Giấc ngủ luôn là đề tài thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong số đó, lý do tại sao rất khó thức dậy sau khi ngủ thường khiến chúng ta băn khoăn hơn cả. Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đồng thời gợi ý chiến lược đối phó với tình trạng phổ biến này.
Nội Dung Chính
1. Tại sao rất khó thức dậy sau khi ngủ?
‘Tại sao rất khó thức dậy sau khi ngủ?’ là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại không dễ để trả lời. Trên thực tế, hiện tượng này có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
1.1 Quán tính giấc ngủ
Quán tính giấc ngủ được định nghĩa là cảm giác lờ đờ, uể oải mà chúng ta gặp phải ngay sau khi thức dậy. Điều này có thể xảy ra trong khoảng 15 phút, thậm chí kéo dài đến 2 giờ cho dù bạn đã ngủ đủ. Những dấu hiệu rõ ràng nhất bao gồm:
– Buồn ngủ, có cảm giác muốn ngủ tiếp hoặc không mở nổi mắt
– Mất phương hướng
– Giảm hiệu suất tinh thần, chỉ muốn nằm ì trên giường
Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của quán tính ngủ có thể khiến bạn cảm thấy không thể nào thức dậy nổi. May mắn thay, hiện tượng nói trên sẽ phần nào được khắc phục nếu chúng ta có đủ thời gian cho những ‘giấc ngủ phục hồi’. Trong lúc chờ đợi cơn uể oải đi qua, hãy thử tận dụng khung giờ này để hoàn thành những công việc hoặc thói quen ít quan trọng.
1.2 Sức khỏe tâm thần có vấn đề
Tình trạng bất ổn liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng có thể là một nguyên nhân khiến bạn mất ngủ và gặp khó khăn trong việc thức dậy. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã cho thấy: những người mắc bệnh tâm lý thường xuyên phải đối diện với các vấn đề về giấc ngủ như hay giật mình, ngủ chập chờn, ngủ ngắn giấc hoặc ngủ kém sâu.
Tệ hơn nữa, trạng thái tâm thần không ổn định sẽ ‘triệt tiêu’ hoặc làm giảm đáng kể động lực thức dậy mỗi ngày của người bệnh, khiến họ phải liên tục ‘vật lộn’ để bước ra khỏi giường. Mặt khác, nó thường đi kèm với triệu chứng mất tập trung và buồn ngủ vào ban ngày, gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Một số vấn đề tâm lý khiến bạn khó thức dậy bao gồm: trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc theo mùa, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, lo lắng, stress thái quá,…
1.3 Thiếu ngủ, mất ngủ vô căn
Như chúng ta đã biết, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Do đó, nếu nhu cầu nghỉ ngơi không được đáp ứng, cơ thể sẽ không kịp phục hồi, dẫn đến cáu gắt, mệt mỏi và thiếu năng lượng suốt cả ngày. Nói cách khác, thiếu ngủ đồng nghĩa với việc bạn đang ‘mắc nợ’ bản thân một thời lượng giấc ngủ nhất định. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra trạng thái trì trệ khi thức dậy.
Mặt khác, bạn có thể khó thức dậy hơn sau khi ngủ nếu mắc phải chứng mất ngủ vô căn, tức là ngủ nhiều hơn 12/24 tiếng mỗi ngày mà không rõ nguyên nhân y tế. Lúc này, quán tính ngủ gặp phải ở người bệnh thường kéo dài nhiều giờ, kèm theo dấu hiệu nhầm lẫn, nói lắp, mất trí nhớ tạm thời,…
1.4 Uống quá nhiều caffein
Nhiều người thường có thói quen uống trà, cà phê vào ban ngày, thậm chí là trong buổi tối để duy trì sự tỉnh táo. Tuy nhiên, khi về đêm, điều này lại có thể làm gián đoạn và suy giảm nghiêm trọng chất lượng giấc ngủ. Thành phần caffein có trong các loại đồ uống này chính là thủ phạm đe dọa tiến trình nghỉ ngơi của cơ thể, buộc não bộ phải hoạt động nhiều hơn thường lệ. Lúc này, không chỉ có chu kỳ ngủ bị biến đổi mà ngay cả hành vi thức giấc cũng trở nên khó khăn hơn.
1.5 Cường độ vận động không phù hợp
Tình trạng khó thức dậy có thể xuất hiện ở hai kiểu đối tượng: người ít vận động lẫn người vận động quá sức, đặc biệt là luyện tập quá gần với khung giờ đi ngủ. Cường độ thể dục thể thao không phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.
1.6 Tác dụng của các loại thuốc
Tác dụng của các loại thuốc chữa bệnh có thành phần gây buồn ngủ, ví dụ như thuốc cảm sốt hay chống dị ứng có thể tồn tại lâu hơn 8 tiếng, làm bạn khó mà tỉnh táo được sau khi ngủ dậy.
1.7 Tuổi tác
Dễ nhận thấy rằng khi tuổi tác dần tăng lên, những thói quen và mô hình giấc ngủ sẽ ít nhiều chứng kiến một vài sự thay đổi nhất định. Càng lớn tuổi, chúng ta càng khó đi vào giấc ngủ, ngủ cũng không còn được ngon và sâu như trước nữa. Hiện tượng này có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và ì ạch hơn khi thức giấc.
1.8 Rối loạn giấc ngủ
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến lối sống, khó thức dậy cũng có thể là biểu hiện của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Đáng chú ý nhất là các vấn đề như ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, hội chứng chân không yên,…
1.9 Bệnh lý
Mất ngủ và mệt mỏi vào buổi sáng có thể là phát sinh do ảnh hưởng của các bệnh lý như: thiếu máu, suy giáp, viêm khớp, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, mệt mỏi mãn tính,…
2. Những mẹo nhỏ giúp thức dậy dễ dàng hơn
Sau khi giải đáp được lý do tại sao con người rất khó thức dậy sau khi ngủ, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một vài mẹo nhỏ giúp việc hoạt động trở lại trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể:
– Xác định động lực thức dậy
– Xây dựng một danh sách những việc cần làm sau khi thức giấc
– Tìm hiểu đồng hồ sinh học của bản thân
– Duy trì một lịch trình nghỉ ngơi và đi ngủ đều đặn
– Không bấm vào nút ‘báo lại’ khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
– Bổ sung melatonin
– Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
– Luyện tập thể dục điều độ vào buổi sáng
– Sắp xếp lịch trình hoạt động trong buổi tối
– Xem xét lại các yếu tố ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ
– Ghi chép và đánh giá chất lượng giấc ngủ theo tuần
– Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
– Tắm nước lạnh
– Uống caffein
– Ngủ trưa ít hơn 30 phút
3. Một số câu hỏi thường gặp
3.1 Tại sao chúng ta gặp khó khăn khi thức dậy dù ngủ đủ 8 tiếng?
Cơ thể mỗi người có một nhu cầu nghỉ ngơi và khả năng hồi phục năng lượng khác nhau. Do đó, việc bạn không thể thức dậy ngay cả khi đã ngủ đủ 8 tiếng như khuyến nghị có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể cần nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra, điều này cũng thường xuất hiện ở những người thiếu ngủ trong thời gian dài, buộc họ phải ngủ thêm để bù đắp lại.
3.2 Tại sao chúng ta không thể tỉnh táo hoàn toàn khi vừa thức dậy?
Hầu hết chúng ta đều rơi vào trạng thái ‘nửa tỉnh nửa mê’ khi vừa thức dậy vào buổi sáng hoặc sau một giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng bản năng hoàn toàn bình thường, được xem như một phần tất yếu của chu kỳ đánh thức cơ thể. Tất nhiều, điều này cũng phần nào được củng cố bởi các nhân tố ngoại lai như thiếu ngủ, suy giảm chất lượng giấc ngủ, ngủ nướng hoặc chênh lệch nhịp sinh học do múi giờ,…
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về lý do tại sao rất khó thức dậy sau khi ngủ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!