Mách bạn: Cách làm sữa đậu nành thơm ngon và dễ uống

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Sữa đậu nành là một loại thức uống giàu dinh dưỡng nhờ những đặc tính có lợi cho sức khỏe lại rất thơm ngon và dễ uống. Hôm nay, hãy cùng Vua Nệm vào bếp để nấu món sữa đậu nành cho mình và những người thân yêu. Nào, cùng tìm hiểu về cách làm sữa đậu nành ở ngay dưới đây!

1. Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố

Dưới đây là nguyên liệu làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố cho 4 người:

  • Hạt đậu nành 200 gr
  • Lá dứa 50 gr
  • Sữa đặc 1 muỗng canh
  • Muối 1 ít
  • Đường 1 ít
  • Hình nguyên liệu
  • Dụng cụ thực hiện: Máy xay sinh tố, nồi, rây lọc, muỗng,…
Cách làm sữa đậu nành
Cách làm sữa đậu nành rất đơn giản

Sơ chế nguyên liệu: Đậu nành sau khi mua về hãy sơ chế bằng cách vo sạch nhiều lần với nước, sau đó mang đậu đi ngâm với nước qua đêm từ 12 đến 16 tiếng. Hạt đậu sau khi ngâm hạt sẽ nở to, đều và căng mẩy, bạn cần mang đi rửa qua với nước, vớt bỏ những vỏ khô đã bị bong khỏi hạt.

Lá dứa sau khi mua về rửa sạch, chú ý rửa kỹ phần gân lá vì bụi hay bám vào, sao đó để ráo nước.

Xay hỗn hợp sữa hạt: Ở mỗi lượt bạn hãy cho đậu nành vào khoảng ⅓ chiều cao của cối, sau đó cho nước vào đến ⅔ cối. Sau đó, đậy nắp lại và bắt đầu xay đậu nành cho đến khi hỗn hợp trở nên sánh mịn.

Tiếp tục, bạn hãy lọc hỗn hợp qua rây lọc đã chuẩn bị trước, trong quá trình lọc, bạn dùng muỗng đảo nhẹ trong rây để giúp cho sữa chảy hết qua rây được nhanh hơn. Bạn hãy làm tương tự cho đến khi hết số đậu nành đã chuẩn bị.

Nấu sữa đậu nành: Bạn cho phần nước lọc đậu vào một chiếc nồi lớn rồi cho lá dứa vào chung, bắc nồi lên bếp để lửa thật nhỏ và đun cho đến khi sữa sôi rồi thêm một ít muối ăn đến sữa thêm đậm vị.

Cuối cùng, khi sữa đậu nành đã được nấu khoảng 30 phút, bạn thêm vào 1 muỗng canh sữa đặc, 1 muỗng canh đường để tạo độ ngọt và tăng vị béo cho sữa. Tiếp tục nấu thêm 30 phút nữa là sữa đậu nành đã có thể dùng được.

Sữa đậu nành sau khi nấu có thể sử dụng nóng, hoặc để nguội rồi cho ra ly dùng chung với đá tùy theo sở thích của bạn. Với cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố, bạn sẽ được những ly sữa thơm béo, đậm vị lại rất an toàn và đảm bảo chất dinh dưỡng vốn có của hạt đậu nành.

2. Công dụng của sữa đậu nành

Là loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng, hạt đậu nành được chế biến thành sữa để sử dụng phổ biến hàng ngày. Hơn nữa, bột đậu nành trộn bột ngũ cốc, cacao để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người mắc bệnh đái tháo đường, người lao động quá sức… Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn rất giàu vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời từ sữa đậu nành mang đến cho cơ thể.

Công dụng của sữa đậu nành
Công dụng của sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe

2.1. Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Mức độ cao của hormone nam testosterone có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Chất phytoestrogen trong sữa đậu nành có khả năng ngăn chặn sự tiết quá nhiều testosterone, từ đó ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

2.2. Góp phần làm chắc khỏe mạch máu

Sữa đậu nành rất giàu axit béo Omega-3, Omega-6 cùng những chất chống oxy hóa nên có thể bảo vệ mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương. Những chất này hỗ trợ củng cố sự chắc khỏe của lớp lót thành mạch máu, bảo vệ mạch máu khỏi sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol.

2.3. Ngăn ngừa các bệnh về tiểu đường

Sữa đậu nành sẽ chứa nhiều chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường ở trong máu, làm chậm và ức chế sự hấp thụ đường ở trong máu. Hơn nữa, nó có thể đưa vào chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, bởi nó sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu, ngăn ngừa và chữa bệnh tiểu đường.

2.4. Protein đậu nành làm giảm cholesterol xấu

Theo đó, tiêu thụ sữa đậu nành thường xuyên sẽ làm giảm mức cholesterol xấu ở trong cơ thể. Hàm lượng chất xơ cao ở trong sữa đậu nành cũng đóng vai trò chính trong việc giảm mức cholesterol gây hại. Trong đó, mỗi ly sữa đậu nành sẽ chứa khoảng 20mg isoflavones, ức chế sự hình thành những mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Sữa đậu nành
Sữa đậu nành góp phần làm giảm cholesterol xấu ở trong cơ thể

2.5. Giúp giảm cân

Sữa đậu nành chứa ít đường – chỉ 6g mỗi khẩu phần so với sữa thông thường chứa 11g. Do đó, sử dụng sữa đậu nành thay cho các loại sữa khác sẽ không tích tụ đường, hỗ trợ giảm cân.

3. Uống sữa đậu nành như thế nào là tốt?

Theo bác sĩ Hồ Thu Mai (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec) chia sẻ: “Lượng sữa đậu nành nên uống hàng ngày bao nhiêu còn tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu của mỗi người cũng như độ đậm đặc của sữa. Thường cứ 200g đậu nành sẽ làm được 1.5 lít sữa và mỗi người chỉ nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 250ml.”

Cũng theo nhà dinh dưỡng học Kanzaki Tomoko của Nhật Bản đã chỉ ra người dùng có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng uống tốt nhất vào 2 thời điểm:

  • Uống sữa vào buổi sáng sau khi thức dùng, bạn nên sử dụng cùng lúc với bữa sáng. Đây là lúc cơ thể dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất trong giữa, giúp thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng, vào thời điểm này cơ thể dễ dàng hấp thụ Isoflavones trong sữa đậu nành. Đồng thời nó còn giúp kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.

Sữa đậu nành có thể sử dụng cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi để thay thế một phần sữa động vật, song không nên thay thế hoàn toàn.

Thời điểm tốt nhất để uống sữa đậu nành
Thời điểm tốt nhất để uống sữa đậu nành là buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ

Bạn cần biết: Tiết lộc 3 công thức làm sữa hạt hạnh nhân đơn giản, dễ dàng thực hiện

4. Những ai không nên uống sữa đậu nành?

Theo y học cổ truyền, đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy có những đang tỳ vị hư hàn, thường xuyên đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, dễ đi ngoài và có những triệu chứng thận dương hư, tiểu đêm nhiều… không nên uống sữa đậu nành, bởi nó dễ làm cho các triệu chứng nặng thêm. Dưới đây là những đối tượng không nên uống sữa đậu nành:

  • Người bị viêm dạ dày, đường ruột không tốt
  • Người bị bệnh gout
  • Người đang uống thuốc kháng sinh
  • Người bị ung thư vú
  • Người bị sỏi thận
  • Người bị thiếu kẽm
  • Người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục sau khi phẫu thuật
  • Phụ nữ có thai
Ai không nên uống sữa đậu nành
Phụ nữ mang thai không nên uống sữa đậu nành

5. Sữa đậu nành kiêng kỵ với thực phẩm nào?

5.1. Không nên đánh trứng với sữa đậu nành

Nhiều người có thói quen đánh trứng vào sữa đậu nành vì như thế có thể làm tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế lại hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ đó, lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa, làm cơ thể khó hấp thụ, hơn nữa còn làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có chúng.

5.2. Không cho đường đỏ khi nấu sữa đậu nành

Bạn không nên cho đường đỏ vào sữa đậu nành bởi trong đường đỏ thường chứa nhiều axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic… có tác dụng kết hợp với chất protit, canxi tạo thành hợp chất biến tính làm mất đi những chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa cho cơ thể.

6. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

6.1. Bạn không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong cùng một lúc

Đối với người lớn, bạn không nên uống quá 500ml sữa đậu nành trong một lần. Nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, đi ngoài do những chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không thể hấp thụ hết, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

6.2. Bạn không nên uống sữa đậu nành khi đói

Khi uống sữa đậu nành lúc đói, hầu hết protein trong đó sẽ thay đổi thành nhiệt và tiêu thụ trong cơ thể, không thể phát huy tác dụng bổ dưỡng của nó. Thay vào đó, bạn nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột trong khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh mì hấp, bánh ngọt…

Không uống sữa đậu nành khi đang đói
Không uống sữa đậu nành khi đang đói

6.3. Bạn không nên uống sữa đậu nành lúc chưa chín

Sữa đậu nành khi chưa nấu chín có thể gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân là nó có chứa hai loại chất độc hại, chúng sẽ dẫn đến chứng rối loạn chuyển hóa protein và cũng là nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng ngộ độc. Để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc khi uống sữa đậu nành rất đơn giản, là hãy đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.

6. 4. Bạn không nên để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Sữa đậu nành không nên cho vào các loại bình hay phích giữ nhiệt bởi vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau khi nấu từ 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất, nó làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể, vì vậy không thể sử dụng được nữa.

Tham khảo ngay: 6 cách làm sữa hạt macca kết hợp với nguyên liệu khác thơm ngon, trọn vị

Trên đây là những hướng dẫn về cách làm sữa đậu nành cùng những công dụng, lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin thú vị và bổ ích.

Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/ai-khong-nen-uong-sua-dau-nanh/

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM