Sức khỏe giấc ngủ

Nên chọn thức cả đêm hay tranh thủ chợp mắt trong khoảng 1 tiếng? 

CẬP NHẬT 25/09/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Có rất nhiều lý do khiến bạn chỉ có thể tranh thủ ngủ được 1 giờ. Có thể đó là chạy “deadline” hoặc chăm sóc em bé mới sinh. Bất kể hoàn cảnh nào đi chăng nữa, việc chỉ ngủ được 1 giờ có thể khiến bạn choáng ngợp. Vậy bạn sẽ làm gì, thức cả đêm hay tranh thủ chợp mắt trong khoảng 1 tiếng rảnh rỗi này? 

Bài viết này sẽ đi vào phân tích việc ngủ 1 giờ có giúp ích gì cho bạn trong những tình huống chỉ có thể lựa chọn như thế. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng vua Nệm khuyên bạn nên ưu tiên cho giấc ngủ, không nên chỉ ngủ 1 giờ vào ban đêm nhé!

1. Nên chọn thức cả đêm hay tranh thủ chợp mắt trong khoảng 1 tiếng?

Vậy rốt cuộc, thức cả đêm hay tranh thủ ngủ trong 1 giờ thì tốt hơn ?

Chà, trên thực tế, không có câu trả lời nào chính xác 1 cách hoàn toàn. 1 chu kỳ giấc ngủ kéo dài trong 90 phút nên việc hoàn thành được 1 chu kỳ giấc ngủ sẽ tốt hơn cho việc nghỉ ngơi, hồi phục thay vì chỉ 60 phút. Vì vậy, nếu có thể, hãy cố gắng chợp mắt trong 90 phút cùng một vài giấc ngủ sau đó trong ngày hôm sau.

chọn thức cả đêm hay tranh thủ chợp mắt trong khoảng 1 tiếng
Thức cả đêm hay tranh thủ chợp mắt trong khoảng 1 tiếng, cái nào tốt hơn?

Nếu không thể có thêm 30 phút nữa để ngủ, thì việc chợp mắt trong 15 đến 20 phút mà thôi chính là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Khi bạn thức dậy sau 60 phút, khả năng cao bạn thức dậy trong giai đoạn thứ ba của giấc ngủ, được phân loại là giấc ngủ sâu. Trong giai đoạn nghỉ ngơi này, việc thức dậy có thể diễn ra trong tình trạng uể oải và mệt mỏi hơn so với khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ (15 – 20 phút).

Sau 90 phút, cơ thể bạn sẽ ở trong giai đoạn REM, đó là giai đoạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, khi các giấc mơ xuất hiện. Sau REM, chu kỳ tự lặp lại, quay trở lại Giai đoạn 1. Giai đoạn đầu tiên là một giấc ngủ nhẹ, có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng thức dậy với nhiều năng lượng hơn trong giai đoạn này.

2. Nên chọn ngủ trong 2 giờ hay thức cả đêm?

Thật không may, trong tình huống này, 2 giờ ngủ có thể là quá nhiều.

Ngủ quá 90 phút có thể khiến bạn chìm sâu hơn vào chu kỳ của mình và gây ra nhiều vấn đề hơn khi đến giờ thức dậy.

Nói chung, tốt hơn hết là nên hoàn thành đầy đủ các chu kỳ của giấc ngủ (mỗi chu kỳ 90 phút) thay vì hoàn thành 1 nửa và thức dậy giữa chừng. Nếu không có đủ thời gian để hoàn thành đủ chu kỳ ngủ, tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu nhâm nhi 1 chút cà phê để tỉnh táo hơn.  

3. Ngủ thêm một chút có tốt hơn là không ngủ không?

chợp mắt 1 chút vẫn tốt hơn là không ngủ
Tranh thủ chợp mắt 1 chút vẫn tốt hơn là không ngủ 1 chút nào cả

Câu trả lời là có. Trong hầu hết trường hợp, tranh thủ chợp mắt 1 chút vẫn tốt hơn là không ngủ 1 chút nào cả. Khi bạn thực sự có thời gian ngủ ít hơn một giờ, thì việc chợp mắt trong khoảng 20 phút có thể là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu dư dả thời gian, hãy cố gắng hoàn thành một chu kỳ 90 phút để có thể tỉnh táo hơn cho đến khi bạn trả đủ “nợ ngủ”.  

4. Ngủ ít gây hại gì? 

Tóm lại, Vua Nệm không khuyên bạn chỉ ngủ 1 giờ vào ban đêm để bù cho việc thiếu ngủ. Tốt hơn hết, vẫn nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng để đảm bảo sức khỏe. 1 số nghiên cứu cho thấy rằng mất ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. gây ra vô số vấn đề sức khỏe mãn tính, bao gồm: 

  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Đột quỵ
  • Béo phì
  • Trầm cảm

Ngoài ra, ngay cả khi thiếu ngủ trong thời gian ngắn cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ chấn thương ở người lớn và thanh thiếu niên vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định và thậm chí cả chức năng vận động của chúng ta.

Ví dụ, buồn ngủ khi lái xe là nguyên nhân gây ra tai nạn xe hơi và các vụ tai nạn nghiêm trọng. Ở người lớn tuổi, thiếu ngủ có tăng nguy cơ té ngã và gãy xương.

XEM THÊM: Bật mí 7 cách để không buồn ngủ khi đi xe mà ai cũng nên biết

thiếu ngủ trong thời gian ngắn
Ngay cả khi thiếu ngủ trong thời gian ngắn cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ chấn thương

Khi cơ thể bạn bị thiếu ngủ, bạn có thể trải qua microsleeps hoặc mất ý thức trong thời gian ngắn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.

Nếu bạn bị thiếu ngủ, thậm chí chỉ trong một đêm, bạn nên cân nhắc hoãn hoặc lên lịch lại cho những chuyến đi hay bất kỳ kế hoạch nào có thể gặp tai nạn do thiếu ngủ cho đến khi bạn ngủ đủ giấc và cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ. 

5. Những mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn

5.1. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh 1-2 giờ trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Lý do là loại ánh sáng này khiến bộ não giảm tiết hormone Melatonin. Đây là hormone quan trọng đối với giấc ngủ. Khi nồng độ Melatonin giảm, bạn sẽ tỉnh táo hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đi ngủ trở nên khó khăn hơn. 

5.2. Tập thể dục nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ

Trước giờ đi ngủ, hãy thực hiện 1 số bài tập nhẹ nhàng để giảm stress tích tụ trong suốt ngày dài. Bạn có thể lựa chọn các động tác yoga cơ bản, kích thích ngủ ngon. Thời lượng thích hợp là từ 15-20 phút.

Bên cạnh yoga, thiền cũng đem đến lợi ích cho giấc ngủ, giúp bạn cảm thấy thư giãn tinh thần và thả lỏng hơn. Khi đầu óc dịu đi, loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực thì việc đi ngủ cũng nhanh chóng và sâu giấc hơn, không bị quấy rầy bởi ác mộng hay những suy nghĩ lung tung. 

XEM THÊM: Cách ngủ ngon không gặp ác mộng

5.3. Uống trà hoa cúc, trà thảo mộc 

Uống các loại trà thảo mộc trước khi đi ngủ cũng là 1 cách hiệu quả để ngủ ngon, sâu giấc hơn. Nghiên cứu cho thấy, các loại trà này có tác dụng thư giãn tinh thần và kích thích hormone melatonin tiết mạnh, tạo cảm giác buồn ngủ. Khi gần đến giờ đi ngủ, hãy ngưng sử dụng điện thoại và tận hưởng 1 cốc trà ấm và cảm nhận điều tuyệt vời mà trà thảo mộc đem lại nhé!

XEM THÊM: 9++ loại trà thảo dược trị mất ngủ, ngon và dễ làm tại nhà

Uống các loại trà thảo mộc trước khi đi ngủ
Uống các loại trà thảo mộc trước khi đi ngủ cũng là 1 cách hiệu quả để ngủ ngon, sâu giấc hơn

5.4. Liệu pháp hương thơm

Những mùi hương dễ chịu chẳng hạn như hương hoa oải hương, hoa nhài, hoa cúc… được phát hiện có tác dụng thư giãn thần kinh, hỗ trợ đem đến một giấc ngủ ngon và sâu. Chính vì vậy, trong lúc đọc sách hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn khác trước giờ đi ngủ, bạn có thể đốt nến thơm hay tinh dầu có những mùi hương dễ ngủ này để hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc

5.5. Giữ cho chăn êm, nệm ấm

Chăn ga gối cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đừng ngần ngại đầu tư vào các món vật dụng này để có được giấc ngủ ngon suốt đêm dài. Đồng thời, hãy thường xuyên giặt giũ chăn ga vỏ gối để đảm bảo vệ sinh. Điều này cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái, ngủ ngon hơn. 

5.6. Đọc vài trang sách

Thói quen đọc sách sẽ giúp bạn giảm stress nhanh chóng, làm dịu đầu óc từ đó kích thích giấc ngủ đến nhanh hơn. Bên cạnh đó thói quen này cũng là 1 cách để giúp bồi bổ kiến thức, tăng sự minh mẫn và khả năng ghi nhớ. 

XEM THÊM: Những tác dụng kỳ diệu của việc đọc sách trước khi đi ngủ

5.7. Dùng đèn ngủ có ánh sáng ấm áp

 tắt các loại đèn ánh sáng trắng và xanh trước khi ngủ
Tốt hơn hết, khoảng 1 tiếng trước giờ đi ngủ, bạn nên tắt các loại đèn ánh sáng trắng và xanh

Những ánh sáng ấm như ánh sáng vàng, cam, đỏ nhạt được chứng minh tạo cảm giác thư giãn hơn vào buổi tối, giúp cơ thể trở nên mệt và buồn ngủ hơn. Tốt hơn hết, khoảng 1 tiếng trước giờ đi ngủ, bạn nên tắt các loại đèn ánh sáng trắng và xanh trong căn phòng, bật đèn ngủ có ánh sáng ấm để tạo trạng thái lý tưởng nhất cho giấc ngủ. 

5.8. Ngủ trong không gian yên tĩnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, 1 trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta không có được những giờ nghỉ ngơi chất lượng là việc tiếp xúc với các tiếng ồn lớn như tiếng ồn phương tiện giao thông di chuyển. Chính vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị tiếng ồn quấy rối giấc ngủ thì hãy xem xét 1 số biện pháp để ngăn chặn các tiếng ồn này như tai chống ồn, cửa sổ cách âm,… 

Dù là say sưa học tập, thức khuya trong một dự án công việc hay xem Netflix, đôi khi chúng ta không ngủ đủ giấc. Nếu bạn đang ở trong tình huống phải lựa chọn giữa ngủ một hoặc hai tiếng hoặc không ngủ chút nào, đây là cách bạn nên xem xét: 

  • Nếu bạn chỉ có 1 giờ để ngủ thì hãy chợp mắt trong 20 phút thay vì ngủ hết cả 1 giờ. Điều này là do chu kỳ giấc ngủ của bạn kéo dài 90 phút và việc buộc phải thức dậy ở mốc 60 phút khi bạn vẫn đang ngủ say, sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải hơn trước. 
ngủ trong 90 phút thay vì hai giờ
Nếu bạn được lựa chọn hai giờ để ngủ, hãy chỉ ngủ trong 90 phút thay vì hai giờ
  • Nếu bạn có 2 giờ để đủ, hãy chỉ ngủ trong 90 phút thay vì 2 giờ. Điều này là do bạn sẽ có một chu kỳ ngủ đầy đủ và có thể sẽ thức dậy khi bạn chuẩn bị chuyển từ giấc ngủ REM sang giấc ngủ nhẹ, khi tỉnh dậy, bạn sẽ tỉnh táo và sảng khoái hơn.

Trên đây là những thông tin thú vị giải đáp thắc mắc nên thức cả đêm hay tranh thủ chợp mắt trong khoảng 1 tiếng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ giấc ngủ và có được sự lựa chọn tốt nhất!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/one-hour-of-sleep/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên