Teamwork là một kỹ năng phổ biến và cực kỳ quan trọng trong công việc lẫn cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng đều hiểu rõ về thuật ngữ này. Để không bỏ lỡ nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm, bạn cần biết được teamwork là gì và tầm quan trọng của teamwork. Và bài viết sau đây sẽ giúp ích đến bạn.
Nội Dung Chính
1. Khái niệm teamwork là gì?
Nếu bạn đang trong giai đoạn đi tìm việc, khả năng làm việc nhóm chính là một điểm mạnh được các nhà tuyển dụng chú ý đến và đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ chưa thực sự hiểu rõ về kỹ năng cơ bản này. Vậy teamwork là gì?
Làm việc nhóm hay teamwork được hiểu một cách đơn giản là khả năng phối hợp, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong cùng một tổ chức nhằm hoàn thành một mục tiêu chung, đạt kết quả tốt. Yêu cầu cơ bản khi làm việc nhóm chính là phải sự phân chia công việc hợp lý, đảm bảo mỗi người đều đóng góp theo năng lực và thế mạnh của mình.
Hoạt động teamwork sẽ giúp tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thực hiện công việc của đội nhóm. Vốn dĩ như vậy vì các thành viên trong một tổ làm việc sẽ chia sẻ kiến thức hoặc bổ sung cho nhau về chuyên môn. Chính điều này sẽ giúp cho công việc suôn sẻ hơn.
2. Đâu là các giai đoạn hình thành và phát triển của teamwork?
Sau khi tìm hiểu qua teamwork là gì bạn chắc hẳn cũng đã biết kỹ năng này quan trọng như thế nào. Về cơ bản, làm việc nhóm chính là một quá trình động và thay đổi liên tục, bao gồm năm giai đoạn chính: Hình thành, sóng gió, chuẩn hóa, thể hiện và giải tán. Mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm và thách thức riêng.
2.1. Giai đoạn hình thành
Đây chính là giai đoạn khởi đầu của teamwork. Lúc này các cá nhân rời rạc sẽ được tổ chức thành một nhóm làm việc chung. Tại đây, họ sẽ được giới thiệu về nhau, cùng chia sẻ, tìm hiểu về mục tiêu và nhiệm vụ của nhóm. Tâm lý thường thấy của các thành viên ở giai đoạn này là háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ và lo âu.
2.2. Giai đoạn sóng gió
Đây được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất khi làm việc nhóm. Một khi các cá nhân bắt đầu bộc lộ tính cách, thói quen và sở thích riêng sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn và nảy sinh xung đột. Tình trạng này có thể dẫn tới sự cạnh tranh và không hài lòng giữa đôi bên. Nếu muốn vượt qua giai đoạn này, đòi hỏi người lãnh đạo nhóm cần có tiếng nói và can thiệp kịp thời và sự hòa hoãn của các cá nhân.
2.3. Chuẩn hóa
Bước vào giai đoạn chuẩn hóa, khả năng làm việc nhóm dường như đã ổn định. Khi các thành viên đã dàn xếp được mâu thuẫn và giải quyết được vấn đề còn tồn tại sẽ hiểu nhau hơn, từ đó cùng hướng tới mục tiêu chung. Tại đây, các tiêu chuẩn và quy tắc của nhóm được hình thành và dần hoàn thiện.
2.4. Thể hiện
Đây chính là giai đoạn phát triển cao nhất của teamwork. Tại thời điểm này, các thành viên đã hòa nhập và gắn kết mạnh mẽ với nhau. Ở giai đoạn thể hiện, nhóm dường như làm việc rất hiệu quả và sáng tạo, không cần nhiều sự giám sát từ người lãnh đạo. Đồng thời, mỗi thành viên dường như đều trưởng thành hơn trong suy nghĩ và tự tin trong công việc.
2.5. Giải tán
Giải tán là giai đoạn kết thúc của teamwork. Khi nhóm hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ được giao sẽ không cần phải làm việc chung nữa. Lúc này, các thành viên có thể tổng kết kinh nghiệm, chia sẻ cảm xúc và chia tay nhau.
2. Đặc điểm của teamwork là gì?
Teamwork được đánh giá là một hình thức làm việc hiệu quả và sáng tạo, dựa trên sự hợp tác và phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Về cơ bản, kỹ năng này có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Đa dạng: Hầu hết mỗi thành viên trong nhóm đều có những nền tảng, lĩnh vực và quan điểm khác biệt, giúp tăng cường sự đổi mới về kiến thức cho nhóm.
- Gắn kết: Khi làm việc chung với nhau, mọi người đều sẽ có chung một mục đích và mục tiêu, vì thế họ sẽ nỗ lực và ủng hộ nhau để vượt qua các thách thức và khó khăn.
- Tương tác: Các thành viên trong nhóm thường xuyên giao tiếp, trao đổi và thảo luận với nhau, nâng cao sự tự tin và dễ dàng thể hiện quan niệm.
- Trách nhiệm chung: Khi làm việc nhóm, mỗi thành viên đều được phân chia vai trò và nhiệm vụ cụ thể, điều này góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người.
- Đồng thuận: Khi hoạt động nhóm, các thành viên phải luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau, và cùng đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích chung, nhờ đó tạo nên sự đồng thuận.
- Kết quả chung: Các thành viên trong nhóm sẽ cùng chia sẻ niềm vui và thành tựu khi hoàn thành công việc được giao.
3. Tác dụng của teamwork là gì?
Có thể bạn không ngờ đến nhưng teamwork lại là một yếu tố then chốt để thành công trong mọi lĩnh vực. Cho đến hiện tại, kỹ năng làm việc nhóm này mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và tổ chức, chẳng hạn như:
3.1. Nâng cao năng suất
Khi mỗi thành viên trong nhóm được phân chia, đảm nhận một phần công việc phù hợp với khả năng của mình, mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Hầu hết họ đều có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng.
3.2. Học hỏi và phát triển
Tham gia vào teamwork sẽ là cơ hội thuận lợi để các thành viên có thể học hỏi từ nhau. Sau thời gian hoạt động cùng nhóm, mọi người có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và làm việc của mình.
3.3. Mang lại hiệu quả cao, vượt ngoài mong đợi
Khi các thành viên trong nhóm hướng tới một mục tiêu chung, họ sẽ không ngừng đưa ra các giải pháp sáng tạo và ý kiến hay cho nhóm. Điều này góp phần giúp cho quá trình làm việc thuận lợi, đạt được kết quả vượt trội.
4. Làm thế nào để hoạt động teamwork đạt hiệu quả tốt nhất?
Để hoạt động teamwork hiệu quả, có một số điều bạn cần phải lưu ý như sau:
- Đặt mục tiêu rõ ràng: Điều đầu tiên cần phải thực hiện chính là xác định mục tiêu công việc rõ ràng. Lúc này phải có sự thống nhất của các thành viên về kết quả hướng đến sau cùng.
- Phân công rõ ràng: Để tránh gây ra tình trạng cự cãi đáng tiếc về sau, các nhiệm vụ trong nhóm phải được phân công một cách rõ ràng và có sự đồng ý của mọi người.
- Xây dựng thời gian hoạt động nhóm: Kế hoạch làm việc và lịch trình hoạt động nhóm phải được thông báo rõ ràng, đảm bảo thuận tiện cho mọi người mà chắc chắn tiến độ của dự án được hoàn thành kịp thời.
- Không ngừng trao đổi: Muốn có được kết quả tốt, tất cả các thành viên trong nhóm cần phải liên tục giao tiếp trực tiếp hoặc qua các kênh thông tin nhằm đồng bộ ý kiến của nhau.
- Khuyến khích ý tưởng mới: Nhóm cần phải khuyến khích tất cả các ý tưởng mới của những người tham gia, đề cao sự sáng tạo và kết hợp với nền tảng có sẵn.
- Giải quyết xung đột: Mọi người đều cần hạ thấp cái tôi khi làm việc nhóm, hạn chế xung đột xảy ra, mỗi thành viên đều cần tiếp cận vấn đề một cách tích cực và tôn trọng lẫn nhau.
Vậy bạn đã biết teamwork là gì rồi phải không? Hãy rèn luyện kỹ năng này để có thể hoạt động nhóm một cách hiệu quả, thu được kết quả tốt nhé.
>>>Đọc thêm:
- Nghề nghiệp là gì? Top những nghề nghiệp hot nhất hiện nay
- JD là gì? Vai trò của JD đối với doanh nghiệp và ứng viên là gì?