Khi nuôi chó, các “con sen” thường đắn đo nên và không nên cho bé cưng của mình ăn gì? Bởi cún cưng có thể ăn hầu hết những loại thực phẩm như thịt, cá, rau… nhưng không phải món ăn cũng thực sự bổ ích và tốt cho hệ tiêu hoá chúng. Dưới đây những loại thức ăn cho chó tốt cho sức khoẻ, dễ dàng tiêu hoá dành cho cún cưng.
Nội Dung Chính
1. TOP các loại thức ăn cho chó tốt nhất
1.1. Thịt đã nấu chín
Đứng đầu danh sách thức ăn cho chó tốt là các loại thịt đã nấu chín. Theo đó cún cưng có thể ăn các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt heo, gan bò và gan gà. Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp phát triển cơ bắp, để chúng rắn chắc và lớn nhanh. Dù vậy, bạn không nên cho cún cưng ăn quá nhiều thịt bởi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của chúng.
1.2. Cá cùng các loại hải sản
Cá là một thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ của chó, bởi chúng rất giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất, mang đến nhiều lợi ích như bộ lông cún trở nên bóng mượt, đôi mắt sáng trong và lanh lợi, phân thải ít hơn và khô rắn hơn. Đặc biệt, chúng không chứa nhiều chất béo gây ra bệnh tim mạch, mỡ máu cho cún “cao tuổi”. Nếu bạn không có nhiều thời gian để nấu nướng, có thể sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như pate, thịt hộp, hạt khô cùng một số dòng thức ăn cho chó có chiết xuất từ cá hồi.
1.3. Trái cây tươi
Chó có thể ăn một số loại trái cây như chuối, dưa hấu, dâu tây… bởi trong các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin mang đến nhiều lợi ích sức khoẻ cho cún cưng.
1.4. Rau củ
Bạn có thể cho chó ăn các loại rau củ được nấu chín như bí ngô, cà rốt, đậu xanh, măng tây, khoai lang, đậu hà lan… đây là những thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ cao, giúp điều hoạt hoạt động của hệ tiêu hoá, giúp thú cưng cân bằng lượng đường ở trong máu tốt hơn. Ngoài ra các vitamin và khoáng chất có trong rau củ cũng cung cấp chất dinh dưỡng, giúp kéo dài tuổi thọ của cún cưng.
1.5. Ngũ cốc
Những loại hạt, ngũ cốc là thực phẩm bổ ích, bạn có thể cho chúng kèm vào các loại thức ăn mà chúng ưa thích, đặc biệt với các loại ngũ cốc nguyên vỏ sẽ có nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Dù vậy, chỉ nên cho chúng ăn một lượng vừa đủ và được nấu chín, bởi các thực phẩm này rất dễ gây chướng bụng.
1.6. Mật ong
Mật ong là loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định. Đặc biệt, chúng còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng chất inhibin có khả năng ngừa viêm loét. Theo đó, cho chó ăn một 1 thìa mật ong hàng ngày giúp cún cưng tránh được những bệnh về tiêu hoá thiếu chất, giảm tác động xấu vi khuẩn.
1.7. Đậu phộng cùng chế phẩm từ chúng
Đậu phộng chứa nhiều protein cùng chất béo có lợi cho sức khoẻ của chó, tuy nhiên bạn chỉ nên cho chúng ăn loại thực phẩm này ở mức vừa phải, nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo, cơ thể của chúng có thể mắc những bệnh về tuỵ. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho chúng ăn đậu phộng muối, bởi thực phẩm nhiều muối sẽ gây cản trở đến hệ tiêu hoá cún cưng.
1.8. Sữa chua
Ở nhiều nước trên thế giới, sữa chua được tính là khẩu phần dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, kể cả khi cún cưng có dấu hiệu bị viêm ruột nhẹ vẫn có thể ăn sữa chua, sẽ giúp chúng tiêu hoá tốt hơn.
1.9. Dừa cùng chế phẩm từ dừa
Khi cho chó ăn dừa hay các chế phẩm từ dừa sẽ giúp giảm viêm, bổ sung năng lượng và hệ thống miễn dịch, tạo tinh thần thoải mái và làm mềm lông. Dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống virus, vi khuẩn khá mạnh. Ngoài ra, nó có khả năng làm giảm virus ở người mắc bệnh, kể cả chó.
1.10. Phô mai
Phô mai là thực phẩm giàu vitamin A, protein, kẽm, phốt pho, đạm… giúp hình thành cấu trúc tế bào xương, hỗ trợ cho sự phát triển vượt bậc của cún cưng trong giai đoạn cần trưởng thành.
1.11. Thức ăn hạt cho chó
Nếu không có nhiều thời gian để nấu nướng, bạn có thể cho chó ăn thức ăn hạt. Bạn nên lựa chọn thức ăn hạt theo độ tuổi, đặc điểm nuôi nhốt và giống chó. Ngoài ra, thức ăn hạt cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh về răng miệng, đường ruột như giun sán ở chó so với những đồ ăn tươi. Bạn hãy tham khảo một số loại thức ăn cho chó đến từ thương hiệu như Royal Canin, Taste of The Wild và Nutrience,…
1.12. Pate cho chó
Thành phần chính để làm nên pate là gan và thịt, do đó nó luôn có sức hấp dẫn so với mọi giống chó. Đặc biệt, pate có độ ẩm cao, mềm, nhuyễn nên chó có thể ăn mà không cần phải bổ sung nước. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn làm giảm khả năng mắc bệnh thận, tiết niệu cũng như vấn đề về tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy… Bạn có thể lựa chọn pate cho chó có thương hiệu uy tín như Pedigree, Monge, Doggy Man,…
2. Không nên cho chó ăn những thức ăn gì?
2.1. Thức ăn chưa qua chế biến
Việc cho chó ăn các loại thức ăn chưa qua chế biến có thể khiến cún cưng mắc những bệnh nguy hiểm về đường ruột, thậm chí là gây tử vong. Bởi thực phẩm sống chứa nhiều vi khuẩn, mầm mống gây bệnh như giun sán…
2.2. Thức ăn thừa con người
Thức ăn thừa con người có thể cung cấp quá nhiều vitamin cùng khoáng chất không cần thiết, gây nên tình trạng béo phì ở chó. Hơn nữa, cho chó ăn thức ăn thừa của con người có thể gây ra rối loạn tiêu hoá ở chó.
2.3. Thức ăn cho mèo
Chó và mèo là hai giống loài khác nhau và đòi hỏi chế độ dinh dưỡng khác nhau, cho chó ăn thức ăn của mèo có thể gây ra tình trạng như rối loạn tiêu hoá, bị tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn cho mèo khiến cho mắc bệnh viêm tủy với những biểu hiện như đau bụng, gù lưng, thờ ơ, giảm thèm ăn… Hơn nữa, khi chó ăn thức ăn của mèo cũng dễ mắc những bệnh về thận, gan… bởi trong thức ăn mèo có chứa rất nhiều đạm.
2.4. Những loại trái cây không nên làm thức ăn cho chó
Bạn không nên cho chó ăn các loại trái cây như nho, bơ, cherry, mận, cà chua, chanh… Chúng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá cho cún cưng của bạn.
2.5. Xylitol
Xylitol có thể làm hạ đường huyết và gây suy gan ở cún cưng, bởi loại chất này tác động đến việc điều chỉnh insulin và gây ra triệu chứng như mệt mỏi, nôn mửa, thậm chí gây tử vong khi chó ăn quá nhiều.
2.6. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến não và gan của chó, kể cả chỉ sử dụng một lượng nhỏ cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng như run, suy hô hấp, hôn mê hoặc tử vong.
2.7. Cacao, socola và cà phê
Những thực phẩm có chứa cafein đều có thể gây hại cho cún cưng bởi đây đều là những chất kích thích, gây ra tình trạng tăng nhịp tim, tiêu chảy, nôn mửa, tăng huyết áp, co giật và nặng hơn là tử vong.
2.8. Hành tỏi, hành tây
Bạn không nên cho hành tỏi, hành tây khi chế biến thức ăn cho chó, bởi chúng có thể gây ra vấn đề liên quan đến tiêu hoá, tổn thương tế bào hồng cầu cho cún cưng.
2.9. Bột mì và bột nở
Khi chó ăn phải bột mì hay bột nở, sau một thời gian bột sẽ mở rộng ở trong dạ dày gây khó chịu, đầy hơi, khiến dạ dày bị xoắn hoặc ruột bị vỡ, đe dọa đến tính mạng của cún cưng.
3. Những lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho chó
3.1. Lựa chọn thức ăn cho chó chó phù hợp độ tuổi, hệ tiêu hoá và giống chó
Tuỳ vào độ tuổi, giống chó mà chúng sẽ có nhu cầu cung cấp năng lượng khác nhau. Do đó bạn cần suy nghĩ kỹ khi lựa chọn thức ăn cho chó, để chúng có thể phát triển tốt mà không bị thiếu hụt dinh dưỡng hay bị béo phì.
3.2. Không cho chó ăn thức ăn quá mặn, quá cứng
Khi ăn quá mặn, chó dễ bị khát nước, đi tiểu nhiều lần làm thất thoát canxi, tác động đến thận cùng hệ bài tiết của cún. Trong khi đó, thức ăn quá cứng dễ gây tắc ruột, do đó bạn nên ưu tiên chọn thức ăn cho chó mềm, nhỏ để chúng dễ nhai hơn.
3.3. Cân đối khẩu phần ăn mỗi ngày đối với chó con
Chó con thường rất ham ăn, cho bao nhiêu có thể ăn hết bấy nhiêu. Vậy nên bạn nên đo liều lượng phù hợp và tập cho chúng ăn theo bữa để hình thành thói quen ăn uống tốt. Đối với chó dưới 2 tháng tuổi có thể cho chó ăn 6 lần một ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 đến 5 giờ, đối với chó từ 2 đến 4 tháng tuổi cho chó ăn một ngày 5 lần, mỗi lần khác nhau 4 giờ.
3.4. Thay đổi từ từ các loại thức ăn
Bạn nên dành từ khoảng một tuần để dần dần thay đổi thức ăn cho chó, giúp chúng làm quen với khẩu vị mới. Theo đó, bạn bắt đầu bằng cách trộn thức ăn mới và thức ăn cũ theo tỷ lệ 1:3 để cho chúng quen dần, sau đó là giảm xuống 1:1 và thay thế hoàn toàn bằng thức ăn mới.
Trên đây là gợi ý về thức ăn cho chó mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có lựa chọn tốt nhất dành cho cún cưng của mình.
>>>Đọc ngay:
- Chó Golden là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và bảng giá
- Chó đốm có nguồn gốc từ đâu? Cách chăm sóc và giá bán ra sao?
- Top 15 giống chó lông xù được nhiều “con sen” yêu thích và lựa chọn