Nhà hay

Thớt gỗ làm bếp – Đặc điểm, lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản

CẬP NHẬT 02/11/2021 | BỞI Tiến Kiều

Thớt gỗ làm bếp là dụng cụ phổ biến trong các căn bếp, giúp bạn cắt, thái, băm, chặt thực phẩm một cách dễ dàng và đẹp mắt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thớt gỗ, để lựa chọn được loại thớt phù hợp, bạn cần nắm được những đặc điểm, công dụng, cách bao quản của chúng. Bài viết dưới đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn nắm được những điều này một cách dễ dàng.

1. Thớt gỗ làm bếp là gì?

Thớt gỗ làm bếp là dụng cụ dùng để cắt, thái, băm, chặt thực phẩm ở bên trên bề mặt thớt. Thớt gỗ được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, do đó giá thành cũng có sự khác biệt.

thớt gỗ làm bếp là gì
Thớt gỗ làm bếp dùng để băm, chặt, cắt, thái thực phẩm

Ngoài dùng để chặt, băm thức ăn, hiện nay trên thị trường có một số loại thớt gỗ với kích thước nhỏ gọn, có tay cầm dùng để làm khay, đĩa đựng đồ ăn. Loại thớt gỗ này thường được làm từ các loại gỗ cứng như gỗ keo, gỗ oliu. Với loại thớt này, bạn không nên dùng để băm, chặt vì dễ làm hỏng thớt.

Thớt gỗ dùng trong nhà bếp có tác dụng giúp cho thời gian sơ chế thực phẩm nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Thớt gỗ giúp cho dao không bị cùn, mẻ, có độ bền cao.

1.1. Ưu điểm của thớt gỗ làm bếp

  • Dễ sử dụng, chỉ cần đặt thực phẩm lên trên bề mặt thớt rồi dùng dao để cắt, thái, băm, chặt…
  • Thớt có độ bền cao, cứng chắc, chịu lực tốt mà không bị vỡ
  • Thớt được làm từ 100% chất liệu gỗ nên an toàn với sức khỏe, không chứa các chất độc hại.
  • Dễ dàng để rửa sạch bề mặt thớt gỗ sau khi sử dụng bằng nước sạch và nước rửa bát.

1.3. Hạn chế của thớt gỗ làm bếp

  • Do được làm từ chất liệu gỗ nên thớt gỗ dễ thấm nước, dễ bị nấm mốc và có mùi nếu không được rửa kĩ và lau khô.
  • Thớt gỗ thường khá dày và nặng nên nhiều khi gây bất tiện cho việc di chuyển, cầm thớt.

2. Những lưu ý khi sử dụng thớt gỗ làm bếp

Để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ, khi sử dụng thớt bạn nên lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây.

  • Trước khi sử dụng, nên rửa thớt sơ qua với nước để làm sạch bụi bẩn ở bề mặt thớt. Bạn có thể sử dụng nước rửa chén để làm sạch thớt nhưng cần rửa lại thật sạch với nước, tránh để tồn đọng lại bọt, các chất sẽ ngấm vào thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Lau khô thớt trước khi dùng để thái, cắt, băm, chặt…
sử dụng thớt gỗ làm bếp
Rửa sạch thớt gỗ làm bếp trước khi sử dụng
  • Phơi thớt ở những nơi có nắng nhẹ, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng vì sẽ dễ làm thớt bị cong, vênh. Để thớt gỗ làm bếp nhanh khô hơn, bạn nên dựng thớt thẳng đứng thay vì nằm ngang.
  • Không nên làm sạch thớt gỗ bằng máy rửa bát vì dễ làm gỗ bị sứt mẻ, cong vênh. Tuy nhiên, với một số loại thớt gỗ nguyên khối, dày và bền chắc, bạn cũng có thể sử dụng máy rửa bát nếu cần thiết.
  • Mỗi gia đình nên có ít nhất là hai chiếc thớt trong một căn bếp, một chiếc dùng để thái đồ ăn sống, một chiếc dùng để thái đồ ăn chín, tránh sử dụng chung cùng một chiếc thớt sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn từ thớt sống sang thớt chín.
  • Khi thấy thớt có nhiều vết cắt, rãnh lõm sâu, có nhiều mùn gỗ khi băm chặt thì bạn nên thay thớt mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Bảo quản thớt gỗ làm bếp như thế nào?

Thớt gỗ làm bếp sẽ bền đẹp và an toàn hơn nếu bạn biết cách bảo quản chúng đúng cách. Dưới đây là một số vấn đề bạn nên lưu ý khi bảo quản thớt gỗ.

  • Sau khi mua thớt mới, bạn nên xử lý qua thớt trước khi đem ra sử dụng. Bạn có thể pha nước muối để ngâm thớt và rửa lại thật sạch với nước. Việc làm này giúp loại bỏ các chất độc hại, các bụi bẩn trên bề mặt thớt do quá trình lưu trữ ở kho, di chuyển hàng hóa….Xử lý thớt gỗ trước khi sử dụng cũng là một cách để gia tăng độ bền của thớt.
  • Để làm sạch vết thịt băm, rau củ trên bề mặt thớt một cách dễ dàng, bạn nên dùng một ít muối và chanh tươi để chà lên bề mặt thớt, đợi vài phút rồi chà lại thì vết bẩn dễ dàng được làm sạch.
vệ sinh thớt gỗ làm bếp
Dùng chanh và muối để làm sạch vết bẩn trên thớt
  • Sau khi rửa thớt, nên treo lên dể thớt khô ráo. Tránh để thớt ở những nơi ẩm ướt, có nhiều dầu mỡ. Không để thớt ướt nằm chồng lên nhau vì sẽ khó để cho thớt khô ráo.
  • Tùy từng loại thớt gỗ mà bạn cần cân nhắc sử dụng chúng với mục đích phù hợp như: băm, chặt, thái… Khi chặt, hạn chế dùng lực quá mạnh sẽ khiến bề mặt thớt bị hư hại.

4. Lưu ý khi chọn mua thớt gỗ làm bếp

Để chọn được một chiếc thớt gỗ phù hợp với căn bếp của mình, đáp ứng được những yêu cầu về cắt, thái, băm, chặt thực phẩm, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi mua thớt:

  • Chọn kích thước thớt phù hợp với không gian bếp, kích thước bồn rửa để tạo sự tiện lợi khi sử dụng, vệ sinh và bảo quản thớt, tránh trường hợp thớt quá to mà bồn rửa thì nhỏ sẽ khiến cho thớt không thể lọt vaò bên trong bồn.
  • Bạn nên mua nhiều loại thớt cho các mục đích sử dụng khác nhau. Nếu là thớt dùng để thái thì có thể mua những loại có trọng lượng nhẹ, kích thước vừa phải, được làm từ một số chất liệu như: thớt tre, thớt gỗ me, thớt gỗ teak, gỗ cao su… Nếu dùng để băm chặt thì nên chọn thớt có độ cứng chắc cao, ít gây mùn khi thái như thớt gỗ nghiến, thớt xà cừ….
mua thớt gỗ làm bếp
Tùy mục đích sử dụng mà chọn loại thớt phù hợp
  • Chọn hình dáng thớt phù hợp: Thớt thường được thiết kế với dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật… tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại thớt phù hợp. Hiện nay, thớt tròn được sử dụng phổ biến hơn cả, thớt hình chữ nhật và hình vuông ít được sử dụng hơn nhưng lại mang đến diện tích cắt, thái rộng rãi hơn. 

5. Một số loại thớt gỗ làm bếp phổ biến nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay, thớt gỗ làm bếp được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau. Dưới đây là một số loại thớt gỗ được sử dụng phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo và có lựa chọn phù hợp.

5.1. Thớt gỗ xà cừ

Thớt gỗ xà cừ có đặc điểm là thân cứng, thịt gỗ chắc, gỗ có vân đẹp, màu sắc tươi sáng, nhìn tổng thể toát lên vẻ sang trọng, bắt mắt. Đặc biệt, điểm mạnh của loại thớt gỗ này là khó bị ẩm mốc, độ bền cao.

thớt gỗ xà cừ
Thớt gỗ xà cừ cứng chắc và bền đẹp

Bên cạnh đó, thớt gỗ không gây vụn dăm khi băm chặt, điều này giúp sức khỏe được đảm bảo hơn, có thể lau chùi thoải mái mà không lo thớt bị hư hỏng. Hiện nay, thớt xà cừ được đánh giá là một trong những loại thớt chất lượng nhất hiện nay.

Thớt gỗ xà cừ có độ bền cao nhưng điều đó chỉ đúng với những chiếc thớt được làm từ cây gỗ lâu năm, từ phần thân hoặc cành cây lớn, những cây xà cừ non sẽ không cho thớt có chất lượng tốt, do đó, bạn nên lưu ý khi chọn mua thớt để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng.

5.2. Thớt gỗ me

Thớt gỗ me gồm thớt gỗ me nội địa và thớt gỗ me nhập khẩu. Gỗ có độ cứng chắc cao, màu sắc đỏ thẩm bắt mắt. Thớt gỗ me thuộc phân khúc tầm trung, chất lượng ổn và có giá thành khá rẻ. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền tiền và nhu cầu sử dụng không thường xuyên thì thớt gỗ me là lựa chọn rất phù hợp.

5.3. Thớt gỗ nghiến

Thớt gỗ nghiến là một trong những loại thớt được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Đặc điểm của thớt gỗ nghiến là rất cứng, bền và đảm bảo chắc chắn. Thớt gỗ nghiến là lựa chọn phù hợp nhất cho những gia đình có nhu cầu băm chặt nhiều… Hiện nay, thớt gỗ nghiến là một trong những loại thớt gỗ có giá thành cao hơn so với các loại thớt gỗ khác.

Nếu sử dụng thớt gỗ nghiến để băm chặt, sẽ không xảy ra tình trạng có nhiều mùn, vụn gỗ xuất hiện trên bề mặt, không có tình trạng thớt bị vỡ làm đôi như nhiều loại gỗ khác.

thớt gỗ nghiến
Thớt gỗ nghiến không gây vụn mùn khi băm chặt

Thớt gỗ nghiến có kết cấu chắc chắn, có khả năng chịu lực cao, sử dụng lâu năm vẫn không bị xuất hiện vụn, mùn gỗ, từ đó mà món ăn được đảm bảo, sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Việc vệ sinh thớt gỗ nghiến cũng rất dễ dàng, nếu bị dính vụn thực phẩm lên trên thì có thể dễ dàng chùi rửa bằng miếng chùi nồi thông dụng. Thớt sau khi làm sạch không còn đọng lại thực phẩm, do đó không tích tụ vi khuẩn, giúp cho sức khỏe được đảm bảo.

5.4. Thớt gỗ tre

Thớt gỗ tre được làm từ chất liệu là cây tre, có khả năng kháng khuẩn tốt, khử mùi hiệu quả. So với các loại thớt gỗ khác thì thớt tre nhanh khô hơn do bề mặt dễ thoát nước, dễ dàng vệ sinh và bảo quản thớt.

thớt gỗ tre
Thớt gỗ tre nhanh khô và kháng khuẩn tốt

Mặc dù vậy, thớt tre vẫn có hạn chế là dễ gây ra tiếng khi cắt thái, không êm tai như các loại thớt gỗ khác. Vì vậy, thớt tre không phù hợp với những người không thích tiếng ồn khi dùng thớt.

5.5. Thớt gỗ Teak

Thớt gỗ Teak được làm từ gỗ teck, hay còn gọi là gỗ tếch. Gỗ tếch có khả năng chịu lực tốt, không bị nứt vỡ hay cong vênh, nhừ vậy mà thớt có độ bền cao và đảm bảo sự chắc chắn khi sử dụng. Bên cạnh đó, thớt có khả năng chống trầy xước tốt, giữ được tính thẩm mỹ sau một thời gian dài sử dụng.

thớt gỗ teak
Thớt gỗ Teak

Thớt gỗ Teak khá nhẹ nên dễ dàng để cầm lên và di chuyển, vệ sinh. Thớt được tạo nên bằng cách ghép các thanh gỗ lại với nhau để làm thành một tấm gỗ hoàn chỉnh, bề ngoài đẹp mắt. Thớt gỗ teak vừa có thể dùng để cắt, thái lại vừa có thể dùng để bày biện các món ăn, nhất là các món ăn kiểu Âu…

5.6. Thớt gỗ cao su

Thớt gỗ làm bếp gỗ cao su là loại thớt được làm từ thân cây cao su, được xử lý qua nhiều công đoạn nên có khả năng chống ẩm mốc, chống mối mọt hiệu quả, độ bền cao.

Thớt gỗ cao su có trọng lượng vừa phải, độ bám bề mặt cao nên ít bị xê dịch khi có lực tác động mạnh. Sử dụng thớt cao su để cắt, thái, băm, chặt sẽ khiến người nội trợ cảm thấy hài lòng.

Thớt gỗ làm bếp là dụng cụ cần thiết và hữu ích cho nhà bếp, giúp việc chế biến thực phẩm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tùy theo mục đích sử dụng, sở thích và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn loại thớt gỗ phù hợp nhất nhé.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều