Vách ngăn gỗ và cách trang hoàng cho ngôi nhà thêm lộng lẫy

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Ngày nay, có một cách chia không gian nhà thành nhiều phòng khác nhau mà không cần phải xây tường tốn diện tích, đó là sử dụng vách ngăn gỗ. Không chỉ là một món đồ nội thất giúp chia nhỏ không gian nhà ở, vách ngăn bằng gỗ còn tạo cảm giác không khí lưu thông, nhà cửa thông thoáng hơn so với những bức tường bí bách, thô cứng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin về các loại vách ngăn gỗ nổi bật nhất trên thị trường hiện nay. Đồng thời sẽ chia sẻ một số kiểu bố trí vách ngăn sao cho phù hợp với phong thuỷ của ngôi nhà.

1. Sử dụng vách ngăn gỗ mang đến những lợi ích gì? 

Sự ra đời của những tấm vách ngăn gỗ là sự sáng tạo đặc biệt trong thiết kế nội thất. Nó có thể thay thế chức năng của nhiều đồ nội thất như rèm cửa, một số loại cửa ngăn phòng, hay thậm chí là một bức tường trắng nhàm chán. 

Cách chia phòng không cần tường này cho phép bạn thay đổi không gian nội thất trông đẹp mắt, gọn gàng và sang trọng hơn. Nhờ đó mà không khí được lưu thông, ánh sáng phủ rộng khắp không gian nhà. Đặc biệt là nó có thể áp dụng với mọi không gian kiến trúc nội thất và mọi ngôi nhà từ lớn đến nhỏ, nhà mặt đất đến nhà chung cư.

vách ngăn gỗ là gì
Vách ngăn gỗ – loại vách ngăn được ưa chuộng hàng đầu 

Hơn thế nữa, những tấm vách ngăn còn có tác dụng trong phong thuỷ nhà ở giúp hạn chế những xung đột tiêu cực, nhất là ở những ngôi nhà diện tích nhỏ, hẹp, không thể phân bố nhiều không gian phòng theo ý muốn. Với sự tiện dụng này, vách ngăn phòng rất được ưa chuộng.

Cách loại vách ngăn phòng hiện nay được biến tấu đa dạng từ thiết kế cổ điển đến tân cổ điển. Với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, các tấm vách ngăn phòng được chia ra đáp ứng nhiều yêu cầu như ngăn phòng khách với phòng bếp, ngăn phòng khách với phòng ngủ,…

Đây có thể coi như một ý tưởng trang trí tuyệt vời, thậm chí còn giúp che đi những khuyết điểm trong thiết kế, mang đến vẻ đẹp tinh tế và thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.

Ngoài ra, quá trình lắp đặt vách ngăn phòng bằng gỗ được thi công nhanh chóng và đơn giản. Chúng còn khá nhỏ gọn và dễ di chuyển đến các vị trí cần lắp đặt như phòng khách hay phòng ngủ thay vì việc phải xây gạch hoặc đập đi cả một bức tường.

2. Các loại vách ngăn gỗ thông dụng nhất hiện nay

Dựa trên chất liệu để làm vách ngăn gỗ có thể chia thành các loại như: vách ngăn bằng gỗ tự nhiên, vách ngăn bằng gỗ công nghiệp và vách ngăn phòng bằng gỗ CNC. Chúng ta sẽ tìm hiểu ba loại vách ngăn này ở phần nội dung sau.

Đọc thêm: 30+ vách ngăn phòng khách đẹp hiện đại 2021

2.1. Vách ngăn phòng bằng gỗ tự nhiên

Vách ngăn gỗ tự nhiên là loại vách ngăn phòng được làm trực tiếp từ thân của các loại cây thân gỗ, đặc biệt là gỗ thịt như xoan đào, tần bì, gỗ sồi, sến, pơ mu,…Thông thường, vách ngăn làm bằng gỗ tự nhiên sẽ được gia công thành dạng tấm gỗ nguyên khối hoặc dạng cột.

Các loại vách ngăn phòng bằng gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm như: mang lại sự sang trọng, bắt mắt và dễ thu hút. Tất cả là nhờ những đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn đẹp mắt. Không chỉ giúp cho tấm vách ngăn của bạn tiện dụng, mà còn có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cao.

Ngoài ra, cũng có thể tận dụng những ô trống trên vách ngăn bằng gỗ tự nhiên để bày biện những đồ vật trang trí, nơi để TV, bình hoa, để rượu hoặc những vật quý giá, mang tính kỷ vật để trưng bày, tăng thêm thẩm mỹ cho không gian. 

vách ngăn gỗ tự nhiên
Vách ngăn gỗ tự nhiên tạo sự sang trọng cho căn nhà

Mẫu vách ngăn bằng gỗ tự nhiên cho độ bền và tuổi thọ rất lâu dài nếu được làm từ loại gỗ tốt kết hợp với bàn tay điêu luyện của thợ lành nghề. Vách ngăn bằng gỗ tự nhiên cũng là sản phẩm có tuổi thọ cao nhất trong tất cả các loại vật liệu làm vách ngăn phòng.

Mặc dù loại vách ngăn này có độ dày dặn, cứng cáp và chắc chắn. Thế nhưng chúng dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nên dễ cong vênh. Vì vậy, trong quá trình sản xuất vách gỗ tự nhiên cần phải sàng lọc khối gỗ, xử lý kỹ càng, tẩm sấy gỗ kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng sử dụng lâu dài của vách. 

Vì những ưu điểm trên, nên giá vách ngăn gỗ tự nhiên cũng là cao nhất trong các loại vách ngăn. Các loại vách ngăn phòng từ gỗ tự nhiên phổ biến là vách ngăn phòng khách, vách ngăn phòng thờ, vách ngăn phòng ngủ, vách ngăn cầu thang, vách ngăn cột gỗ,…mang đến điểm nhấn nội thất cho ngôi nhà.

2.2. Vách ngăn phòng bằng gỗ công nghiệp

Đặc tính của gỗ công nghiệp đó là sản phẩm đã qua xử lý công nghiệp nên tránh được hiện tượng bị cong vênh, co ngót khi tiếp xúc lâu trong môi trường nóng ẩm như ở Việt Nam. Nhờ đó mà các loại vách ngăn gỗ công nghiệp cũng đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài. 

Đối với vách ngăn có hoa văn đòi hỏi tấm gỗ phải có độ rộng thường là 1240mm và độ dày thấp nhất là 9mm. Đây là thông số mà gỗ tự nhiên khó có thể đáp ứng được bản gỗ có độ rộng như vậy. Còn nếu tấm gỗ tự nhiên quá mỏng thì khi làm CNC cũng dễ bị gãy.

Trong khi đó, gỗ công nghiệp lại có thể đáp ứng được các yêu cầu như mặt gỗ rộng, tấm mỏng nhưng dai để dễ cắt những hoa văn phức tạp. Nhờ đó mà bạn có thể thoải mái lựa chọn các tấm vách với nhiều hoa văn theo ý thích bằng gỗ công nghiệp. 

vách ngăn gỗ công nghiệp
Vách ngăn gỗ công nghiệp tính thẩm mỹ cao

Vách ngăn bằng gỗ công nghiệp giờ đây cũng có thể mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật tương đương với gỗ tự nhiên nhờ việc dán veneer giả gỗ tự nhiên hai mặt. 

Với kiểu dáng hoạ tiết và mẫu mã đa dạng, vách ngăn bằng gỗ công nghiệp cho nhiều lựa chọn hơn. Thiết kế tấm vách mỏng với hoa văn trang trí tinh xảo sẽ là điểm nhấn hoàn hảo cho nội thất ngôi nhà, đem lại sự tươi mới, hiện đại và thể hiện cá tính của gia chủ. 

Với những đặc tính nổi bật, vách gỗ công nghiệp hiện nay cũng là lựa chọn của nhiều gia đình thay cho vách ngăn bằng gỗ tự nhiên, mà chi phí lại không quá đắt đỏ như gỗ tự nhiên.

Tìm hiểu ngay: https://vuanem.com/blog/vach-ngan-phong-khach-va-bep.html

2.3. Vách ngăn phòng bằng gỗ CNC

Trong các loại vách ngăn gỗ thì vách CNC là loại được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế nội thất hiện đại. Vách ngăn CNC là loại vách ngăn từ gỗ được gia công bằng máy CNC. Đây là sản phẩm vách ngăn làm bằng gỗ công nghiệp như MDF, Formex hoặc gỗ sồi kết hợp với nhựa PVC. 

vách ngăn gỗ cnc
Vách ngăn gỗ kết hợp nhựa dễ cắt gọt tạo hoa văn độc đáo

Nhờ có sự kết hợp giữa gỗ và nhựa nên vách gỗ CNC có độ mềm dẻo, dễ cắt gọt và tạo tác thành các hoa văn trang trí phức tạp, tinh xảo đến từng chi tiết và độc đáo hơn vách gỗ tự nhiên. 

Nhờ đó mà vách ngăn CNC tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian. Đặc biệt, trên vách CNC có rất nhiều khoang hở giúp thông thoáng không khí và phân luồng ánh sáng, giảm bí bách cho ngôi nhà. 

Độ bền của vách gỗ CNC cũng là điểm khiến bạn phải hài lòng. Màu sơn gỗ tuỳ chọn đa dạng, luôn như mới, không bị bay màu dù ở nơi có nhiều nắng chiếu. Vách không bị cong vênh, ẩm mốc trong suốt thời gian sử dụng.

3. Những cách bố trí vách ngăn gỗ giúp ngôi nhà thêm gọn gàng, rộng rãi

3.1. Vách ngăn giữa phòng khách và cầu thang hiện đại

Sử dụng vách ngăn gỗ ở giữa phòng khách và cầu thang là giải pháp giúp tách biệt không gian một cách hiệu quả. Vách ngăn như một tấm che cho cầu thang và phần bên trong nhà, cho phép người sinh hoạt bên trong không ảnh hưởng đến không gian phòng khách trong trường hợp nhà có khách. 

Đặc biệt ở những ngôi nhà có độ sâu nhà hạn chế, việc ngăn giữa phòng khách và cầu thang bằng vách ngăn hoa văn hoặc cột gỗ không chỉ phân rõ không gian của phòng khách chính, mà còn tạo cảm giác thông thoáng, không bị ngột ngạt, chật chội như khi xây tường ngăn.

vách ngăn gỗ phòng khách và cầu thang
Vách ngăn giữa phòng khách và cầu thang tạo sự đẹp mắt và gọn gàng

Ngoài ra, kiểu vách ngăn này còn có thể tăng thêm phần sang trọng và đẳng cấp cho phòng khách và nội thất bên trong. Gia chủ có thể tận dụng những khoảng hở trên vách ngăn để bày biện vật trang trí, để TV, bình hoa,…làm tăng thẩm mỹ cho nội thất phòng khách. 

3.2. Vách ngăn phòng khách và bếp + phòng ăn

Rất nhiều gia đình hiện nay lựa chọn thiết kế phòng khách liền kề với bếp, phòng ăn để tạo không gian mở, tiết kiệm diện tích và tạo độ thoáng cho nhà. Các mẫu vách ngăn bằng gỗ đa dạng sẽ mang lại sự tách biệt cho không gian phòng khách và bếp. 

Các mẫu vách ngăn giữa phòng khách và bếp, phòng ăn dù có độ mỏng vừa phải nhưng đủ tinh tế để tạo nên sự tách biệt không gian, giúp cho ngôi nhà trở nên hiện đại và thông thoáng. Nó cũng đủ để mang lại sự riêng tư cho gia đình trong các bữa cơm. 

vách ngăn gỗ phòng khách và bếp
Vách ngăn phòng bếp và phòng khách giúp chia thành hai không gian thông thoáng

3.3. Vách ngăn gỗ cho phòng ngủ với không gian ngoài

Nhiều ngôi nhà có diện tích nhỏ thường được tích hợp nội thất theo chiều dọc, tức là phòng khách đến bếp rồi phòng ngủ. Nếu sử dụng tường thì tốn nhiều diện tích, còn rèm thì không đủ riêng tư. Vì vậy những tấm vách ngăn bằng các tấm gỗ liền là lựa chọn thích hợp. 

Ngoài ra ở những ngôi nhà có không gian phòng ngủ rộng cũng có thể lắp đặt vách ngăn bằng gỗ để giúp phân chia không gian thành những phần như phòng làm việc, phòng đọc sách ở ngoài phòng ngủ ở trong, hoặc không gian phòng thay đồ với phòng ngủ,…Như vậy, cùng một không gian có thể phân chia thành nhiều phòng với chức năng khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến độ riêng tư nhờ những tấm vách ngăn bằng gỗ.

vách ngăn gỗ phòng ngủ
Vách ngăn phòng ngủ và không gian ngoài tạo sự riêng tư cho không gian nghỉ ngơi

Đọc thêm: Tổng hợp những mẫu vách ngăn phòng ngủ được ưa chuộng nhất hiện nay

Trên đây là tất tần tật những gì về vách ngăn gỗ mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ để quý bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những thông tin về các loại vách ngăn gỗ, công dụng và cách bố trí vách ngăn trong ngôi nhà bạn sẽ có những quyết định phù hợp để cải tạo lại không gian sống tốt nhất cho gia đình mình.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM