tới hơn. Việc dạy con cách tự vệ như thế nào vừa có thể rèn luyện sức khỏe lại còn bảo vệ được bản thân và những người xung quanh. Cha mẹ có thể dạy con kỹ năng tự vệ bằng cách để con tham gia vào các lớp võ cổ truyền, Karate, Aikido,… chẳng hạn. Bên cạnh đó, học võ còn có thể giúp rèn luyện cả tâm tính và bản lĩnh, ý chí của con.
11. Kỹ năng bơi lội
Tình trạng trẻ em bị đuối nước tại Việt Nam rất đáng báo động. Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể theo sát con và giúp con thoát khỏi nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất, cha mẹ nên dạy những kỹ năng sống cho bé ngay từ khi còn nhỏ, trong đó cách tập bơi cho trẻ. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro đuối nước cho con.
12. Kỹ năng gọi món ăn khi đi ăn ở bên ngoài
Hầu hết các bậc cha mẹ thường không chú trọng tới việc dạy con kỹ năng gọi món ăn khi đi ăn ở bên ngoài mà có xu hướng tự quyết định hoặc cho con gọi món tùy thích. Tuy nhiên, đây là điều không nên. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy con cách chọn món ăn ra sao để vừa đủ ăn, không dư thừa và nằm trong khả năng tài chính. Bên cạnh đó, khi gọi món xong cần nhìn vào mắt người phục vụ và cảm ơn, tỏ ra một cách lịch sự.
13. Kỹ năng sửa chữa vật dụng cơ bản
Các bé thường có sự tò mò và ham học hỏi rất lớn. Vì vậy, cha mẹ có thể dạy thêm nhiều kỹ năng sống cho bé, ví dụ như kỹ năng sửa chữa các vật dụng cơ bản. Đó có thể là sửa đồ chơi, sửa xích xe đạp khi bị tuột, sửa vòi nước, sửa ghế, sửa bàn,… Tuy nhiên, trước khi dạy bé cách sửa cha mẹ nhớ nói cho bé những quy tắc an toàn trong sửa chữa, đặc biệt là sửa chữa các đồ dùng bằng điện.
XEM THÊM:
Trên đây là những kỹ năng sống cho bé cực kỳ cơ bản nhưng lại rất cần thiết mà cha mẹ không nên bỏ qua để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất, đồng thời có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập ngoài xã hội!