Ngày nay, vẫn có nhiều nơi có tục lệ rằng khi lên xe hoa về nhà chồng, mỗi cô dâu thường gài kim trên váy cưới. Vậy cô dâu mang kim về nhà chồng có ý nghĩa gì? Những thủ tục cưới hỏi của người Việt hiện nay gồm những gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Cô dâu mang kim về nhà chồng có ý nghĩa gì?
1.1. Nguồn gốc
Hiện nay, có rất nhiều giai thoại để giải thích cho nguồn gốc của việc cô dâu mang kim về nhà chồng. Tuy vậy, tục lệ này phần lớn đều mang ý nghĩa tốt đẹp cho cô dâu chú rể. Người ta cho rằng vào đêm tân hôn, chú rể thường dễ gặp phải tình trạng thượng mã phong hay còn là phạm phòng. Phạm phòng được hiểu là tình trạng đột tử do đột truỵ tim mạch diễn ra trong lúc sinh hoạt tình dục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thượng mã phong là bởi tinh dịch tiết ra quá nhiều khiến người đàn ông gặp phải nguy hiểm.
Dấu hiệu của thượng mã phong đó là khi đang ân ái thì người nam bị ra nhiều mồ hôi, ớn lạnh, thở nhanh, chân tay co giật và bất tỉnh nhân sự,… Điều này rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến người đàn ông tử vong nếu người vợ không biết cách xử lý kịp thời.
Để giải quyết tình huống, tốt nhất người vợ cần bình tĩnh, lấy vật nhọn như trâm cài tóc hoặc kim mang sẵn bên mình châm mạnh vào xương cụt của chồng. Sau đó, tiếp tục dùng tay ấn vào vị trí huyệt nhân trung (khoảng giữa từ mũi đến môi trên), nhẹ nhàng để chồng nằm xuống, xoa toàn thân kết hợp hô hấp nhân tạo để người chồng sớm tỉnh táo.
Tình trạng thượng mã phong có tỷ lệ xuất hiện ở nữ giới khá thấp. Bệnh này thường phát một cách ngẫu nhiên, một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần. Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian ngắn, nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách thì người bệnh sẽ bình phục nhanh chóng.
Tình trạng thượng mã phong thường xảy ra đối với những người bị rối loạn nhịp tim, động kinh hoặc mắc chứng rối loạn tuần hoàn não, người bị bệnh nặng mới ốm dậy, đang hồi phục. Nếu sức khỏe không ổn định mà quan hệ, hưng phấn quá mức sẽ làm sức hao tinh kiệt. Ngoài ra, nếu sinh hoạt tình dục trong thời gian ngắn và thường xuyên cũng sẽ dẫn đến chứng thượng mã phong.
1.2. Tại sao cô dâu thường cài 7 hoặc 9 cây kim trên váy cưới?
Một tục lệ khác đó là cô dâu thường mang kim về nhà chồng sẽ cài ở gấu váy cưới hoặc là vấn đội đầu để không bị đau. Cụ thể số lượng kim mang theo không có quy định rõ ràng, tuy nhiên mỗi nàng dâu thường mang từ 7 đến 9 cây kim.
Theo ông bà ta, 7 hay 9 cây kim đều mang ý nghĩa may mắn, giúp cuộc sống hôn nhân về sau sẽ ấm êm, tránh cãi vã, tranh chấp không đáng có. Bên cạnh đó, những cây kim này còn được xem là chứng nhân tình yêu giữa hai người, chứng kiến toàn bộ lễ cưới, lời hẹn ước mà đôi uyên ương trao cho nhau trong ngày trọng đại, giúp hạn chế những đổ vỡ trong mối quan hệ.
Ngoài ra, tục lệ này còn còn giúp cô dâu loại bỏ xui xẻo và át được vía mẹ chồng, hoặc việc mang kim theo bên người và rải dọc đường sẽ giúp cô dâu loại bỏ xui xẻo. Tuy vậy tục rải kim ngày nay gặp rất nhiều ý kiến trái chiều vì nó có thể ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như sự an toàn của người khác.
Cho đến hiện tại, tục mang kim về nhà chồng không còn quá phổ biến vì không có cơ sở lý luận cụ thể. Tuy vậy nếu thiên về đời sống tâm linh, các nàng dâu vẫn có thể mang theo kim về nhà chồng để tạo niềm tin, an tâm hơn khi bước vào một nơi xa lạ.
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được cô dâu mang kim về nhà chồng có ý nghĩa gì. Bên cạnh tục lệ này, ông bà ta còn có rất nhiều tục lệ thú vị khác đấy!
2. Những phong tục cưới hỏi của người Việt
Bên cạnh tục mang kim về nhà chồng thì người Việt còn có những phong tục sau:
2.1. Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ đầu tiên để hai nhà bàn chuyện cưới hỏi. Khi làm lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ mang trầu, cau, chè, bánh kẹo, nước ngọt hoặc rượu bia,… sang nhà gái. Trong đó, trầu cau là thứ bắt buộc bởi miếng trầu là đầu câu chuyện, là hiện thân của tình nghĩa vợ chồng và họ hàng ruột thịt. Các lễ này được sắp ra mâm, sau đó dâng lên bàn thờ tổ tiên. Cuối buổi lễ, nhà gái sẽ lại quả, còn nhà trai sẽ được phép mang về phần lễ mà nhà gái chia.
2.2. Lễ ăn hỏi (hay còn gọi là lễ đính hôn)
Theo tục lệ ông bà truyền lại, tên tuổi của cô dâu sẽ được hỏi vào ngày này. Khi đã nhận lễ, cô gái được xem là đã có chốn về. Hiện nay, lễ ăn hỏi đã được lược bớt để đơn giản hoá, tuy nhiên đây vẫn là lễ quan trọng mà bất cứ đám cưới nào cũng không thể bỏ qua.
Sau ngày ăn hỏi, cặp đôi đã chính thức được coi là vợ chồng. Còn lễ cưới là lúc công bố với họ hàng, làng xóm chuyện đôi lứa thành đôi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang tráp cưới, lễ vật đến nhà gái để hỏi vợ, tuỳ vào phong tục từng miền mà số lễ hỏi sẽ khác nhau, có thể là 5 hoặc 9 lễ. Sau lễ hỏi, nhà gái sẽ lại một phần quả cho nhà trai mang về.
2.3. Lễ xin dâu và rước dâu
Khi đi xin dâu, nhà trai sẽ có một đoàn rước dâu tới nhà gái. Người dẫn đầu đoàn nhà trai sẽ là người đại diện, sau đó đến bố chú rể, chú rể và những người thân thích, họ hàng, bạn bè,…
Khi nhà trai tới nhà gái, nhà gái sẽ tiến hành đón tiếp nhà trai vào nhà, sau đó hai bên giới thiệu và nói chuyện với nhau. Nhà trai sẽ xin được rước dâu, khi được nhà gái đồng thuận, nhà trai chính thức rước cô dâu về nhà mình.
Khi rước dâu, chú rể cầm theo hoa vào trong phòng, trao hoa cho cô dâu rồi đưa cô dâu ra ngoài. Trước thời gian này, cô dâu không được tự ý ra ngoài để tránh xui xẻo. Sau đó, cô dâu cùng với chú rể sẽ thắp hương ông bà tổ tiên, chào bố mẹ họ hàng, sau khi bố mẹ cô dâu dặn dò, cô dâu sẽ chính thức theo chồng.
2.4. Lễ lại mặt (còn được gọi là Lễ nhị hỷ)
Lễ lại mặt được xem là nét văn hoá đẹp của người Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với gia đình nhà gái. Cụ thể, mẹ chồng sẽ sắm một mâm lễ để cô dâu và chú rể mang về nhà ngoại, tỏ lòng thành. Thông thường, lễ lại mặt sẽ đi vào buổi sáng, không nên đi vào buổi sáng, buổi tối hoặc khuya vì dễ phạm điều kiêng kỵ.
Như vậy, bài viết trên đây của Vua Nệm đã giúp bạn hiểu rõ cô dâu mang kim về nhà chồng có ý nghĩa gì. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị và hữu ích đối với độc giả. Chúc những ai sắp thành hôn sẽ có một ngày trọng đại trọn vẹn và hạnh phúc viên mãn bên nửa kia nhé!