Khi sử dụng gối, ngoài việc xem xét chất liệu của phần ruột bên trong, chúng ta còn cần phải tìm được chiếc vỏ gối phù hợp. Vỏ gối không chỉ giúp bảo vệ ruột gối mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. Vậy hiện tại trên thị trường có các loại vỏ gối nào để mọi người lựa chọn? Hãy để Vua Nệm tiết lộ ngay trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Lợi ích của vỏ gối
Vỏ gối ra đời và tồn tại cho đến ngày hôm nay chủ yếu dựa vào hai nguyên nhân chính sau đây:
- Chức năng cơ bản nhất của một chiếc áo gối chính là dùng để bảo vệ phần ruột gối bên trong. Khi ngủ, chắc chắn chúng ta sẽ tiết mồ hôi ít hoặc nhiều. Thậm chí nhiều người còn bị gàu nên không tránh khỏi tình trạng làm bẩn gối. Lúc này, vỏ gối sẽ đóng vai trò như là lá chắn giúp ngăn chặn chất bẩn không xâm nhập sâu vào bên trong.
- Chức năng tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là dùng để trang trí. Ruột gối sẽ được bảo bọc lại bởi một lớp vải khá đơn giản. Vì thế, nếu bạn muốn căn phòng của mình trở nên sinh động hơn, chắc chắn bạn sẽ cần đến những chiếc áo gối với hoạ tiết và màu sắc đa dạng.
Tất nhiên, hiện nay gối đến từ một số thương hiệu lớn thường rất đầu tư cho phần bải bao bọc bên ngoài ruột gối. Tuy vậy, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên sử dụng áo gối để đảm bảo 2 yếu tố là thẩm mỹ và vệ sinh.
2. Phân loại vỏ gối
2.1. Vỏ gối cotton
Cotton là một trong những chất liệu được sử dụng vô cùng phổ biến khi sản xuất những sản phẩm liên quan đến giấc ngủ. Trên thị trường hiện nay không khó để tìm thấy những chiếc vỏ gối được làm từ cotton. Vỏ gối cotton sở hữu những ưu nhược điểm sau:
- Bản thân vải cotton được làm từ sợi bông tinh khiết nên sẽ vô cùng thân thiện với môi trường. Nhờ chất liệu hoàn toàn tự nhiên mà nó cũng không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
- Một trong những ưu điểm làm nên nét đặc trưng của vải cotton chính là khả năng thấm hút tuyệt vời. Không những vậy nó còn có tính thoáng khí nên rất thích hợp để sử dụng trong mùa hè.
- Vải cotton được tạo ra dựa trên kỹ thuật dệt tiên tiến nên nó rất bền bỉ. Bạn có thể giặt vải cotton trong nước nóng hoặc sử dụng máy giặt. Vải cotton cũng nhanh khô hơn so với những chất liệu khác.
- Ít ai biết rằng vải cotton có một đặc tính là kháng khuẩn rất tốt nên hạn chế sự sinh sôi, nảy nở của nấm và vi khuẩn.
- Bên cạnh những ưu điểm thì phải cotton cũng có một số nhược điểm như dễ bị co rút hoặc giá thành khá cao.
2.2. Vỏ gối lụa
Lụa là một loại vải cao cấp được làm từ sợi tơ tằm nên sở hữu độ mềm mịn khó chất liệu nào có thể sánh bằng. Nếu nằm ngủ trên một chiếc gối có vỏ gối bằng lụa bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Vỏ gối lụa có những đặc trưng sau:
- Với bề mặt bóng mịn thì vỏ gối lụa mang lại sự sang trọng cho bộ đồ giường.
- Khi sử dụng vỏ gối lụa không gây cảm giác bí bách vì có khả năng thoáng khí rất cao.
- Vải lụa ít khi bị nhăn nên bạn có thể thoải mái cử động mà không sợ để lại nếp gấp trên vỏ gối.
- Với sự mềm mịn vượt trội của mình thì phải lụa được cho là có thể nâng niu tóc cũng như da của người nằm.
- Lụa là chất liệu có thể thích nghi rất tốt với mọi điều kiện thời tiết.
- Để sản xuất ra một tấm vải lụa cần rất nhiều thời gian nên giá cả của nó sẽ nhỉnh hơn. Khi gặp nhiệt độ cao vải lụa sẽ rất dễ bị co rút. Vì vải lụa khô rất nhanh nên bạn không cần phải phơi nó dưới ánh nắng mặt trời quá gắt để tránh trường hợp bị phai màu.
2.3. Vỏ gối vải lanh
Nếu được bình chọn đâu là loại vải ngon bổ rẻ thì vải lanh sẽ được xướng tên. Những chiếc vỏ gối làm từ vải lanh mang lại cho người nằm cảm giác thoải mái và ấm áp. Thông thường, người ta sẽ dùng vải lanh để làm chăn bông. Còn trường hợp làm vỏ gối thì cũng có nhưng không quá phổ biến. Nếu bạn sở hữu một chiếc vỏ gối làm từ vải lanh, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những đặc điểm sau đây:
- Vải lanh là chất liệu thấm hút siêu tốt và mang lại sự thoáng khí nên khi sử dụng sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu.
- Cấu tạo của vỏ gối làm từ vải lanh thường là sự kết hợp của sợi lanh, sợi bông và sợi hỗn hợp. Do đó mà nó có độ bền bỉ cao so với nhiều loại vải khác.
- Vỏ gối vải lanh sẽ rất thích hợp khi thời tiết dần chuyển sang mùa lạnh.
- Nội thất của bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới nếu có những chiếc gối vải lanh trang trí.
- Vải lanh có tác dụng rất tốt trong mùa đông nhưng lại không quá lý tưởng để sử dụng khi hè về.
- Nếu bạn có một mái tóc dài và không muốn nó trở nên quá xơ xác sau mỗi sáng thức dậy thì nên lựa chọn bỏ gối làm từ lụa thay vì vải lanh.
- Việc vệ sinh và bảo quản những đồ dùng làm từ vải lanh cũng khá khó khăn nên sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức.
2.4. Vỏ gối satin
Vải satin là một loại chất liệu có cấu tạo khá đặc biệt. Để tạo nên một tấm vải như vậy người ta cần sử dụng công nghệ dệt cao cấp cùng các loại sợi như cotton, polyester hoặc lụa. Vỏ gối satin sẽ có những đặc điểm nổi bật như:
- Nếu nhìn sơ qua thì chúng ta có thể thấy bề mặt vải satin và lụa khá tương đồng. Vỏ gối satin giúp giảm ma sát giữa da tóc và gối. Nó cũng khó bị dính bụi bẩn hoặc dầu thừa tiết ra khi bạn đang ngủ.
- Satin là loại vải có sẵn sự mát mẻ mỗi khi chạm vào nên bạn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu khi sử dụng nó vào lúc thời tiết đang nóng bức.
- Vỏ gối satin cũng không dễ bảo quản nhưng nó vẫn đơn giản hơn so với vải lụa vì có thể giặt máy nếu được cấu tạo từ polyester.
- Tuy nhiên, vì là loại vải tổng hợp nên bạn cần xem xét cẩn thận tỷ lệ thành phần khi mua.
- Khả năng bị ố vàng của vỏ gối satin cũng sẽ cao hơn những loại vải khác vì nó có khả năng hút ẩm tốt.
2.5. Vỏ gối polyester
Polyester là một chất liệu nhân tạo và được mô phỏng dựa trên vải bông. Chính vì vậy mà vỏ gối làm từ loại vải này có giá thành phải chăng. Tuy nhiên, lời khuyên là những ai có làn da nhạy cảm không nên sử dụng để đảm bảo an toàn. Vỏ gối làm từ polyester thường sẽ có những đặc điểm sau:
- Ưu điểm nổi bật nhất của vải polyester chính là độ bền bỉ vượt trội và có thể giặt máy thoải mái.
- Vải polyester cũng rất nhẹ và nhanh khô vì hấp thụ nước kém, phù hợp cho mùa mưa.
- Điều tuyệt vời tiếp theo của chất liệu này là dù sử dụng sau thời gian dài nhưng nó vẫn không có dấu hiệu bị co rút.
- Giá thành của áo gối polyester phải chăng nhất trong tất cả các chất liệu được nêu tên.
- Bên cạnh đó, loại vải này cũng có nhiều điểm chưa hoàn hảo như không thấm hút tốt nên hạn chế dùng vào mùa hè, nhạy cảm với nhiệt độ cao và đặc biệt là dễ xảy ra hiện tượng tĩnh điện.
2.6. Vỏ gối tencel
Tencel là loại vải cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng khi lựa chọn vỏ gối. Vải Tencel có nguồn gốc từ bột gỗ cây bạch đàn. Do đó, loại vải này được đánh giá là thân thiện với môi trường cũng như người sử dụng. Trong quá trình sử dụng vỏ gối làm từ chất liệu Tencel, bạn sẽ nhận ra:
- Loại vải này rất ít khi bị nhàu, có thể giặt bằng máy, sử dụng lâu ngày cũng hiếm khi xảy ra tình trạng co lại.
- Vải Tencel thấm hút rất tốt, thoáng khí và ít khi bám bụi nên sử dụng hay vệ sinh cũng đều dễ dàng.
- Vỏ gối làm từ Tencel độ bền cao và giữ form tốt vì không bị co giãn.
- Bề mặt vải mềm mịn nên mang lại sự nâng niu cho làn da khi nằm.
- Tuy giá thành vỏ gối Tencel tương đối cao nhưng vô cùng xứng đáng để dùng thử.
3. Những mẫu vỏ gối chất lượng
Các loại vỏ gối hiện nay được thiết kế với nhiều hoa văn tinh xảo và đa dạng chất liệu. Mọi người có thể tham khảo một số sản phẩm chất lượng sau để chọn lựa cho mình mẫu áo gối phù hợp:
- Vỏ gối Amando 4Stars dùng 100% vải cotton thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, trong đó ưu tiên trẻ em và người có làn da nhạy cảm.
- Vỏ gối AMD Develop sateen có màu sắc trang nhã và thiết kế tinh tế nên tạo cảm giác sang trọng cho căn phòng.
- Vỏ gối AMD Erica tencel được cấu tạo dựa trên sự kết hợp của Tencel và Polyester. Sản phẩm vừa có giá phải chăng vừa có độ bền cao.
- Vỏ gối AMD Dream cotton lụa vừa có độ thấm hút tuyệt vời vừa sở hữu vẻ ngoài bóng mịn. Sự mát mẻ mà chất liệu sợi tơ tằm mang lại giúp nó trở nên đáng giá hơn.
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách tẩy vỏ gối bị mốc đơn giản, nhanh chóng tại nhà
- Cách may vỏ gối tại nhà đơn giản nhất
Áo gối là một vật dụng cần thiết trong phòng ngủ của mỗi gia đình. Các loại vỏ gối đều có những ưu và nhược điểm riêng phụ thuộc vào chất liệu cũng như giá thành. Để mua được những loại áo gối tốt, bạn nên tìm đến những cửa hàng uy tín và nhờ nhân tư vấn trước khi đưa chọn lựa.