Lễ cưới nhà thờ và tất tần tật những điều cần biết

CẬP NHẬT 07/10/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Flash Sale

Lễ cưới nhà thờ là một nghi thức cực kỳ thiêng liêng, trang trọng. Bởi lẽ người ta quan niệm rằng, cuộc hôn nhân được Đức Chúa Trời làm chứng sẽ viên mãn, hạnh phúc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cặp đôi chưa thật sự hiểu rõ về ý nghĩa cũng như quy trình thực hiện nghi thức trọng đại này. Trong bài viết sau, Vua Nệm sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn nhé!

1. Ý nghĩa của lễ cưới tại nhà thờ

Theo Giáo hội Công giáo, hôn nhân được xem là “bí tích hôn phối” hay “bí tích hôn nhân”. Hiểu chính xác hơn, lễ cưới nhà thờ là sự hợp tác trở thành vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền. Sự hợp tác này theo quan điểm tôn giáo là duy nhất, có ý nghĩa vĩnh viễn suốt cả cuộc đời của người tham gia hôn nhân.

Khi được nhận bí tích hôn phối, những người Công giáo tin rằng hai người đó sẽ chung thủy một lòng và có một cuộc hôn nhân viên mãn. Điều này như một giao ước vĩnh cửu của cả cuộc đời cô dâu và chú rể.

Việc hôn lễ được thực hiện phép cưới ở nhà thờ thay cho sự chứng nhận của Giáo hội Công giáo. Đối với cặp đôi theo đạo nhưng chỉ tổ chức hôn lễ truyền thống, không nhận bí tích thì cũng chưa thật sự được công nhận.

Lễ cưới nhà thờ để thể hiện tình yêu của cặp đôi trước Chúa
Lễ cưới nhà thờ để thể hiện tình yêu của cặp đôi trước Chúa

2. Ai có thể được tổ chức lễ cưới nhà thờ?

Không phải cặp đôi nào cũng được thực hiện hôn lễ tại nhà thờ. Nói đúng hơn, cả hai phải đáp ứng một vài điều kiện bắt buộc dưới đây.

2.1. Theo đạo

Điều đầu tiên, cô dâu và chú rể phải theo đạo. Cặp đôi trước khi cưới cần tham gia một lớp học giáo lý tiền hôn nhân cơ bản do nhà thờ tổ chức. Lớp học này thường kéo dài từ 1 – 3 tháng phụ thuộc vào nhà thờ sắp xếp. Mục đích của lớp học giáo lý tiền hôn nhân là giáo dục đức tin, cuộc sống hôn nhân, ứng xử, sinh sản và giáo dục con cái.

2.2. Tự do về tinh thần

Tiếp theo, cả hai phải tự do trong nguyện vọng kết hôn. Cô dâu và chú rể phải cùng có tình cảm và có mong muốn được xây dựng và vun đắp mái ấm. Cả hai không chịu sức ép từ gia đình, người thân hay những khoản vay nợ.

2.3. Tự do về dân sự

Tổ chức lễ cưới nhà thờ đồng nghĩa với việc bạn không vướng vào pháp lý hôn nhân nào khác chẳng hạn như đang trong hôn thú với ai đó. Mặt khác, hai bạn cũng cần tuân theo độ tuổi kết hôn mà pháp luật Việt Nam quy định, cụ thể là năm từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên.

Đồng thời, cả hai cũng cần tiến hành đăng ký kết hôn đầy đủ tại nơi cư trú rồi mới thực hiện tổ chức hôn lễ tại nhà thờ.

Cả hai phải đáp ứng những điều kiện để được tổ chức hôn lễ tại nhà thờ
Cả hai phải đáp ứng những điều kiện để được tổ chức hôn lễ tại nhà thờ

3. Ưu điểm lễ cưới nhà thờ

3.1. Nhận được bí tích thiêng liêng

Không chỉ riêng các cặp đôi mà với nhiều gia đình theo đạo thì bí tích là một kỷ vật cực kỳ thiêng liêng. Đây được xem như một niềm vinh dự, tự hào với nhiều cặp vợ chồng cũng như vun đắp cho tình yêu của họ.

3.2. Không cần lo lắng về thời tiết

Không gian nhà thờ sẽ khiến bạn yên tâm rằng hôn lễ của mình sẽ không bị thời tiết làm ảnh hưởng. Dù nắng hay mưa thì lễ cưới nhà thờ cũng không bị gián đoạn, do đó bạn cũng không cần thiết phải lên kế hoạch dự phòng.

3.3. Không gian rộng rãi

Vì nhà thờ vốn đã là một nơi thường xuyên tổ chức những nghi thức trang trọng nên không gian tại đây hoàn toàn đáp ứng được sức chứa cho lượng khách mời lớn hay nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc, mọi khách tham dự có thể được chứng kiến lời thề nguyện đẹp đẽ của cả hai. 

nghi lễ đám cưới ở nhà thờ
Không gian rộng rãi của nhà thờ đủ cho khách mời số lượng lớn

3.4. Âm nhạc đi kèm

Không cần thiết phải thuê thêm ban nhạc vì hầu như mọi nhà thờ đều đã có một dàn hợp xướng riêng. Chắc hẳn những bài hát thánh ca du dương, nhẹ nhàng sẽ khiến hôn lễ của bạn trở nên trang trọng, ý nghĩa hơn rất nhiều.

4. Nhược điểm khi tổ chức lễ cưới trong nhà thờ

4.1. Không thể mở tiệc chiêu đãi

Nếu như lễ cưới truyền thống thường bao gồm tiệc chiêu đãi thịnh soạn thì hình thức này lại không phù hợp khi tổ chức trong nhà thờ. Mặc dù một số nhà thờ vẫn có khu vực để tổ chức tiệc nhỏ nhưng đa số cặp đôi đều muốn lựa chọn một địa điểm đãi tiệc phù hợp hơn.

4.2. Giới hạn khi trang trí lễ cưới

Đa số nhà thờ đều đưa ra quy định về bài trí đồ đạc, tranh ảnh,… theo ý cặp đôi. Mọi thứ chỉ nên trang trí thanh lịch và nhẹ nhàng, không thích hợp với những ai muốn lễ đường thật xa hoa, hoành tráng. Tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến của người có quyền hạn trong nhà thờ rồi mới đưa ra quyết định.

Trang trí lễ cưới trong nhà thờ thường bị giới hạn theo khuôn khổ
Trang trí lễ cưới trong nhà thờ thường bị giới hạn theo khuôn khổ

4.3. Khá khó khăn nếu không theo đạo

Nếu cả hai đều không phải là giáo dân thì việc tổ chức lễ cưới nhà thờ là vô cùng khó khăn. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin cũng như quy trình tổ chức để biết có được phép hay không.

5. Nghi thức trước buổi lễ cưới Công giáo 

5.1. Ra mắt gia đình, Cha quản xứ

Việc ra mắt gia đình có ý nghĩa thông báo cũng như khẳng định tình yêu mà cả hai dành cho nhau. Tiếp theo, cặp đôi sẽ đến trình diện với Cha xứ để được tư vấn những công đoạn chuẩn bị cho đám cưới và học giáo lý hôn nhân được thuận tiện. Việc ra mắt Cha quản xứ nên thực hiện từ 9 tháng – 1 năm trước đám cưới để thời gian chuẩn bị được nhiều hơn.

5.2. Học giáo lý hôn nhân, lấy chứng chỉ

Tùy thuộc vào tôn giáo mà thời gian học giáo lý sẽ khác nhau. Nếu cả hai cùng theo đạo Công giáo thì sẽ mất khoảng 6 tháng, tương đương 12 buổi học. Nếu một trong hai không theo đạo thì mất từ 10 tháng đến 1 năm. Cả hai cần liên hệ Linh mục để chuẩn bị cho “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”. Người không theo đạo cần học giáo lý tân tòng 4 – 8 tháng rồi mới học giáo lý hôn nhân. Khi kết thúc khóa học thì cả hai sẽ được cấp chứng chỉ, tốt nhất nên lấy chứng chỉ trước 3 tháng để chuẩn bị cho những công đoạn khác.

Giáo lý hôn nhân giúp cả hai hiểu hơn về đời sống hôn nhân
Giáo lý hôn nhân giúp cả hai hiểu hơn về đời sống hôn nhân

5.3. Chọn ngày lành tháng tốt

Ngày lành tháng tốt sẽ do Cha xứ lựa chọn và chiếu theo lịch Công giáo sao cho phù hợp với những mốc thời gian khác theo dự tính của gia đình.

5.4. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hôn phối

Để đăng ký hôn phối ở nhà thờ, cặp đôi cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  • Giấy giới thiệu của cha xứ;
  • Chứng chỉ Rửa tội mới (không quá 6 tháng);
  • Chứng chỉ Thêm sức;
  • Chứng chỉ giáo lý hôn nhân;
  • Giấy đăng ký kết hôn theo dân sự;
  • Bản chính sổ gia đình công giáo;
  • Giấy miễn chuẩn ngăn trở (đối với hôn nhân khác đạo) do Đấng Bản Quyền cấp.

Khi hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ, cả hai sẽ cùng cha hoặc mẹ đến trình diện Cha xứ để thụ lý hồ sơ. Tại đây, cặp đôi sẽ xuất trình hồ sơ hôn phối và gặp riêng Cha để bày tỏ những khúc mắc. Sau đó, Cha xứ sẽ bàn bạc với gia đình để xác định thời gian, địa điểm tổ chức.

5.5. Rao hôn phối

Cha xứ phụ trách chứng hôn tiến hành lập tờ rao gửi đến những cha xứ khác nơi cả hai đang hoặc từng cư trú. Khi đã nhận được tờ rao, những Cha xứ sẽ thông báo về lễ cưới này trong ba Chúa Nhật cho cộng đoàn xem xét. Đây cũng là khoảng thời gian để cả hai bình tâm suy nghĩ đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân hay chưa.

Rao hôn phối để cộng đoàn cùng xem xét
Rao hôn phối để cộng đoàn cùng xem xét

5.6. Chuẩn bị cho lễ cưới

Chuẩn bị cho lễ cưới nhà thờ bao gồm các công đoạn như:

  • Trang trí bàn thờ;
  • Trang trí nhà thờ nơi tổ chức lễ cưới;
  • Chuẩn bị trang phục cưới;
  • Chuẩn bị thiệp cưới.

6. Nghi thức trong buổi lễ cưới Công giáo

6.1. Thẩm vấn đôi tân hôn

Mở đầu buổi lễ, cô dâu chú rể sẽ được hỏi ba câu hỏi về sự tự do, tình yêu thương và đón nhận con cái. Điều này giúp cặp đôi xác nhận họ đã thật sự trưởng thành và ý nhiệm đúng về hôn nhân hay chưa.

6.2. Trao lời thề nguyện

Cả hai trao lời thề nguyện cho nhau trước sự chứng kiến của mọi người. Đây có thể là lời thề truyền thống hoặc lời thể lãng mạn, trẻ trung về kỷ niệm của cặp đôi.

6.3. Làm phép, trao nhẫn cưới

Cha xứ tuyên bố cả hai chính thức nên vợ chồng. Lúc này, chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cưới để công khai với mọi người về cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Không thể thiếu công đoạn làm phép và trao nhẫn cưới
Không thể thiếu công đoạn làm phép và trao nhẫn cưới

6.4. Ký tên vào Sổ Hôn phối

Cô dâu chú rể, Linh mục và hai người chứng giám sẽ ký tên vào Sổ Hôn phối hiện được lưu trong văn khố giáo xứ. Công đoạn này cũng có thể thực hiện khi lễ cưới kết thúc.

6.5. Gửi lời cảm ơn, kết thúc Hôn phối

Cặp đôi gửi lời cảm ơn đến Cha chủ trì cũng như người tân, quan khách góp mặt và ban ngành, ca đoán đã hỗ trợ lễ cưới suôn sẻ, thành công.

7. Nghi thức khi lễ cưới Công giáo kết thúc

7.1. Chụp ảnh kỷ niệm

Trong ngày trọng đại này, cô dâu chú rể đừng quên lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa cùng Cha chủ trì, người thân và bạn bè. Nếu có thể, nên ưu tiên lựa chọn những thợ ảnh theo đạo Công giáo hoặc đã có kinh nghiệm chụp ảnh tại lễ cưới nhà thờ để nắm rõ các nghi thức, tránh việc đi lại lung tung làm ảnh hưởng không khí trang nghiêm.

2. Chiêu đãi mọi người

Hai gia đình có thể mở một buổi tiệc tại gia để chiêu đãi các khách mời sau lễ cưới. Buổi tiệc này không nhất thiết phải quá cầu kỳ, chỉ cần từ 3 – 5 mâm cỗ đơn giản, ấm cúng là được.

Buổi lễ kết thúc là lúc cặp đôi tổ chức tiệc nhỏ chiêu đãi mọi người
Buổi lễ kết thúc là lúc cặp đôi tổ chức tiệc nhỏ chiêu đãi mọi người

8. Tham dự đám cưới tại nhà thờ nên mặc gì?

Vì nhà thờ là nơi linh thiêng nên quan khách nên mặc trang phục thanh lịch, kín đáo, không quá phản cảm. Cô dâu chú rể cũng tương tự, chú rể có thể mặc vest còn cô dâu thì mặc váy cưới nhưng không được quá mỏng. Tránh những chiếc váy chất liệu ren, xuyên thấu hay cổ khoét sâu, cúp ngực vì không thật sự phù hợp với sự tôn nghiêm của nhà thờ.

Trên đây là tất tần tật từ A – Z những thông tin về lễ cưới nhà thờ để bạn đọc có thể theo dõi. Hy vọng những chia sẻ của Vua Nệm sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo cho ngày trọng đại của mình!

Đánh giá post
Hoàng Trinh

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM