Đa số trẻ em đều có thói quen giữ một vật bất ly thân bên mình như: gấu bông, ti giả, chăn, gối hoặc một món đồ chơi yêu thích. Những đứa trẻ thường giữ vật này khư khư bên mình trong mọi hoạt động, mọi thời gian.
Thậm chí, khi đồ vật đã cũ và ba mẹ muốn thay thế món đồ mới tương tự cũng khiến trẻ khó chấp nhận. Điều này khiến các các ba mẹ rất thắc mắc vì sao đứa trẻ nào cũng có một vật bất ly thân? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nguyên nhân ở bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Vì sao đứa trẻ nào cũng có một vật bất ly thân?
Hầu hết tất cả các trẻ em đều có một vật bất ly thân, luôn mang theo bên người mọi lúc, mọi nơi. Trong tâm trí và nhận thức của trẻ, những vật này như những người bạn tốt luôn bên cạnh, giúp trẻ cảm thấy yên tâm, an toàn hơn với thế giới mới mẻ xung quanh.
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em thường dễ dàng rơi vào trạng thái bất an, lo lắng hơn so với người lớn, đặc biệt là khi chúng phải làm quen, thích nghi với một môi trường mới. Hoặc trẻ cũng trở nên căng thẳng hơn khi phải tiếp xúc, đối mặt với các tình huống khó khăn trong nhận thức của chúng. Chính vì thế, việc luôn mang một vật bất ly thân bên mình giúp trẻ thấy thân thuộc, từ đó trẻ có cảm giác an toàn và yên tâm hơn.
Một số bác sĩ tâm lý trẻ em đã đưa ra nhận định rằng trẻ em có vật bất ly thân thường sẽ tự tin và mạnh dạn hơn khi được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vật bất ly thân tiếp thêm sức mạnh tinh thần, giúp những đứa trẻ thoải mái tìm hiểu thế giới xung quanh, hoặc tiếp xúc với người lạ, hay những người mới lần đầu gặp gỡ.
Trên thực tế, trẻ em thường có xu hướng giữ khư khư những vật này bên cạnh mình, trong mọi hoạt động: học tập, vui chơi, thậm chí là trong cả thời gian ngủ.
Sau một thời gian dài liên tục sử dụng, những vật dụng bất ly thân của trẻ có xu hướng sờn, mòn rách, đổi màu, thậm chí có mùi; tuy nhiên, phần lớn những đứa trẻ không đồng ý cho ba mẹ đem đi giặt hoặc thay vật dụng mới có màu sắc và kiểu dáng tương tự. Bởi vì điều chúng cần chính là sự quen thuộc mà món đồ mang lại cho chúng thông qua các giác quan cảm nhận, như: mùi, kiểu dáng, màu sắc, sự cảm nhận…
Vậy cha mẹ cần làm gì khi con em mình quá yêu thích hoặc sùng bái một món đồ vật? Cùng Vua Nệm tiếp tục tìm hiểu nhé!
2. Ba mẹ nên làm gì khi con quá yêu thích một món đồ vật?
Mặc dù có vật bất ly thân bên cạnh trẻ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn về mặc tâm lý, tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại đau đầu, lo lắng khi trẻ quá yêu thích một món đồ nào đó. Điều này khiến trẻ mất tập trung trong mọi hoạt động, trở nên phụ thuộc vào đồ vật và không thể giữ bình tĩnh nếu thiếu món đồ đó.
Chính vì những hệ quả trên mà các bậc cha mẹ luôn tìm cách tách biệt trẻ với món đồ trẻ yêu quý. Nhưng làm như vậy sẽ chỉ khiến trẻ trở nên khó chịu, bất an và ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh hoạt hàng ngày của bé.
Để giúp trẻ cân bằng cảm xúc, giảm thiểu sự lệ thuộc của trẻ với vật bất ly thân, cũng như hạn chế các tác động không đáng có của vấn đề này, cha mẹ nên có những biện pháp tinh tế, xử lý phù hợp để tránh những tác động quá mức đến tâm lý của trẻ.
Một số biện pháp cha mẹ có thể tham khảo khi cư xử với trẻ quá yêu thích một món đồ vật nào đó:
2.1. Tôn trọng và thấu hiểu cảm xúc của trẻ
Mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa trẻ với vật bất ly thân không phải là một chuyện vô lý, hoặc khó hiểu mà nó xuất phát từ tâm lý căng thẳng, lo lắng, mong tìm kiếm một điểm tựa an toàn, cảm giác giác yên tâm, thân thuộc.
Chính vì vậy, ba mẹ không nên chế giễu về thói quen này của trẻ hay đổ lỗi cho vật bất ly thân khiến trẻ bị phụ thuộc. Thay vào đó, điều ba mẹ cần làm chính là tôn trọng sở thích và mong muốn của trẻ, thấu cảm tâm lý, cảm xúc của trẻ để có mối đồng cảm nhất định.
Sự tôn trọng và thấu hiểu của cha mẹ càng khiến trẻ yên tâm và tự tin hơn. Đây cũng chính là những chiếc cầu nối giúp mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái trở nên tốt đẹp, thân thiết và gắn kết hơn.
2.2. Làm giảm thiểu sự phụ thuộc của trẻ vào vật bất ly thân
Mặc dù hiểu và tôn trọng sở thích, thói quen của trẻ, ba mẹ cũng nên có một số hành động thích hợp nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của trẻ đối với vật dụng bất ly thân nếu trẻ quá sùng bái hoặc lệ thuộc vào vật dụng này. Tùy theo mức độ và tính cách của trẻ mà cha mẹ nên cân nhắc để có biện pháp phù hợp:
- Dùng vật bất ly thân trong khoảng thời gian nhất định trong ngày như: chỉ dùng khi đi ngủ, hoặc dùng 2-3 giờ/ ngày.
- Không được mang theo vật bất ly thân khi ra ngoài
- Ba mẹ sẽ giặt giũ, vệ sinh vật bất ly thân của trẻ theo định kỳ (1 lần/ tuần hay 1 tháng/ lần)
Ngoài ra, trong suốt thời gian luyện tập nhằm giảm sự lệ thuộc của trẻ với vật bất ly thân, ba mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ để ổn định tâm lý, xoa dịu cảm xúc của trẻ như: ôm ấp, hôn, động viên, hoặc khen ngợi các bé. Sự đồng hành của ba mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin, và yên tâm hơn. Từ đó, việc giảm sự phụ thuộc của bé đối với vật dụng quen thuộc cũng dễ dàng hơn.
2.3 Rèn luyện sự tự lập và tự tin cho trẻ
Nếu trẻ đã lớn mà vẫn còn lệ thuộc, dành nhiều thời gian bên cạnh vật bất ly thân của mình, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ còn khá rụt rè, nhút nhát. Vậy làm sao để cải thiện vấn đề này?
Ba mẹ nên dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, vui chơi cùng trẻ. Thông qua các hoạt động này, ba mẹ có thể chỉ ra các ưu điểm, cũng như khả năng đặc biệt của riêng trẻ. Từ đó, giúp trẻ tự tin vào bản thân mình hơn, đồng thời cảm nhận sự gắn bó giữa mình với ba mẹ ngày càng thắt chặt hơn.
Ngoài ra, nếu ba mẹ muốn luyện tập cho con em mình khả năng tự kiểm soát hoặc tự điều chỉnh, ba mẹ nên giao cho con một số trách nhiệm, thử thách phù hợp với khả năng của trẻ. Đây là cách giúp trẻ rèn luyện khả năng đối mặt với khó khăn, thử thách, thậm chí thất bại. Từ những bài học này, trẻ sẽ dần có thói quen không quá phụ thuộc vào vật dụng quen thuộc mà trở nên bản lĩnh, tự tin và độc lập hơn.
XEM THÊM: Tự lập là gì? Tại sao chúng ta phải học cách sống tự lập?
Một số trẻ em không chỉ lệ thuộc vào vật bất ly thân mà còn có các thói quen không tốt như: cắn móng tay, móc mũi hay lắc đầu… Đây cũng là những biểu hiện thể hiện sự tức giận của trẻ ở lứa tuổi này mà ba mẹ nên quan tâm và điều chỉnh phù hợp.
3. Kết luận
Trẻ em luôn có vật bất ly thân bên mình không phải là thói quen xấu. Tuy nhiên, nếu mức độ lệ thuộc quá cao thì ba mẹ nên xem xét lại để có những điều chỉnh phù hợp nhằm cân bằng cảm xúc và thói quen của trẻ.
Hy vọng qua bài viết sau, các bậc phụ huynh sẽ hiểu được vì sao đứa trẻ nào cũng có một vật bất ly thân, từ đó thật tâm lý trong quá trình dạy con để bất kỳ đứa trẻ nào cũng là những đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và giàu năng lượng. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm để đón đọc các thông tin thú vị tiếp theo nhé!
XEM THÊM:
- Vì sao trẻ hay lật khi ngủ? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả?
- Tại sao bé đạp chăn khi ngủ? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh – hiểu và áp dụng để giữ ấm cho trẻ