Chuyên gia nệm

So sánh vải đũi và vải lanh: Cách phân biệt, ưu nhược điểm từng loại vải

CẬP NHẬT 12/09/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Vải đũi và vải lanh là 2 loại vải khá thông dụng trong thế giới vải vóc. Tuy vậy, nhiều người thường khó phân biệt giữa vải đũi và vải lanh do vẻ ngoài của chúng khá tương đồng. Trong bài viết này Vua Nệm sẽ đi so sánh chi tiết vải đũi và vải lanh, ưu nhược điểm từng loại để bạn không còn nhầm lẫn nữa nhé!

1. Vải lanh là gì? Phân tích ưu nhược điểm vải lanh

Vải lanh (tên gọi khác là vải linen) là loại vải đã xuất hiện cách đây gần 40.000 năm tại Châu Âu. Đúng như tên gọi, loại vải này được dệt từ sợi lấy từ thân cây lanh. Theo đó, sợi của cây lanh sẽ được thu hoạch sau đó đi qua 1 trình quy trình xử lý, sản xuất để tạo ra các sợi dài.

Sợi lanh được mang đi dệt để tạo thành 1 loại vải có độ bền cao, thoáng khí, bề mặt luôn mịn mát khi chạm vào. Với nguồn gốc 100% thiên nhiên, vải vô cùng lành tính và an toàn cho người sử dụng. 

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường sản xuất vải lanh lớn nhất trên thế giới. Nhưng xét về chất lượng thì các quốc gia Châu Âu như  Ý, Ireland, Bỉ, được đánh giá sở hữu chất lượng vải linen cao cấp, thượng hạng nhất.

Vải lanh
Vải lanh được dệt từ sợi lấy từ thân cây lanh

1.1 Ưu điểm của vải lanh

  • Độ bóng tự nhiên: Đây là ưu điểm được nhiều người yêu thích nhất ở vải lanh. Bề mặt vải luôn có độ bóng, óng ả tự nhiên, khi chạm vào cho cảm giác mềm mại, mát mẻ, đem đến trải nghiệm hài lòng trong quá trình sử dụng. 
  • Thuận tiện giặt giũ: Cấu trúc sợi lanh rất chặt và bền, nên rất thuận tiện cho việc giặt tay lẫn giặt máy mà không lo ngại tình trạng sờn rách. 
  • Độ bền tốt: So với những loại vải tự nhiên như cotton, lụa, vải sợi tre,… thì vải lanh được đánh giá có độ bền cao nhất. 
  • Thoáng mát, thấm hút tốt: Đây là chất liệu lý tưởng sử dụng cho mùa hè hoặc dùng để may trang phục cho trẻ sơ sinh. 
  • An toàn làn da: Với nguồn gốc 100% thiên nhiên được dệt từ sợi cây lanh, vải có độ lành tính cao, không gây dị ứng cho làn da người sử dụng, dù là làn da nhạy cảm nhất. 
  • Thân thiện môi trường: Cây lanh không cần nhiều nước và hóa chất khi trồng nên quá trình thu hoạch sợi lanh vô cùng thân thiện môi trường. Quy trình sản xuất vải lanh cũng không tạo ra chất thải gây ô nhiễm đất, nước.

1.2 Nhược điểm của vải lanh 

  • Độ co giãn, đàn hồi kém: Đây là nhược điểm lớn nhất của loại vải này. Nếu bạn ủi hoặc gấp vải cùng 1 vị trí trong thời gian liên tục thì sợi lanh sẽ dễ bị đứt. Cách bảo quản tốt nhất cho vải lanh là treo lên thay vì gấp. 
nhược điểm của vải lanh
Vải lanh có khả năng chống nhăn rất kém
  • Dễ nhăn: Vải lanh có khả năng chống nhăn rất kém, có thể gây bất tiện trong quá trình sử dụng và cần “là ủi” vải trước khi mặc. 

2. Phân tích ưu nhược điểm vải đũi 

Vải đũi có nguồn gốc từ Ấn Độ. Người dân nơi đây tin rằng vải đũi là 1 loại vải mang theo ánh sáng của thần linh và đem đến sự may mắn họ. 

Các nghiên cứu gần đây cho thấy vải đũi được sinh ra như 1 giải pháp để người xưa tận dụng nguồn tơ tằm tự nhiên không đạt chuẩn để làm lụa (chiếm khoảng 60% số lượng tơ tằm được tạo ra). Họ sẽ lấy nguồn tơ tằm này để may thành chất liệu đũi với nhiều ưu điểm vượt trội để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. 

2.1 Ưu điểm của chất liệu đũi

  • An toàn cho làn da: Chất liệu đũi 100% thiên nhiên nên cực kỳ an toàn, lành tính cho làn da, phù hợp để may đồ cho trẻ sơ sinh, trẻ em.
ưu điểm của vải đũi
Chất liệu đũi 100% thiên nhiên nên cực kỳ an toàn, lành tính
  • Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt: Không những vậy, loại vải này cũng cực kỳ mềm nhẹ, khử mùi hiệu quả, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, oi bức của những ngày hè. 
  • Mềm mại: Vải đem lại cảm giác mềm mại, êm ái khi chạm vào, đem đến trải nghiệm vô cùng hài lòng
  • Dễ dàng vệ sinh, giặt ủi: Bên cạnh đó, đặc điểm của vải đũi là càng giặt càng mềm, càng đem lại cảm giác thoải mái chạm vào. 
  • Giá thành rẻ: Mặc dù có nguyên liệu 100% thiên nhiên từ sợi tơ nhưng giá thành vải đũi cực kỳ, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. 

2.2 Nhược điểm của chất liệu đũi

  • Khả năng chống nhăn kém: Vải đũi rất dễ nhăn, khi dùng làm chăn ga gối không đem lại tính thẩm mỹ cao như các loại vải khác. Nếu sử dụng trang phục vải đũi, bạn cần mất thêm thời gian để ủi/là quần áo trước khi mặc. 
  • Không co giãn, đàn hồi: Độ co giãn của vải rất kém, không phù hợp mặc cho các hoạt động mạnh, thể thao. 
đặc điểm của vải đũi
Vải đũi rất dễ nhăn, khi dùng làm chăn ga gối không đem lại tính thẩm mỹ

3. So sánh vải đũi và vải lanh

3.1 Về nguyên liệu

Vải đũi được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên, đem đến cảm giác thoải mái, mịn màng khi mặc.

Vải linen được làm từ sợi lanh, một loại thực vật có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới. Sợi lanh trong vải linen có độ dày và cứng hơn so với sợi tơ tằm của vải đũi. Do đó, vải linen thường có cảm giác khô ráo và sự cứng cáp hơn so với vải đũi.

3.2 Về độ mát

Xét về tính năng thoáng mát thì cả vải đũi và vải lanh đều được đánh giá tốt, tuy vậy, khả năng thấm hút mồ hôi của vải đũi sẽ nhỉnh hơn so với vải lanh 1 chút. Cả 2 đều là sự lựa chọn lý tưởng cho trang phục mùa hè, đặc biệt là ở khu vực nắng nóng quanh năm như miền Nam. 

đội thoáng mát của vải lien và vải lanh
Xét về tính năng thoáng mát thì cả vải đũi và vải lanh đều được đánh giá tốt

3.3 Về độ bền

Xét về độ bền, cả 2 loại vải đều được đánh giá cao, trong đó, vải lanh sẽ có độ bền nhỉnh hơn so với vải đũi. 

3.4 Màu sắc

Xét về độ bền màu, vải đũi sẽ dễ dàng hơn trong việc giữ màu vải, từ đó giúp người mặc thuận tiện hơn trong việc ủi và bảo quản sản phẩm. 

Tuy vậy theo nhận định của nhiều người tiêu dùng, màu sắc lên vải lanh sẽ sắc nét, tự nhiên hơn so với vải đũi. Nguyên nhan là sợi lanh trong vải có màu nâu và vằn ngang tự nhiên, đem đến vẻ đẹp không lẫn vào đâu được của loại vải này. 

vải đũi
Xét về độ bền màu, vải đũi sẽ dễ dàng hơn trong việc giữ màu vải

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh vải đũi và vải lanh chi tiết. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho riêng mình vải đũi và vải lanh loại vải nào tốt hơn nhé!

Tiêu chí so sánh Vải Đũi  Vải Lanh 
Độ co rút Độ co rút cao, xuất hiện rõ trong những lần đầu giặt. Độ co rút cao nhưng thấp hơn vải đũi. 
Khả năng chống nhăn Vải dễ nhăn và không khả năng tự phẳng. Có thể gây bất tiện trong quá trình sử dụng. Đối với các trang phục từ vải đũi, cần là ủi trước khi mặc để đảm bảo tính thẩm mỹ.  – Siêu nhăn, gây khó khăn, tốn kém thời gian cho việc sử dụng và giặt giũ. Vải lanh pha sợi tổng hợp sẽ chống nhăn tốt hơn so với vải lanh 100% tự nhiên.
Khả năng

thấm hút

Khả năng hút tốt, giúp người sử dụng luôn cảm giác dễ chịu thoải mái. Hơn nữa, vải không tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn sinh trưởng và gây hại. Vải thấm hút tốt, nhanh chóng, tạo môi trường sạch sẽ, ngăn sự hình thành của các ổ nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. 
Độ thoáng khí Tốt Tốt
Cảm giác trên da Mặc dù thoạt nhìn vải đũi trông khá thô ráp nhưng cảm giác trên da rất mềm mại, mát mẻ, nhẹ dịu không thua kém lụa.   Vải lanh đem đến cảm giác mát mẻ, thoải mái khi chạm trên da. Tuy vậy, nếu so với đũi thì độ êm ái, mềm mại sẽ kém hơn 1 chút. 
Thân thiện với

môi trường

Vải đũi có thể phân hủy sinh học trong tự nhiên nên hoàn toàn không gây ô nhiễm. Vải lanh được làm từ sợi xơ cây lanh nên cực kỳ thân thiện với môi trường. Vải có thể phân hủy tự nhiên trong đất. 
Độ bền  Độ bền tương đối cao. Vải đũi bền chắc ngay cả khi ướt hay khô.  Độ bền trung bình – khá. Vải dễ gặp tình trạng bung rách do cấu trúc vải lỏng lẻo.
Độ lành tính – Cao, được yêu thích sử dụng để may các trang phục cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  – Cao, không ghi nhận tình trạng dị ứng ở người mặc. 
Pha trộn với các loại vải khác Có thể Có thể
Giá cả Giá thành bình dân Giá thành bình dân nhưng vẫn cao hơn đũi.
Bền màu Thấp  Thấp 

Trên đây là những thông tin liên quan đến vải đũi và vải lanh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh 2 loại vải này rồi nhé!

XEM THÊM: 

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên