Nguyên nhân ngủ dậy bị bầm tím ở chân là gì? Tiết lộ mẹo khắc phục hiệu quả 

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Có không ít người gặp phải tình trạng ngủ dậy bị bầm tím ở chân, xong lại khá thờ ơ với triệu chứng này. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cho thấy ở bên trong cơ thể đang có những sự thay đổi nhất định mà chúng ta nên biết, từ đó có phương pháp chữa trị kịp thời. Ở trong bài viết này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về hiện tượng này, bạn nhé!

1. Bầm da là gì? 

Bầm da trong y học được gọi là xuất huyết dưới da, xuất hiện do vỡ các mạch máu nhỏ ở dưới da, khi hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch sẽ tụ lại ở mô liên kết lỏng lẻo dưới da và tạo nên những vết bầm. Theo đó, thời gian để màu sắc da trở về bình thường thông thường khoảng 2 đến 4 tuần. Vết bầm ở chân sẽ tan lâu hơn so với vết bầm ở mặt hay tay do tác dụng từ trọng lực.

bầm da là gì
Tìm hiểu bầm da là gì?

2. Nguyên nhân khiến ngủ dậy bị tím ở chân

Thông thường, bị bầm tím da thường xuất phát từ việc chúng ta bất cẩn khiến cơ thể bị va đập vào đâu đó, nhưng cũng có những vết bầm tím ở dưới da là biểu hiện của những căn bệnh trầm trọng tuyệt đối không chủ quan: 

2.1. Bệnh tiểu đường

Ngủ dậy bị bầm tím ở chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, khi đường huyết ở trong máu tăng cao sẽ khiến mạch máu, da cùng thần kinh bị suy yếu, làm kéo theo tình trạng xuất hiện mao mạch ở bên trong. Vậy nên khi bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này mà không phải do va đập trước đó thì khả năng có thể do bệnh lý tiểu đường gây ra. 

tại sao ngủ dậy bị bầm tím ở chân
Tiểu đường là nguyên nhân khiến cho ngủ dậy bị bầm tím ở chân 

2.2. Do tập thể dục quá mức

Đối với những người tập thể dụng quá mức cũng dễ gặp phải tình trạng bầm tím da do những mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ. Vậy nên nếu bạn là người chơi những môn thể thao có cường độ mạnh nên tránh để cho cơ thể bị va đập và chấn thương, vỡ mạch máu… thậm chí là những tổn thương nghiêm trọng khác. 

2.3. Do tuổi tác

Ở tuổi càng cao, quá trình sản sinh ra collagen ở trên da cũng suy yếu, đồng thời lớp mỡ bảo vệ dưới da cũng ít đi. Đây cũng là nguyên do khiến những người trên 60 tuổi sẽ dễ gặp những vết bầm tím ngay cả khi đó là tác động nhẹ lên da. 

2.4. Rối loạn máu

Có nhiều người mắc phải những bệnh lý mà chỉ cần xảy ra va chạm nhẹ sẽ gây thâm tím ở vùng da lớn, hoặc đơn giản là sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân mà không rõ nguyên nhân gì, mặc dù trước đó không xảy ra chấn thương hay va đập mạnh. Vậy nên, bạn hãy đi khám nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bởi có nhiều khả năng do rối loạn đông máu gây ra. 

2.5. Do sử dụng thuốc

Một nguyên nhân khác khiến sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân là xuất phát từ việc uống một số loại thuốc trong thời gian dài, bao gồm aspirin, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu, thuốc chứa sắt, thuốc chống hen… 

Việc sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị bầm tím ở chân
Việc sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị bầm tím ở chân

2.7. Bệnh ban xuất huyết

Nếu bạn gặp phải bệnh ban xuất huyết, máu thoát ra từ mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ xuất hiện, người bị nặng sẽ kèm theo ngứa ngáy và khó chịu. 

2.8. Bị thiếu hụt vitamin

Thiếu hụt vitamin, điển hình là vitamin C cũng là nguyên nhân phổ biến khiến sáng ngủ dậy bạn bị bầm tím ở chân. Ngoài ra, thiếu vitamin B12 cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu. Hay thiếu vitamin K cũng có thể làm giảm máu đông, thiếu vitamin C làm cho quá trình sản xuất collagen bị gặp khó khăn, khiến cho mạch máu trở nên mỏng, dễ sinh ra những vết bầm tím thường xuyên. 

Thiếu hụt vitamin cũng là nguyên nhân khiến ngủ dậy bị bầm tím ở chân
Thiếu hụt vitamin cũng là nguyên nhân khiến ngủ dậy bị bầm tím ở chân

2.9. Ngủ dậy bị bầm tím ở chân do mất cân bằng nội tiết tố

Những người bị rối loạn nội tiết tố như thiếu estrogen sẽ khiến mao mạch dễ tổn thương hơn, Phụ nữ ở trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng thuốc kích thích tố hoặc mang thai sẽ dễ gặp phải những vết bầm xuất hiện ở cơ thể. 

3. Hướng dẫn cách khắc phục vết bầm tím ở chân

Dân gian thường truyền tai nhau biện pháp xoa dầu nóng khi thấy vết bầm, tuy nhiên việc xoa bóp với dầu nóng sẽ làm tổn thương thêm những mao mạch, gây chảy máu trong nhiều hơn. Vậy nên bạn cần tránh bóp nắn, xoa dầu, nhất là không dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm (trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi va chạm), sẽ gây chảy máu nhiều thơm, làm tăng hiện tượng sưng và bầm. 

Thay vào đó, nếu chân bị bầm tím cho va đập mạnh, bạn nên nhanh chóng chườm đá ở vùng bị đau từ 5 đến 10 phút, đồng thời thực hiện trong vòng 72 giờ kể từ lúc bị chấn thương thì mới phát huy tác dụng.  Lưu ý rằng không chườm trực tiếp đá lên da và mỗi lần chườm thì nên cách nhau khoảng 1 giờ. 

Ngoài giúp làm giảm tình trạng xuất huyết ở dưới da, giảm sưng thì biện pháp chườm đá còn áp dụng hiệu quả cho những chấn thương như bong gân, bị căng cơ, côn trùng cắn hay kể cả đau do các khớp viêm từ bệnh gút.

Cách khắc phục tình trạng ngủ dậy bị bầm tím ở chân
Cách khắc phục tình trạng ngủ dậy bị bầm tím ở chân

Nếu buổi sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân thì bạn nên chú ý khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn, nhờ đó giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời làm giảm sưng hiệu quả. Bên cạnh đó là hạn chế vận động ở những vị trí bị bầm. Bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng giường công thái học, giúp nâng đỡ vùng chân lên góc 60 độ, giúp kích thích tuần hoàn máu khi ngủ, cải thiện lưu thông máu ở chân hiệu quả. 

Trong những trường hợp có vết bầm tím vừa có sốt, vết bầm sưng lên và chuyển sang màu đỏ rất đau, không cử động được, vết bầm không hề biến mất sau 2 tuần, những vết bầm bất ngờ… tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện những vết bầm mà không rõ nguyên nhân và kéo dài thì cũng cần đến bệnh viện để chẩn đoán và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như khi bị mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần được chữa trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi bị bầm tím do thiếu chất dinh dưỡng nên bổ sung kịp thời dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

>>> Mời bạn đọc: 

Ngủ dậy tim đập nhanh do nguyên nhân nào? Có nguy hiểm không?

Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân do nguyên nhân nào? Nên điều trị ra sao?

Sáng ngủ dậy bị đau xương ức: nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả nhất

Trên đây là những thông tin lý giải nguyên nhân ngủ dậy bị bầm tím ở chân mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý nhất. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM