Sữa hạt là món quà từ thiên nhiên mang đến sự thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng vào bếp với Vua Nệm và bỏ túi cách làm sữa hạt đúng chuẩn, không bị tách nước nhé!
Nội Dung Chính
1. Sữa hạt là gì? Lợi ích từ sữa hạt
Sữa hạt là loại sữa được chế biến từ nhiều loại hạt khác nhau được thu hoạch trong tự nhiên. Đặc biệt hơn, dinh dưỡng từ sữa hạt mang lại hoàn toàn tương tự như trực tiếp ăn các loại hạt, ngũ cồng mà không hề bị giảm hay biến chất. Do đó, sữa hạt rất phù hợp cho những người ăn chay hoặc muốn giảm cân bởi vì trong sữa có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng không có cholesterol, lactose và casein.
Hiện nay, sữa hạt được chia thành hai nhóm dựa vào thành phần dinh dưỡng, đó là:
- Sữa hạt nhiều chất đạm, chất béo: Sữa được làm từ các loại hạt như hạnh nhân, hạt phỉ, óc chó, đậu phộng…
- Sữa hạt ngũ cốc: Sữa được làm từ những loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, ngô, khoai lang…
Ngoài ra, trong các loại sữa hạt rất giàu vitamin A, B, C, E cùng các khoáng chất và acid béo tốt, là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, có tác dụng rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bên trong từng loại hạt, ngũ cốc riêng còn có những công dụng đặc biệt khác rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp người sử dụng.
2. Những lưu ý và nguyên tắc trong cách nấu sữa hạt
Dưới đây là một số điều quan trọng, giúp cách nấu sữa hạt của bạn không bị tách nước và bảo quản tốt hơn:
Một là, đường phèn, đường thốt nốt sẽ giúp hương vị sữa hạt thơm ngon và dậy mùi hơn. Thay thế đường công nghiệp bằng đường phèn còn tạo vị thanh ngọt, giải nhiệt cơ thể và tốt cho tỳ, phế.
Hai là, cách nấu sữa hạt để không bị tách nước là hãy hấp chín hạt và xay nhuyễn chúng với nước ấm khoảng 80°C. Không nên nấu sôi mẻ sữa rất dễ bị kết tủa. Đặc biệt là hạt điều, hạnh nhân, óc chó, macca… hạt chất béo dễ gây ra kết tủa.
Ba là, có thể phân loại sữa hạt thành hai loại là:
- Sữa hạt không cần nấu, có thể xay ra uống liền (yến mạch, hạnh nhân, óc chó, kỷ tử, hạt điều, hạt thông, mè (đã rang chín), macca, hạt bí…).
- Sữa hạt cần nấu là đậu đen, đậu xanh, tương, kê, lạc, hạt sen, các loại khoai, củ từ…
Bốn là, bạn cũng cần lưu ý phân loại hạt theo tính chất để kết hợp chúng lại với nhau:
- Hạt tạo bột có độ sánh, sền sệt (đậu xanh, đậu đỏ, đậu gà, đậu lăng, hạt sen, bắp, bí đỏ, kiều mạch, diêm mạch…)
- Hạt tạo béo: Đậu nành, mè đen, hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca, đậu phộng, hạt hướng dương…
Theo đó, nguyên tắc kết hợp khi làm sữa hạt là:
- Các hạt không cần nấu với nhau
- Các hạt cần nấu kết hợp với nhau
- Hạt có tính sánh, sền sệt với nhau. Ví dụ như óc chó – hạnh nhân, yến mạch – hạt sen,..
- Hạt có tính trong với nhau. Ví dụ như hạt kê – hạt mè đen
Năm là, nên ngâm hạt từ 1 đến 2 giờ trước khi nấu bằng nước ấm, nước lạnh có pha chút muối loãng, nhất là những loại hạt cần nấu đã ghi ở trên. Việc ngâm hạt trong nước muối loãng sẽ làm giảm lượng axit phytic trong hạt, trung hòa enzym và giải phóng toàn bộ chất dinh dưỡng. Nhờ vậy, cơ thể hấp thụ được trọn vẹn dinh dưỡng trong sữa hạt và dễ tiêu hóa hơn.
Bên cạnh đấy, nếu ngâm hạt trong nước thường gây ra hiện tượng hạt đậu bị trương phồng, khi nấu lên dễ có vị chua, nhanh chóng bị hư hỏng ôi thiu. Do đó, ngâm hạt trong nước muối loãng để giúp hạt đậu nở đều, không bị chua và bảo quản được lâu hơn.
Cuối cùng, tỷ lệ ngâm nước và hạt là 3:1 để hạt luôn ngập trong nước. Lưu ý là cần thường xuyên thay nước 2, 3 lần để trừ vi khuẩn gây hại. Nếu hạn chế về thời gian, bạn có thể ngâm hạt từ 1 đến 2 tiếng.
Tuy nhiên, nếu đủ thời gian, hãy ngâm từng loại hạt theo thời gian được yêu cầu (chẳng hạn như gạo lứt ngâm 9 tiếng, hạt đậu xanh ngâm 1 ngày, hạt óc chó ngâm 4 tiếng…) để loại bỏ chất độc hại. Hơn nữa, bạn không nên ngâm quá lâu, bởi điều này sẽ khiến cho một số loại hạt nảy mầm.
3. Hướng dẫn bảo quản sữa hạt nhà làm
Sữa hạt từ làm tại nhà sẽ không có chất tạo độ kết dính, không sử dụng chất bảo quản nên không để được lâu và rất dễ bị hư hỏng. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng sữa hạt nhé:
- Sữa ngon và giàu dinh dưỡng nhất khi uống trong ngày
- Sữa còn nóng không nên đóng nắp, ủ trong hộp, chai kín có thể làm sữa bí hơi và nhanh hỏng.
- Nếu không thể sử dụng hết trong ngày, nếu muốn bảo quản tủ lạnh thì phải để sữa nguội hẳn rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Các loại sữa hạt không đường có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 3 đến 5 độ C trong 3 ngày, riêng với sữa hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều chỉ được từ 1 đến 2 ngày. Với nhiệt độ thông thường, sữa để ngoài tầm hơn 3 tiếng sẽ hỏng.
4. Cách làm sữa hạt đơn giản, dễ dàng thực hiện
4.1. Công thức làm sữa hạt hạnh nhân
Hương thơm ngất ngây từ sữa hạnh nhân cùng vị béo bùi, ngọt dịu hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn ngày mới tràn đầy năng lượng. Theo đó, cách làm sữa hạt hạnh nhân rất đơn giản, nguyên liệu bạn cần có là:
- 250g hạnh nhân.
- Muối.
- 1.5 lít nước đun sôi để nguội.
- Tinh dầu quế.
Hướng dẫn cách làm sữa hạt đơn giản:
Bước 1: Rửa sạch và ngâm hạnh nhân với nước muối pha loãng. Nhớ thay nước mới liên tục sau mỗi 4 tiếng và ngâm ít nhất 12 tiếng.
Bước 2: Xay nhuyễn hạnh nhân đã ngâm với khoảng 1.5 lít nước cùng vài giọt tinh dầu quế.
Bước 3: Hãy lọc bỏ bã bằng vải mỏng rồi thưởng thức cùng nước cốt sữa béo nhé.
4.2. Cách làm sữa hạt óc chó mix hạnh nhân
Sự kết hợp của hạt óc chó và hạnh nhân sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, thúc đẩy quá trình phát triển não bộ và thể chất ở trẻ nhỏ.
Theo đó, nguyên liệu trong cách làm sữa hạt óc chó cần có là:
- 100g hạnh nhân.
- 500g óc chó.
- 50g đường phèn.
- 1 lít nước đun sôi để nguội.
Công thức làm sữa hạt từ hạt óc chó và hạnh nhân
Bước 1: Rửa sạch, ngâm hạt hạnh nhân trong nước ấm trong khoảng 12 giờ đồng hồ.
Bước 2: Với hạt óc chó, tách vỏ để lấy phần nhân bên trong hạt rồi giã nhuyễn.
Bước 3: Xay nhuyễn phần 2 loại hạt này với nước và lọc bỏ bã.
Bước 4: Nghiền nhỏ đường phèn rồi cho vào chén nhỏ với 1 ít nước lọc. Rồi đạt chén vào lò vi sóng, quay khoảng vài phút để đường phèn tan chảy.
Bước 5: Cho nước đường phèn vào sữa, khuấy đều là có thể thưởng thức rồi.
4.3. Cách làm sữa hạt sen, hạt bí và bắp nếp
Hỗn hợp sữa hạt sen, hạt bí và bắp nếp không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn hỗ trợ an thần, trị chứng mất ngủ, bảo vệ sức khỏe tim mạch cùng não bộ đây:
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là:
- 200g hạt sen tươi.
- 1/2 trái bắp nếp tạo độ sánh và 1/2 trái bắp mỹ để tạo màu vàng. Hoặc có thể dùng 1 trong 2 loại bắp đều được.
- 50g hạt bí.
- 1.5 lít nước.
Hướng dẫn cách làm sữa hạt sen, hạt bí và bắp nếp:
Bước 1: Rửa sạch hạt sen rồi bóc bỏ tim sen và ngâm hạt khoảng 60 phút. Bắp nếp, bắp mỹ bóc vỏ, tuột râu và giữ lại phần cùi để nấu chung nhằm tạo độ ngọt cho sữa. Hạt bí rửa sạch và ngâm vào trong nước ít nhất 8 tiếng.
Bước 2: Cho hỗn hợp các loại hạt, bắp trái vào nồi và nấu chung với nhau. Khi hỗn hợp sữa bắt đầu sôi thì vặn lửa nhỏ rồi đun cho đến khi hạt sen đã chín mềm.
Bước 3: Vớt bỏ cùi bắp, cho phần hỗn hợp còn lại vào máy xay và xay nhuyễn. Sau đó lọc bỏ bã sữa và bắt đầu thưởng thức.
Đọc chi tiết: Hướng dẫn 6 cách làm sữa hạt sen ngon khó cưỡng
4.4. Cách làm sữa hạt đậu nành cực kỳ đơn giản
Sữa đậu nành – món sữa quốc dân mà ai ai cũng yêu thích mang đến hương thơm ngất ngây và dễ chịu. Đặc biệt, loại sữa hạt này còn rất giàu canxi, protein để nuôi dưỡng xương và da khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa lão hóa đấy.
Nguyên liệu:
- 600g đậu nành đãi sẵn vỏ.
- 1 bó nhỏ lá dứa già.
- ½ thìa cà phê muối.
- 150g đường phèn.
Hướng dẫn cách làm sữa hạt đậu nành rất đơn giản:
Bước 1: Đầu tiên là nhặt bỏ đậu hỏng, rửa sạch và ngâm trong nước trong khoảng 6 – 8 tiếng. Còn lá dứa rửa sạch và cắt khúc.
Bước 2: Để đậu và lá dứa ráo nước rồi đem vào máy xay. Thêm nước vào đến ⅔ cối và xay nhuyễn hỗn hợp.
Bước 3: Lọc bỏ bã bằng túi lọc, dùng tay bóp mạnh để vắt kiệt nước cốt.
Bước 4: Đun sôi hỗn hợp ở trên lửa vừa. Khi sữa đã chín và bắt đầu đóng váng trên bề mặt, cho thêm muối và đường vào. Khuấy đều tay để đường và muối tan hết thì tắt bếp.
Bước 5: Để sữa nguội hẳn, cho vào chai và đem vào tủ lạnh để bảo quản. Sữa đậu nành lá dứa có thể uống nóng hoặc lạnh, đều rất thơm ngon!.
4.5. Cách làm sữa hạt bắp (sữa ngô)
Thức uống sữa bắp có thể hỗ trợ tăng cân, cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ thiếu máu,… ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, cách làm sữa hạt từ bắp rất đơn giản và dễ dàng.
Nguyên liệu:
- 2 – 4 trái bắp Mỹ (Chọn trái đều hạt, tươi ngon và to, dài).
- 650ml sữa tươi không đường.
- 40g sữa đặc có đường.
Hướng dẫn cách làm sữa hạt bắp:
Bước 1: Bắp lột vỏ và bỏ râu, sau đó dùng dao để tách hạt để riêng. Rửa phần hạt qua nước lạnh cho sạch và để ráo. Nhớ giữ lại phần râu bắp và rửa sạch nhé!
Bước 2: Xay nhuyễn phần hạt ngô trước đó.
Bước 3: Cho bắp xay nhuyễn vào nồi, thêm sữa vào và đun sôi hỗn hợp ở ngọn lửa vừa. Cho thêm phần râu bắp đã rửa sạch vào nồi để tạo vị ngọt thanh cho sữa. Lưu ý luôn khuấy đều tay để sữa không bị lắng cặn và cháy khét ở dưới đáy nồi. Khi sữa sôi lăn tăn thì thêm phần sữa đặc còn lại vào nồi và tiếp tục khuấy đều cho tan.
Bước 4: Khi hỗn hợp bắt đầu sôi lại thì tắt bếp. Dùng rây lọc lỗ nhỏ để lọc sạch bã và lấy phần cốt sữa.
Bước 5: Để sữa nguội, sau đó rót vào chai. Có thể uống liền hoặc bảo quản trong tủ lạnh cho sữa mát lạnh rồi sử dụng dần.
Đọc ngay: Hướng dẫn cách làm sữa hạt óc chó thơm ngon và bổ dưỡng cho cả nhà.
Trên đây là cách làm sữa hạt đơn giản và dễ dàng mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thể tự tay chuẩn bị thức uống thơm ngon mát lành cho mình và những người thân yêu.