Phô mai làm từ gì? Nguồn gốc, tác dụng và cách phân loại phô mai

CẬP NHẬT 14/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Siêu bão SALE tháng 11

Bên cạnh trứng, sữa,… phô mai là một trong những loại nguyên liệu giàu protein được dùng nhiều trong nấu nướng. Vậy phô mai làm từ gì? Mời bạn cùng Vua Nệm tìm điểm đáp án cho câu hỏi này thông qua bài viết hữu ích sau đây.

1. Phô mai làm từ gì? Nguồn gốc của phô mai 

Phô mai là một nguyên liệu khá phổ biến trong quy trình nấu ăn và làm bánh, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ phô mai làm từ gì? Trên thực tế, loại thực phẩm này vốn nguồn gốc từ sữa gia súc (bò, dê, cừu), do đó cực kỳ giàu đạm. Không chỉ chứa hàm lượng protein dồi dào, phôi mai còn là nguồn cung cấp chất béo cùng một số khoáng chất thiết yếu khác như phốt pho, canxi,… cho cơ thể.

phô mai được làm từ gì
Phô mai được làm từ sữa gia súc

Phô mai là thực phẩm truyền thống có xuất xứ từ các nước phương Tây nên thường được gọi theo tên tiếng Anh là Cheese. Hiện nay, trên thị trường đang bày bán hàng trăm loại phô mai với đủ mọi hương vị, màu sắc cũng như độ rắn (cứng mềm) khác nhau. Cùng với đó, mỗi loại Cheese lại sở hữu những đặc tính riêng và thường dùng cho những mục đích cụ thể. Có loại phô mai dành riêng để làm bánh, có loại chỉ để nấu ăn, song cũng có loại để ăn trực tiếp hoặc phục vụ cả hai mục đích này.

Riêng đối với nền ẩm thực Italia, phô mai hầu như góp mặt trong mọn món ăn, từ bình dân đến sang trọng. Tiêu biểu nhất là pasta, pizza, salad rau xanh rưới dầu oliu kiểu Hy Lạp hay bánh mì nướng kiểu Pháp,…

2. Tác dụng của phô mai

Không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon và béo ngậy, phô mai còn là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Thường xuyên bổ sung phô mai vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể một nguồn khoáng chất thiết yếu phong phú và đa dạng. Cụ thể:

  • Vitamin A, B2, B12, D, K2, Acid Folic, canxi giúp kích thích hệ cơ xương phát triển vững chắc, góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng loãng xương thường gặp ở người cao tuổi
  • Kích thích hoạt động của tuyến nước bọt, từ đó loại bỏ những mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại trên thành nướu, răng và góp phần làm sạch toàn bộ khoang miệng hiệu quả
  • Thành phần giàu canxi giúp răng chắc khỏe và phòng ngừa tình trạng sâu răng
  • Axit Linoleic giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và phát triển
  • Vitamin B thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và đẩy lùi tình trạng suy nhược đối với hệ thần kinh
  • Hàm lượng acid cao giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch và đột quỵ
  • Acid amin Tryptophan hỗ trợ sản sinh hormone hạnh phúc Serotonin, có tác dụng giảm căng thẳng, stress và ổn định tinh thần
phô mai có tác dụng gì
Phô mai là nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng

3. Phân biệt các loại phô mai thông dụng nhất hiện nay

Sau khi biết được phô mai làm từ gì, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua các loại phô mai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể:

3.1 Phô mai Parmesan

Parmesan là loại phô mai đặc trưng của nước Ý với tên gọi đầy đủ là Parmigiano Reggiano. Dòng phô mai này được sản xuất dưới dạng hạt cứng, thường dùng để định hình hương vị cho các món mì Ý và pasta. Nguyên liệu chính của phô mai Parmesan là sữa bò nguyên chất, do vậy hương vị sẽ chịu sự ảnh hưởng từ chất lượng sữa cũng như thời điểm thu hoạch sữa bò.

có mấy loại phô mai
Phô mai Parmesan được ủ từ 2 – 3 năm

Quy trình sản xuất phô mai Parmesan thường kéo dài ít nhất 1 năm (thông thường ủ từ 2 – 3 năm để đạt được hương vị chuẩn). Parmesan thành phẩm được bán ở dạng khối, sau đó bào sợi hoặc thái lát mỏng khi chế biến món ăn.

3.2 Phô mai Cheddar

Cheddar là dòng phô mai dạng cứng có màu vàng đậm, vàng nhạt hoặc trắng ngà và vị đắng nhẹ đặc trưng. Đặc biệt, thời gian ủ càng lâu thì kết cấu phô mai Cheddar càng rắn, màu vàng cũng trở nên đậm đà hơn. Thông thường, một mẻ phô mai Cheddar đạt chuẩn sẽ được ủ trong khoảng 9 – 24 tháng.

Hiện nay, Cheddar cheese chủ yếu được bán ở dạng nguyên miếng để đảm bảo hương vị thơm ngon. Bạn có thể thêm loại phô mai này vào pizza, pasta, sandwich, burger hoặc một số dòng bánh mặn như tart, muffin,…

3.3 Phô mai Mozzarella

Cùng với Cheddar và Parmesan, Mozzarella cũng là một trong những dòng phô mai nguyên chất được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Mozzarella được xếp vào nhóm Cream Cheese, chủ yếu sử dụng nguồn sữa trâu tại Ý hoặc một số loại sữa động vật khác. Kết cấu của phô mai này khá mềm, màu sắc ngả từ vàng nhạt đến trắng và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của gia súc trong từng mùa.

phô mai mozzarella
Mozzarella được xếp vào nhóm Cream Cheese

Do có độ ẩm khá cao nên phô mai Mozzarella chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn – trung bình từ 1 tuần (nếu bảo quản trong nước muối) đến 1 tháng (nếu cất giữ trong tủ lạnh). Mozzarella bào vụn là nguyên liệu quen thuộc của các món mì ống, pizza hoặc salad Caprese.

3.4 Phô mai Cream

Phô mai Cream (hay Cream Cheese/ phô mai kem) được làm từ sữa dê hoặc sữa bò nguyên chất, do đó có màu trắng và kết cầu mềm mại tự nhiên. Khi ăn, phô mai Cream thường có vị mặn mặn, chua chua đặc trưng giúp kích thích vị giác hiệu quả. Ngày nay, phô mai kem hay được dùng kèm spaghetti, bánh mì nướng hoặc chế biến các món bánh ngọt như cheesecake, tiramisu,…

3.5 Phô mai Emmental

Emmental (hay Emmentaler) là loại phô mai có màu vàng nhạt, kết cấu cứng vừa và vị chua nhẹ dễ ăn. Thời gian trung bình để ủ phô mai Emmental dao động từ 2 – 18 tháng, phụ thuộc loại vi khuẩn được sử dụng cho việc lên men thành phẩm. Do tính dễ tan và độ dẻo nhất định nên Emmental thường được dùng cho các món pizza, bánh mì, burger hoặc súp để tạo độ béo ngậy tự nhiên. 

Phô mai Emmental
Phô mai Emmental là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn

3.6 Phô mai Blue

Blue Cheese là dòng phô mai tinh chế từ sữa dê, sữa cừu hoặc sữa bò, sau đó kết hợp thêm Penicillium – một loại nấm mốc đặc biệt giúp phô mai có màu xanh độc đáo cùng các vết mốc đặc trưng. Mùi vị của phô mai Blue rất đặc biệt, tất cả nhờ vào quá trình ủ trong các môi trường được kiểm soát nhiệt ổn định (ví dụ như hang động). Bạn có thể bẻ vụn và dùng Blue Cheese cùng trái cây, rượu vang, crackers hoặc kết hợp với một số món ăn khác.

3.7 Phô mai Edam

Edam Cheese là dòng phô mai dạng cứng được tạo hình trụ tron hoặc hình cầu khá đặc biệt. Kết cấu phô mai chia thành 2 phần: lớp vỏ màu đỏ bên ngoài mỏng và không ăn được, bao bọc lấy phần nhân vàng nhạt bên trong. Mùi vị của Edam Cheese được nhận xét là khá dễ chịu, với độ béo ngậy vừa phải và giữ được lâu nên rất phù hợp để làm bánh. 

Phô mai Edam được tạo hình đặc biệt
Phô mai Edam được tạo hình đặc biệt

3.8 Brie Cheese

Nguyên liệu chính tạo nên phô mai Brie là sữa bò ít béo hoặc nguyên kem. Sau khi làm nóng sữa ở 37 độ C với enzyme rennet, khối sữa này sẽ được đục thành khuôn nhỏ với đường kính chừng 20cm. Tiếp theo là công đoạn làm mặn và cấy thêm một số vi khuẩn tự nhiên như Penicillium camemberti, Penicillium candidum hoặc Brevibacterium linens rồi ủ khoảng 4 – 5 tuần trong môi trường ổn định.

3.9 Phô mai Mascarpone

Mascarpone Cheese là dòng phô mai làm từ sữa bò nguyên chất có màu trắng và kết cấu mềm mịn tự nhiên. Việc sản xuất phô mai Mascarpone phải trải qua khá nhiều công đoạn, khi sữa nguyên liệu được mang đi đông đặc bằng nước chanh, giấm hoặc một số loại acid (citric, axetic,…).

Phô mai Mascarpone
Phô mai Mascarpone có kết cấu mềm mịn tự nhiên

Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài Phô mai làm từ gì và danh sách 9 loại phô mai được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hi vọng những nội dung vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc, tác dụng cũng như cách phân loại nguyên liệu hấp dẫn này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM