Tập dưỡng sinh là một trong những hoạt động rèn luyện sức khỏe phổ biến cho người cao tuổi. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu những lợi ích mà việc tập dưỡng sinh mang lại. Cùng Vua Nệm tìm hiểu tập dưỡng sinh có ích gì và những niềm vui của bộ môn này nhé!
Nội Dung Chính
1. Tập dưỡng sinh là gì?
Tập dưỡng sinh hay còn gọi là thể dục dưỡng sinh, là phương pháp đi dưỡng sinh mệnh, nhằm rèn luyện sức khỏe để phòng chống bệnh tật. Không chỉ cải thiện sức khỏe, tập dưỡng sinh còn làm cho tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn, từ đó cũng giúp gia tăng tuổi thọ cho người cao tuổi.
Với các động tác nhẹ nhàng, đơn giản, tập dưỡng sinh là phương pháp thúc đẩy hoạt động ở người cao tuổi, giúp máu huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn hơn.
2. Tập dưỡng sinh có ích gì?
Tập dưỡng sinh được đánh giá là một trong những bộ môn phù hợp với người cao tuổi với các động tác đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu dụng cụ đi kèm cũng không mất quá nhiều thời gian tập luyện. Nếu tập dưỡng sinh đúng cách và phù hợp với thể trạng bản thân, người tập sẽ nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe:
- Tăng cường sức khỏe cho hệ thống hô hấp: Tập dưỡng sinh đều đặn hàng ngày, hàng tuần sẽ giúp khí huyết lưu thông tối đa. Điều này giúp tăng cường đáng kể lượng oxi trong máu. Đây chính là lý do giúp hệ thống hợp hấp khỏe mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
- Giảm thiểu mệt mỏi, căng thẳng: Tập dưỡng sinh là một môn thể thao nhẹ nhàng dành cho người cao tuổi. Cũng tương tự như các môn thể thao khác, tập dưỡng sinh có khả năng kích thích giải phóng hormone endorphin, khiến cơ thể giảm stress và lo âu. Tính năng này giúp tâm trạng người tập vui vẻ, tích cực hơn, cơ thể nhờ đó cũng nhẹ nhàng, vui khỏe hơn.
- Tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiêu hoá: Hầu hết hệ thống tiêu hoá ở người cao tuổi đều suy yếu và gặp nhiều vấn đề hơn. Các động tác tập dưỡng sinh giúp cải thiện một số triệu chứng liên quan đến đường tiêu hoá như: đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, hay ợ nóng…Ngoài ra, một số người cao tuổi cũng có xu hướng biếng ăn, không ăn đúng bữa. Tập dưỡng sinh sẽ giúp cơ thể hoạt động, kích thích hệ thống tiêu hoá, giúp người cao tuổi thèm ăn và ăn đúng bữa hơn.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Một trong những lợi ích của việc tập dưỡng sinh chính là tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, quá trình lão hoá cũng diễn ra chậm hơn.
- Hạn chế mắc các bệnh lý mãn tính: Người cao tuổi thường mắc các bệnh lý mãn tính, có thể kể đến như: cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, tim mạch… Ngoài ra, điều này cũng giúp người tập giảm thiểu sử dụng các loại thuốc điều trị những căn bệnh mãn tính.
- Tăng cường sức khỏe cho hệ thống xương khớp: Xương khớp là một trong những vấn đề nan giải đối với người cao tuổi. Tuổi càng lớn, hệ thống xương khớp càng bị thoái hoá, gây ra nhiều căn bệnh như: loãng xương, trượt đốt sống, thoái hoá cột sống…Tập dưỡng sinh giúp cải thiện tối đa hệ thống xương khớp, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn.
- Hạn chế mắc các căn bệnh thường gặp ở người già: bệnh tim mạch, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer…
- Hỗ trợ hoạt động cho hệ thống thần kinh: Các động tác hít thở trong bài tập dưỡng sinh đem lại những hiệu quả tích cực cho hệ thống thần kinh, giúp giảm thiểu căng thẳng cũng như cải thiện chứng hay quên ở người già.
3. Hướng dẫn một số bài tập dưỡng sinh phù hợp cho người cao tuổi
Các bài tập dưỡng sinh cho người cao tuổi thường là những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng, đảm bảo không gây chấn thương. Dưới đây là hướng dẫn một số bài tập, động tác dưỡng sinh cho người cao tuổi:
3.1 Động tác khởi động chân
Thao tác tập luyện
- Mở rộng hai chân bằng vai. Khuỵu đầu gối về phía trước và hai tay chống hông để giữ cơ thể thăng bằng.
- Nhún chân trái và dồn hơn 60% trọng lượng cơ thể lên chân trái trong khoảng từ 3 đến 5 giây. Sau đó, đổi chân, nhún chân phải và thực hiện tương tự.
Lợi ích
Bài tập này có tác động giãn cơ bắp, giúp hệ thống cơ bắp được thư giãn, dễ chịu hơn. Ngoài ra, động tác khởi động chân cũng giúp cải thiện nhịp tim cũng như tăng cường chức năng vận động các bộ phận trong cơ thể.
3.2 Động tác xoắn hông
Thao tác tập luyện
- Mở rộng hai chân sao cho khoảng cách hai chân rộng hơn vai. Hai tay đặt lên phần hông và thực hiện giữ thẳng lưng. Hít thở sâu một cách chậm rãi.
- Thực hiện vặn mình nhẹ nhàng từ trái qua phải. Trong lúc vặn mình, vẫn giữ thẳng phần lưng và hông. Đồng thời cổ cũng phải giữ thẳng, không được nghiêng hoặc vẹo.
- Tiếp tục đổi bên, thực hiện vặn mình từ phải qua trái tương tự như bước trên.
Lợi ích
Động tác này đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với những người mới tiếp cận bộ môn dưỡng sinh. Xoắn hông giúp giãn cơ phần hông, và các bộ phận liên quan như vai, cổ…
3.3 Bài tập dưỡng sinh dịch cân kinh
Thao tác tập luyện
- Mở rộng hai chân bằng vai và các ngón chân bám chặt mặt đất.
- Đưa hai cánh tay thẳng về phía trước, đồng thời úp lòng bàn tay xuống. Hít thở sâu và thực hiện vẫy hai cánh tay từ trước ra sau cùng với nhịp thở ra nhẹ nhàng.
- Thực hiện thả lỏng hai cánh tay. Tiếp tục lặp lại động tác sau đó.
Lợi ích
Động tác này giúp giãn cơ phần tay, cổ và vai, hạn chế các cơn đau nhức dai dẳng ở các bộ phận này. Tuy nhiên, khi tập luận, người tập nên lưu ý không dồn lực lên phần vai và cổ, nhằm hạn chế tối đa các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình tập. Tuỳ vào thể trạng và sức khỏe của từng người mà có thể tăng số lần tập luyện.
3.4 Động tác kéo dãn cột sống
Thao tác tập luyện
- Mở rộng hai chân bằng vai và giữ cơ thể ở tư thế thả lỏng
- Nâng hay cánh tay lên, đồng thời duỗi thẳng hai tay về phía trước sao cho cánh tay vẫn úp xuống (hướng xuống mặt đất).
- Để hai tay trước ngực sao cho hai bàn tay đan vào nhau. Thực hiện đưa hai tay qua đầu đồng thời hít thở nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Dần đưa hai tay về trước mặt, đồng thời thở ra nhẹ nhàng.
Lợi ích
Bài tập này tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Các thao tác giúp cải thiện tối đa hệ thống tiêu hoá và hô hấp ở người cao tuổi.
4. Các lưu ý đối với việc tập dưỡng sinh ở người cao tuổi
Để đảm bảo an toàn và sự thoải mái trong suốt quá trình tập, người tập cần lưu ý các điểm sau:
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi bước vào tập luyện các bài tập, động tác dưỡng sinh
- Mặc các loại trang phục gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện thời tiết và địa điểm tập dưỡng sinh sao cho thoải mái và dễ dàng khi tập luyện.
- Tìm hiểu kỹ về bài tập trước khi thực hiện. Khi tập dưỡng sinh, người tập nên thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi, không nên nóng vội có thể gây ra những chấn thương không đáng có.
- Cần thực hiện các động tác đúng kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả tối đa cho cơ thể và sức khỏe.
- Tập dưỡng sinh đều đặn 3-4 buổi một tuần để duy trì thể trạng, sức khỏe, và khả năng vận động.
XEM THÊM:
- Circuit Training là gì? Có nên thực hiện Circuit Training không?
- Chạy bộ có tác dụng gì? Những lưu ý cần nhớ khi chạy bộ để đạt hiệu quả tốt nhất
- Thể lực là gì? Lợi ích và gợi ý những bài tập tăng cường thể lực hiệu quả nhất
5. Kết luận
Bài viết đã giới thiệu chi tiết về tập dưỡng dưỡng sinh cũng như lợi ích mà bộ môn này mang lại cho người cao tuổi. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Vua Nện ở các bài viết hấp dẫn tiếp theo nhé!
Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/lao-hoa-lanh-manh/the-duc-duong-sinh/