Nếu bạn là một người thường xuyên ngủ thiếu giấc, thậm chí không ngủ cả đêm thì nên tự đặt câu hỏi cho bản thân về việc thức trắng đêm có sao không, có ảnh hưởng gì không, từ đó bạn sẽ biết liệu có nên tiếp tục thói quen xấu này hay dừng lại.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe và các bác sĩ, nếu công việc không bắt buộc hoặc không mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bạn cần loại bỏ ngay việc sinh hoạt thiếu khoa học này.
Nội Dung Chính
- 1. Thức trắng đêm có sao không, có ảnh hưởng gì không?
- 1.1. Dễ bị stress, căng thẳng, mệt mỏi
- 1.2. Thức trắng đêm gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
- 1.3. Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
- 1.4. Thức trắng đêm có thể gây rối loạn nội tiết
- 1.5. Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
- 1.6. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- 1.7. Nguy cơ đột quỵ cao nếu thường xuyên thức đêm
- 1.8. Hãy ngừng thức trắng đêm nếu không muốn giảm tuổi thọ
- 2. Nếu buộc phải thức trắng đêm, bạn nên làm gì?
1. Thức trắng đêm có sao không, có ảnh hưởng gì không?
Nếu bạn đang thắc mắc về việc thức trắng đêm có sao không, có ảnh hưởng gì không thì câu trả lời là “có”, thậm chí tác hại mà thói quen xấu này gây ra còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Dưới đây là một số nguy cơ bạn có thể gặp phải khi thức trắng đêm.
Thức trắng đêm có sao không là thắc mắc của rất nhiều người
1.1. Dễ bị stress, căng thẳng, mệt mỏi
Thói quen thức trắng đêm để rồi phải ngủ bù vào ban ngày thường gây ra nhiều tác hại khôn lường cho cơ thể của chúng ta. Chất lượng giấc ngủ có thể bị giảm sút hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố ban ngày như ánh sáng, tiếng ồn, bụi bẩn ô nhiễm, vi khuẩn… phát tán trong không gian.
Khi chất lượng giấc ngủ bị giảm đi, không thể ngủ sâu lâu ngày, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng, cơ bắp không được thư giãn hoàn toàn. Không những vậy, đây còn là nguyên nhân khiến cho máu khó lưu thông, dẫn đến tình trạng não bộ bị căng thẳng, stress thường xuyên, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, chân tay rệu rã…
1.2. Thức trắng đêm gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức trắng đêm bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não được nghỉ ngơi và kết nối lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Tuy nhiên, việc không đi ngủ đã vô tình làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ và giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Thức trắng đêm liên tục, thường xuyên gây nhức đầu, suy giảm trí nhớ
Mặt khác, nhiều người chưa lường trước được việc thức trắng đêm có sao không, nên khi không ngủ hoặc ngủ quá ít rất dễ gây ra tình trạng bị đau đầu vào ngày hôm sau. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên làm “cú đêm” thì rất dễ gặp phải các dấu hiệu rối loạn tâm thần điển hình như mất ngủ, thiếu ngủ, trí nhớ giảm sút, đau đầu, căng thẳng, lo âu, hay cáu gắt…
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.
1.3. Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
Thức đêm lâu ngày dễ khiến cơ thể thiếu năng lượng, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Đó là lý do vì sao những người thức trắng đêm dễ gặp phải các bệnh do vi sinh vật gây ra như cảm cúm, viêm đường hô hấp… Tỉ lệ này cao hơn so với những người ngủ đủ giấc.
1.4. Thức trắng đêm có thể gây rối loạn nội tiết
Cơ thể sẽ bài tiết ra hormon cân bằng trong quá trình ngủ, tránh cho cơ thể không bị rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức đêm hay ngủ không đủ giấc, hormon bị thiếu hụt hoặc mất cân bằng. Ở phụ nữ, những người thường xuyên thức trắng đêm thường hay mắc các chứng rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung,…
Suy giảm nội tiết tố là một trong những hệ quả của việc thức đêm trong thời gian dài
1.5. Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Trong quá trình ngủ, niêm mạch dạ dày sẽ tự phục hồi và tái tạo sau những tổn thương gặp phải. Việc thức đêm khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức đêm còn khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày.
Nếu tình trạng thức đêm kéo dài, tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn thức thâu đêm để làm việc, đầu óc phải hoạt động nhiều, xem các chương trình, bộ phim có tính chất kích thích mạnh cũng khiến cho các bệnh lý về dạ dày trở nên nặng hơn.
1.6. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thức đêm triền miên làm hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều này khiến cơ thể bạn không dung nạp glucose, cũng như quá trình sản xuất insulin trong cơ thể cũng giảm xuống, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
1.7. Nguy cơ đột quỵ cao nếu thường xuyên thức đêm
Thức trắng đêm đồng nghĩa bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi. Điều này sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến nguy cơ ngừng tim, gây đột quỵ. Bên cạnh đó, việc phải thường xuyên thức đêm dẫn đến việc cơ thể phải ngủ bù vào ngày hôm sau hoặc bị thiếp đi. Những giấc ngủ gật, phải thức giấc bất thình lình vì công việc nào đó có thể khiến cho cơ tim bị co thắt đột ngột dẫn đến nguy cơ trụy tim.
Thức trắng đêm thường xuyên làm tăng nguy cơ đột quỵ
1.8. Hãy ngừng thức trắng đêm nếu không muốn giảm tuổi thọ
Đây là hệ quả tích lũy của tất cả những hậu quả do thức khuya triền miên ở trên. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ giảm tuổi thọ ở những người thức trắng đêm thường cao hơn, thậm chí, tỉ lệ tử vong ở người thức thâu đêm thường xuyên cũng tăng 10 – 15% so với người ngủ đủ giấc.
2. Nếu buộc phải thức trắng đêm, bạn nên làm gì?
Nhiều người thường tự hỏi việc thức trắng đêm có sao không và lường trước những nguy cơ về bệnh tật mà mình có thể gặp phải. Song do một vài nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan khiến họ không thể dừng việc làm tai hại này. Dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp hạn chế những tác hại cho những người thường xuyên phải thức đêm.
2.1 Đảm bảo chất lượng từng giấc ngủ ngắn
Trong quá trình ngủ, não bộ sẽ thực hiện nhiệm vụ xâu chuỗi lại các sự kiện và kiến thức mà bạn đã thu nhập suốt cả ngày. Từ đó giúp bạn tìm ra những sáng kiến bất ngờ, sáng tạo hơn ngay sau khi được nghỉ ngơi đủ.
Nếu buộc phải thức trắng đêm bạn nên đảm bảo chất lượng từng giấc ngủ ngắn
Vì thế, dù do nguyên nhân gì mà bạn buộc phải thức trắng đêm thì vẫn cần đảm bảo mình ngủ được ít nhất 4 – 5 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ 4 tiếng này phải đảm bảo là 1 giấc ngủ liền mạch, ngủ sâu, không đứt đoạn hay mộng mị.
Theo các chuyên gia, nếu ngủ ít hơn 4 tiếng, bạn sẽ khó đạt được giấc ngủ sâu, não không được thư giãn tối đa, dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, suy nhược thần kinh.
Một giấc ngủ ngắn ban trưa sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng, duy trì sự tỉnh táo và tăng năng suất lao động cho buổi chiều.
Ngoài ra, khi cơ thể đã quá mệt, nếu đặt lưng xuống ngủ, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái ngủ REM (trạng thái ngủ nhưng mắt vẫn hoạt động) – trạng thái ngủ cho phép cơ thể hồi sức hiệu quả nhất.
2.2. Nhớ uống đủ nước mỗi ngày nếu thường thức đêm
Chúng ta đều được phổ biến chuyện 70% cơ thể là nước. Khi nhu cầu nước của cơ thể không được đáp ứng, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và thiếu tỉnh táo. Mỗi khi làm việc muộn hay phải thức trắng đêm, cơ thể sẽ mất nước rất nhanh chóng. Đây được coi là một trong những nguyên nhân khiến bạn nhanh chóng suy sụp tinh thần, mệt mỏi và thiếu tỉnh táo.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp cân bằng điện giải cho cơ thể
Bên cạnh chức năng cân bằng điện giải của cơ thể bất kể ngày hay đêm, nước còn đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan khác hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do đó, bạn luôn cần phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt nước, đặc biệt là về ban đêm.
Hãy để 1 chai nước trên bàn làm việc, uống nước ngay sau khi thức dậy và uống đủ 2 lít đều đặn mỗi ngày là thói quen tốt giúp bạn cấp nước cho cơ thể.
2.3. Bổ sung thực phẩm lành mạnh
Hầu hết những người thức trắng đêm đều có thói quen ăn uống lung tung. Không ít người lựa chọn thức ăn nhanh để “hạ nhiệt nhanh” cơn đói trong đêm, hoặc vì quá mệt mà sẵn sàng hi sinh 1 bữa ăn để ngủ thêm một tí…Những thói quen ăn uống không lành mạnh này lại ngầm đẩy bạn đến gần hơn với những chứng bệnh nặng như béo phì, tiểu đường, thậm chí là ung thư…
Theo lời khuyên từ các chuyên gia đinh dưỡng, nếu bắt buộc phải thức đêm, bạn nên ăn bữa tối trước 20h. Từ tầm nửa đêm trở đi, nếu bạn cảm thấy quá đói, hãy dùng một bữa ăn nhẹ nhiều chất xơ và protein như chút trái cây, tránh tuyệt đối những món ăn nhiều đường và giàu chất béo.
Cùng với đó, những thực phẩm giàu vitamin B như thịt, cá, nhiều chất xơ như rau lá màu xanh đậm, trà xanh, sữa chua… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống tác hại của việc thức đêm. Bạn cũng đừng quên ăn nhiều cá, đặc biệt là cá giàu axit béo omega-3 vì đây là nguồn protein dồi dào và là chìa khóa cho sức khỏe não bộ.
Đừng quên bổ sung thực phẩm lành mạnh khi phải thức trắng đêm
2.4. Hãy giải tỏa mọi áp lực trong cuộc sống và công việc
Chắc chắn rằng, việc thức trắng đêm sẽ khiến bạn mệt mỏi, tinh thần uể oải, đặc biệt là khi công việc yêu cầu bạn phải thức triền miên.
Do vậy, bạn hãy ghi nhớ một vài bài tập nhẹ nhàng như: hít thở sâu để giúp cơ thể lấy lại được bình tĩnh và tỉnh táo. Bằng cách hít thật sâu, không khí trong lành đi vào qua đường mũi, tác động đến phần vỏ não trước trán giúp kích thích sản xuất dopamine và serotonin – 2 loại hóc-môn chống stress tự nhiên của cơ thể.
Ngoài ra, khi ngồi làm việc được khoảng 1 giờ, bạn nên đứng lên đi qua đi lại trong phòng vài phút. Bạn có thể lấy 1 cốc nước uống hoặc vươn vai… Những hoạt động này giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm stress, cũng là để thư giãn cho mắt và cột sống của bạn.
2.5. Chú ý đến nghỉ ngơi, thư giãn
Thức trắng đêm thường dễ khiến cho cơ thể rơi vào mệt mỏi do các hoạt động của cơ thể bị đảo lộn, nhất là khi chúng ta chưa thực sự làm quen với nhịp sinh học này.
Do vậy, các bạn nên dành thêm thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, giúp cơ thể có điều kiện để phục hồi. Khi đã cảm thấy quá mệt mỏi, bạn hãy ngủ một giấc ngủ ngắn. Điều này sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng và lấy lại tinh thần nhanh chóng. Bên cạnh đó, thư giãn bằng một số cách thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hay đạp xe cũng là cách rất hữu ích.
Nghỉ ngơi thư giãn là giải pháp tốt nâng cao sức khỏe nếu thường xuyên thức đêm
2.6. Điều chỉnh đồng hồ sinh học
Cơ thể của mỗi người luôn tuân theo một nhịp sinh học nhất định để lập trình thứ tự cho các hoạt động, đảm bảo sức khỏe và cơ thể hoạt động bình thường. Con người thường tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm, do đó khi đột nhiên phải thức trắng đêm, cơ thể sẽ trở nên kém tỉnh táo, dễ mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau. Điều này chính là vì bạn đã bị rối loạn nhịp sinh học, nên cơ thể chưa thích ứng được sự xáo trộn của giờ giấc.
Để khắc phục điều này, các bạn nên điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể bằng cách thay đổi dần giờ đi ngủ và giờ thức dậy để cơ thể thích nghi từ từ. Đặc biệt, nếu bạn hay thức đêm, hãy ngủ bù vào ngày hôm sau và phải đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày để cơ thể tránh bị mệt mỏi, uể oải.
Như vậy, bài viết đã giúp giải đáp cho câu hỏi thức trắng đêm có sao không mà nhiều người đang thắc mắc. Dù vì lý do gì đi nữa thì việc thức đêm đều sẽ để lại những hậu quả không tốt cho sức khỏe lẫn tinh thần của bạn. Hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ để có một cơ thể khỏe mạnh và giữ được sự minh mẫn trong cả ngày.
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).
Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.
Yên tâm lựa chọn những sản phẩm mình yêu thích mà không cần lo lắng về giá với chính sách hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Tham khảo tại đây: https://vuanem.com/tra-gop-online
Để dễ dàng cho việc ra quyết định mua hàng, các bạn có thể xem thêm các feedback của khách hàng khi mua hàng tại Vua Nệm trong link bài viết này nhé!