Thức dậy quá sớm có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới sớm hơn nhưng đồng thời cũng gây ra các ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống. Vậy, thức dậy quá sớm có tốt không? Mẹo để ngủ sâu và đủ giấc là gì? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
1. Tại sao nhiều người thức dậy quá sớm và không ngủ lại được?
Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng thức dậy sớm và không ngủ lại được. 1 số nguyên nhân chính bao gồm:
1.1. Lo lắng, rối loạn lo âu
Những căng thẳng thần kinh có thể gây ra gián đoạn giấc ngủ. Khi cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng, bất an về 1 tình huống/sự kiện gì đó trong cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Một số vấn đề thường gặp dễ dẫn đến tình trạng thức dậy sớm là:
- Công việc
- Vấn đề gia đình (nuôi dạy con cái, căng thẳng hôn nhân,…)
- Ly hôn
- Thất nghiệp
- Tài chính
- Sự ra đi của một người thân yêu trong gia đình hoặc bạn bè
Nhiều người khi rơi vào tình huống này thường cố gắng ngủ thêm. Điều này càng tạo thêm nhiều lo lắng khiến bạn không tài nào ngủ được. Trong trường hợp này, tốt hơn hết bạn không nên cố gắng ngủ lại mà rời khỏi giường, thực hiện các động tác thư giãn, đọc sách hoặc tản bộ quanh nhà. Như vậy, bạn sẽ giảm bớt cảm giác lo lắng và bắt đầu ngày mới trong tâm trạng tốt hơn.
1.2. Mất ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ liên quan
Mất ngủ hoặc các chứng rối loạn liên quan đến giấc ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thức dậy quá sớm.
Người đang đối phó với chứng mất ngủ cấp tính hay mãn tính đều thường trải qua cảm giác không thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và không ngủ lại được sau khi thức dậy. Cấp tính là tình huống người bệnh mất ngủ trong thời gian kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu thời gian mất gian mất ngủ kéo dài 3 hơn tháng thì bạn có thể được xác định chẩn đoán mất ngủ mãn tính (dài hạn).
Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ bao gồm:
- Luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ
- Đang mắc các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ
- Đang dùng các loại thuốc chữa bệnh có thành phần ảnh hưởng đến kỳ giấc ngủ
- Gặp các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm cùng các loại rối loạn cảm xúc khác
- Người làm việc ca đêm hoặc xoay ca
- Không có thói quen tập thể dục hoặc ít vận động
- Tình trạng jetlag
Một số tình trạng bệnh lý có thể gây ra mất ngủ gồm:
- Lạm dụng chất kích thích
- Rối loạn nội tiết tố
- Chứng đau/viêm xương khớp, đau dây thần kinh tọa
- Các vấn đề hô hấp như dị ứng, hen suyễn,…
- Một số bệnh về tiêu hóa như trào ngược axit, ợ nóng,..
Việc mất ngủ lâu ngày sẽ càng khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng và không ngủ đủ giấc kéo dài, kéo theo việc thức dậy quá sớm vào buổi sáng dù bạn mới chỉ vừa chợp mắt được vài tiếng ngắn ngủi vào đêm trước đó.
1.3. Mang thai hoặc sau sinh
Cơ thể phụ nữ trải qua sự thay đổi lớn trong quá trình mang thai. Sự thay đổi về thể chất lẫn tâm lý này khiến nhiều mẹ bầu và mẹ sau sinh bị rối loạn giấc ngủ. Phổ biến nhất là chứng ợ nóng, ốm nghén, tình trạng tiêu đêm, phù nề chuột rút ở chân, căng tức ngực, đau lưng.
Về tâm lý, mẹ thường xuyên trải qua cảm giác lo lắng, suy nghĩ quá mức về việc mang thai cũng như áp lực chăm sóc trẻ. Từ đó dẫn tới việc mất ngủ, thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
Nhìn chung, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau kỳ tam cá nguyệt thứ 2, và chúng có xu hướng quay trở lại vào 3 tháng cuối thai kỳ. Khi em bé ngày càng lớn hơn, cơ thể bạn có sự thay đổi nhiều hơn để thích ứng với điều này. Do đó, việc ngủ có thể lại trở nên khó khăn hơn.
1.4. Thay đổi giấc ngủ liên quan đến tuổi tác
Nghiên cứu cho thấy, khi tuổi tác càng cao thì chất lượng và thời lượng ngủ ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đồng nghĩa với việc, bạn dễ gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ và thức dậy quá sớm. Lâu dần, gây ra việc thiếu ngủ trầm trọng và suy giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.
Nghiên cứu còn cho thấy, nam giới cao tuổi đang mắc phải các vấn đề về đường tiết niệu có nguy cơ gặp phải các chứng khó ngủ cao hơn so với các nhóm người cao tuổi còn lại.
Nhiều người trung niên, người cao tuổi cho biết, trước đây họ chưa bao giờ phải đối mặt với các vấn đề giấc ngủ, nhưng khi bước qua 40, giấc ngủ của họ dần trở nên nông và ngắn hơn mặc dù họ không trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hay trạng thái cảm xúc tiêu cực nào.
2. Thức dậy quá sớm có tốt không?
Vậy, thức dậy quá sớm có tốt không? Câu trả lời là tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người. Nếu việc dậy sớm là do thói quen, đồng hồ sinh học thì hoàn toàn bình thường. Ngược lại, nếu việc thức dậy quá sớm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn thì bạn cần tìm biện pháp cải thiện và thăm khám bác sĩ sớm để được hỗ trợ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trong nhiều trường hợp, các rối loạn tâm trạng chính là nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này. Việc giải phóng các cảm xúc tiêu cực chính là “chìa khóa” để giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Đồng thời, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị để giúp khôi phục khả năng duy trì giấc ngủ của bạn.
Đối với phụ nữ mang thai hoặc sau sinh mắc chứng mất ngủ khó ngủ, thông thường triệu chứng sẽ giảm dần sau 1 thời gian. Thực tế, việc thiếu ngủ trong những tháng đầu thai kỳ là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nhưng nếu điều này ảnh hưởng quá mức đến cuộc sống và sức khỏe của mẹ thì hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời, phòng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
XEM THÊM: Cách khắc phục mất ngủ sau sinh tại nhà hiệu quả mẹ nên biết
3. Một số lời khuyên giúp bạn cải thiện giấc ngủ
Để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ, bạn nên bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống và môi trường ngủ bằng những điều đơn giản sau đây:
- Tránh uống cà phê hoặc có loại đồ uống chứa cồn, cafein cùng các chất kích thích khác sau 1 giờ chiều.
- Luôn giữ cho phòng ngủ của bạn đủ tối trước giờ đi ngủ bằng cách tắt bớt các nguồn sáng không cần thiết và sử dụng màn đủ dày để ngăn không cho ánh sáng đèn đường lọt vào trong phòng.
- Che màn hình trên đồng hồ để tránh hình thành áp lực “buộc phải ngủ” khi nhìn đồng hồ.
- Siêng năng tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt là các bài tập thiền, dưỡng sinh.
- Giữ trong phòng ngủ luôn mát mẻ, thoáng mát để kích thích giấc ngủ tốt nhất.
- Tránh ngủ trưa quá nhiều, đặc biệt là ngủ vào cuối giờ chiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
- Nên ăn tối sớm. Hạn chế ăn quá no vào thời điểm gần giờ đi ngủ.
- Không uống nhiều nước hoặc các thực phẩm chứa nước (như trái cây) quá giờ đi ngủ để tránh việc tiểu đêm.
- Tránh ăn vặt, ăn đồ ăn khó tiêu gần giờ đi ngủ.
- Thức dậy và đi ngủ trong cùng 1 khung thời gian để tạo sự nhất quán trong lịch trình ngủ.
- Tránh ngủ nướng khi bạn đã có 1 đêm ngủ đủ giấc.
Trong trường hợp bạn trải qua tình trạng khó ngủ, mất ngủ nghiêm trọng liên quan tới bệnh lý, sức khỏe tinh thần, tuổi tác, không nên chần chừ việc thăm khám bác sĩ. Các chuyên gia có thể đề xuất bạn thực hiệu liệu pháp hành nhận thức hoặc các phương pháp điều trị phù hợp khác để giải quyết chứng mất ngủ.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh thắc mắc thức dậy quá sớm có tốt không. Nhìn chung, việc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại có thể gây ra nhiều bất tiện khó chịu. Đồng thời dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.
Nếu bạn đã thử mọi cách mà vẫn không cải thiện tình trạng thì hãy thăm khám bác sĩ nhanh chóng để tìm ra nguyên nhân khiến bạn thức dậy quá sớm. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Chúc bạn luôn ngủ ngon sống trọn!