Bạn có bao giờ cảm thấy rất khát nước mặc dù đã đã giải khát bằng nước ngọt? Có lẽ những lúc như thế bạn cũng đã không ít lần tự hỏi lý do nhưng chưa biết câu trả lời. Vậy nếu muốn biết vì sao uống nước ngọt lại càng khát nước, hãy đọc đến cuối bài viết này để tìm lời giải đáp chi tiết nhất nhé!
Nội Dung Chính
1. Tại sao bạn cảm thấy khát nước?
Khát nước là một tình trạng rất bình thường và là nhu cầu cơ bản của con người. Khát nước sẽ xảy ra theo nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ, cảm giác khát nước khi bạn ăn mặn không hề tương tự với lúc bạn mới đi ngoài trời nắng gắt về. Có rất nhiều yếu tố tác động đến mức độ khát nước của bạn như thời tiết, cách vận động, tình trạng cơ thể, chế độ ăn uống,…
Tất nhiên, không phải trường hợp khát nước nào cũng được xem là bình thường. Nếu cơ thể bạn bất thình lình khát nước nhiều hơn, hãy suy xét đến khả năng bản thân đang mắc một số bệnh như tiểu đường, thiếu máu, huyết áp thấp,…
2. Vì sao uống nước ngọt lại càng khát nước
2.1. Đường kích thích sự khát
Đa số các loại nước ngọt đều chứa hàm lượng đường rất cao. Đường chính là thủ phạm kích thích cảm giác khát trong cơ thể. Nó khiến cảm biến vị ngọt trong miệng nhạy bén hơn và nhanh chóng gửi tín hiệu về não. Khi tiếp nhận thông tin, não cho rằng cơ thể đang cần tiếp thêm nước nên tạo cảm giác khát. Bên cạnh đó, trong nước ngọt cũng chứa hàm lượng muối tuy nhỏ nhưng cũng làm tăng sự mất nước khiến bạn càng uống càng khát.
2.2. Chứa nhiều caffeine
Caffeine là một chất kích thích và nó luôn xuất hiện trong bảng thành phần của rất nhiều sản phẩm nước ngọt. Ai cũng biết, caffeine gần giống như “vị cứu tinh” của thế hệ cú đêm hiện nay. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn cảm thấy vô cùng khát nước nếu tiếp nạp quá nhiều. Thậm chí, nó còn gây ra tình trạng mất nước khiến bạn không thể kiềm chế cơn khát.
2.3. Chất bảo quản và hương liệu
Để bảo quản được lâu hơn, nước ngọt luôn chứa hàm lượng chất bảo quản và hương liệu nhân tạo nhất định. Chính những thành phần này đã khiến bạn dù uống rất nhiều nước ngọt xong vẫn không nguôi cơn khát.
2.4. Điều chỉnh insulin
Lượng đường trong máu còn được gọi là insulin. Khi bạn uống nước ngọt, điều này có nghĩa là bạn đang nạp thêm đường vào cơ thể. Vì vậy mà cơ thể buộc phải có những điều chỉnh để cân bằng lượng đường trong máu. Chính quá trình này khiến bạn cảm thấy khát, đặc biệt là nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
3. Một số lưu ý khi uống nước ngọt
3.1. Hạn chế lượng tiêu thụ
Trong nước ngọt hàm lượng calo và đường rất cao nên không tốt cho cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn lượng đường trong máu, béo phì,… Vì thế, lưu ý đầu tiên khi bạn uống nước ngọt chính là hãy hạn chế lượng tiêu thụ để không để lại những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe.
3.2. Ưu tiên nước ngọt không đường
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện đại, nhiều thương hiệu đã tung ra các phiên bản nước ngọt không đường độc đáo. Có thể độ ngọt của loại nước ngọt này sẽ chưa đủ để mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái nhưng nó lại hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, nếu phải lựa chọn giữa nước ngọt truyền thống và nước ngọt không đường, bạn vẫn nên ưu tiên nước ngọt không đường.
3.3. Đề phòng nước ngọt diet
Nước ngọt diet là một bước tiến mới của các thương hiệu nước giải khát hiện nay. Ưu điểm của dòng sản phẩm này được quảng cáo là không chứa hoặc chứa rất thấp lượng calo và đường. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu diễn ra về tính thân thiện với sức khỏe của nước ngọt diet. Khi mọi chuyện còn chưa ngã ngũ, vẫn có một điều mà bạn phải luôn ghi nhớ. Đó là không nên chủ quan khi uống nước ngọt diet vì nghĩ nó vô hại.
3.4. Uống nhiều nước lọc hơn
Mặc dù vẫn là nước nhưng bạn không thể uống nước ngọt thay cho nước lọc. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp nếu hôm đó bạn lỡ tiêu thụ nhiều nước ngọt, hãy tăng lượng nước lọc lên để thanh lọc cơ thể.
3.5. Kiểm tra nhãn mác
Thông thường, chúng ta chẳng bao giờ quan tâm đến những thành phần được in trên nhãn mác khi uống nước ngọt. Vậy thì ngay sau khi đọc bài viết này, bạn hãy tập cho mình thói quen ấy. Nếu ý thức được lượng đường, lượng caffeine và các chất bảo quản có trong nước ngọt là bao nhiêu, có thể bạn sẽ cẩn thận và sử dụng nó đúng cách hơn. Mặt khác, kiểm tra nhãn mác cũng là cách bạn xác định hạn sử dụng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mình sắp uống.
3.6. Uống cùng thức ăn
Nếu bạn cảm thấy thèm nước ngọt, hãy cố gắng uống nó trong bữa ăn. Uống nước ngọt có ga trước bữa ăn có thể gây cồn cào. Việc uống nước ngọt cùng thức ăn sẽ hạn chế tác động xấu của nó lên chỉ số đường huyết.
4. Nên uống bao nhiêu nước ngọt mỗi ngày?
Nước ngọt có vị cuốn hút và gây nghiện nên mọi người thường bị mất kiểm soát khi uống. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người uống 3 – 4 lon nước ngọt chỉ trong 1 ngày. Tất nhiên, không cần bàn cãi thì cũng thừa biết rằng thói quen này vô cùng có hại cho sức khỏe. Vậy nên uống bao nhiêu nước ngọt mỗi ngày mới ổn? Câu trả lời là chúng ta không nên đo bằng ngày mà hãy đổi thành tuần. Bạn chỉ nên uống 1 lon nước ngọt mỗi tuần mà thôi.
5. Có nên uống nước ngọt sau khi chơi thể thao?
Chắc chắn sau khi chơi thể thao hoặc vận động thể chất xong, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khát nước. Những lúc này, mọi người thường có xu hướng uống nước ngọt để tìm lại cảm giác sảng khoái. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức khi uống nước ngọt nhưng đó chỉ là cảm giác nhất thời. Trong nước ngọt chứa nhiều đường, HFCS, chất bảo quản,…
Những chất này gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan và quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nước ngọt cũng khiến bạn cảm thấy chán ăn vì bị đầy hơi sau buổi tập. Vậy nên để sở hữu cơ thể khỏe mạnh và săn chắc, tốt nhất bạn vẫn nên chọn nước lọc để giải khát.
6. Mua nước ngọt ở đâu chất lượng?
Mặc dù nước ngọt không tốt bằng nước lọc nhưng lại rất khó dừng sử dụng ngay lập tức nếu đã bị nghiện. Vậy thì ít nhất bạn cũng nên tìm cho mình những địa chỉ uy tín để mua nước ngọt. Hãy luôn tin tưởng các lựa chọn như siêu thị lớn, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi. Đồng thời tránh xa những sản phẩm ở các hàng quán ven đường không rõ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng.
>>> Mời bạn đọc thêm:
Tranh cãi: Vị Coca Cola khác Pepsi như thế nào?
Những kiêng kỵ khi uống nước ngọt có gas bạn cần biết
List 15 thương hiệu nước giải khát phổ biến trên thị trường
Bài viết trên đã cho chúng ta câu giải đáp chi tiết nhất về việc vì sao uống nước ngọt lại càng khát nước. Dù trong bất cứ trường hợp nào, nước ngọt cũng không phải là giải pháp phù hợp để cung cấp nước cho cơ thể. Hãy luôn ưu tiên uống nước lọc để khỏe mạnh hơn bạn nhé!