Chuyên gia nệm

Bật mí đến bạn: Quy trình sản xuất ra một chiếc nệm cao su

CẬP NHẬT 20/12/2023 | BỞI Vua Nệm Team

Nệm cao su từ lâu đã rất quen thuộc trong thị trường tiêu dùng của người Việt nói riêng và trên thế giới nói chung. Với đặc tính mềm mại, êm ái và chắc chắn, nhiều người “mê đắm đuối” loại nệm này sau khi sử dụng một thời gian dài. 

Dù nằm đã lâu nhưng bạn đã biết về quy trình để sản xuất ra một chiếc nệm cao su chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 Nệm cao su hiện nay có 2 phương pháp sản xuất chính

Nệm cao su hiện nay có 2 phương pháp sản xuất chính

1. Các loại nệm cao su

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại nệm cao su là nệm cao su thiên nhiênnệm cao su nhân tạo

Nệm cao su thiên nhiên được sản xuất 100% từ cao su thiên nhiên dạng bọt, không pha lẫn với bất kỳ chất phụ gia nào nên thường khá chắc, mịn nguyên khối và không xảy ra tình trạng chảy nhựa hay xẹp lún sau thời gian sử dụng lâu dài. 

Nệm có cấu trúc bọt hở giúp không khí lưu thông tốt hơn, tránh xảy ra tình trạng hầm nóng. Hơn nữa, độ đàn hồi của nệm tốt giúp nâng đỡ cơ thể người nằm ở mọi tư thế, mang lại sự thoải mái khi ngủ. 

Sau khi hết hạn, nệm cao su tự nhiên có khả năng tự phân hủy, đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điểm trừ của sản phẩm này là giá thành cao, cộng với việc xuất hiện các nguồn hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại không nhỏ cho người sử dụng.

 Nệm cao su nhân tạo là loại nệm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại

Nệm cao su nhân tạo là loại nệm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại

Nệm cao su nhân tạo là loại nệm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thành phần là các hợp chất hóa học với đặc tính kháng khuẩn, dẻo dai và đàn hồi tốt. Cấu trúc bề mặt của nệm tương đối êm ái, đảm bảo sức khỏe cho người nằm, vừa không xẹp lún, vừa tiết kiệm được chi phí hơn hẳn so với nệm thiên nhiên. 

Nếu như theo thời gian nệm cao su thiên nhiên bị ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ tác động dẫn đến bị bào mòn thì nệm cao su nhân tạo hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm này. Tuy nhiên những người có vấn đề về cột sống không nên lựa chọn loại nệm này vì quá êm ái và quá mềm. 

2. Ưu điểm của cây cao su

Đối với nền công nghiệp sản xuất và cuộc sống của con người, đặc biệt là sản xuất nệm cao su thì cây cao su có những ưu điểm vượt trội:

  • Cây cao su có tốc độ phát triển nhanh: Chỉ mất 6 năm để một cây cao su đạt đủ độ trưởng thành và khai thác mủ.
  • Một cây cao su có thể được khai thác nhiều lần: Có thể khai thác mủ của một cây cao su một lần mỗi ngày, nhưng thông thường người trồng sẽ xen kẽ ngày hoặc chỉ khai thác mủ của một số cây nhất định mỗi tuần.

 Một cây cao su có thể được khai thác nhiều lần

Một cây cao su có thể được khai thác nhiều lần

  • Làm sạch không khí: Chỉ cần 12 mẫu đất cao su có thể loại bỏ 143 tấn carbon dioxide trong không khí trong vòng một năm.
  • Tuổi thọ lâu dài: Cây cao su có thể sống tới 100 năm.
  • Tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động: Ở những vùng trồng nhiều cao su, hoạt động khai thác cao su để lấy mủ trở thành nguồn thu nhập chính của người dân.

3. Quy trình lấy mủ cao su thiên nhiên

Cây cao su chủ yếu được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á do có khí hậu nóng ẩm thích hợp để cây phát triển. Khi cây đạt được một độ tuổi nhất định (5-6 tuổi) người ta sẽ bắt đầu thu hoạch nhựa mủ. Từ 26-30 tuổi thì cao su ngưng cung cấp mủ nhựa. 

Để lấy mủ cao su người ta sẽ dùng dao rạch một đường chéo lên thân cây, sau đó cắm xô ở đó để nhựa tự chảy ra. Sau 6 tiếng thì nhựa và mủ cao su sẽ tự dưng lại và vẫn vẫn có thể lấy nhựa mủ vào ngày hôm sau ở một vết cắt mới.

 Cây cao su chủ yếu được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á

Cây cao su chủ yếu được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á

4. Khi sản xuất nệm cao su cần bao nhiêu mủ cao su là đủ?

Để sản xuất ra một tấm nệm cao su thiên nhiên thì cần tới một lớn mủ khá lớn, khoảng 120 lít. Theo nhận định của các chuyên gia, khi bạn sở hữu một tấm nệm cao su tức là bạn đang bảo vệ môi trường của chúng ta. 

Điều này được lý giải là bởi vì khi nhu cầu người tiêu dùng càng lớn thì bắt buộc phải trồng nhiều cây cao su hơn nữa và nhờ đó loại bỏ được CO2 khỏi không khí, tạo công ăn việc làm cho nhiều người và ổn định xã hội. 

Việc khai thác mủ cao su có thể dừng lại sau 26-30 năm nhưng cây vẫn tiếp tục được chăm sóc để cung cấp sản lượng cho ngành sản xuất gỗ. 

5. Hai phương pháp làm nệm cao su 

Làm sao để biến mủ cao su có dạng lỏng màu trắng như sữa thành một tấm nệm bền bỉ và có độ đàn hồi cao? Tất nhiên sẽ có phương pháp để xử lý mủ cao su và tạo thành một khối xốp dẻo dai. 

Hiện nay có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp Dunlop và phương pháp Tatalay (được lấy tên dựa theo công ty phát minh và người phát minh). Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và không có phương pháp nào là hoàn hảo cả.

 Làm sao để biến mủ cao su có dạng lỏng màu trắng như sữa

Làm sao để biến mủ cao su có dạng lỏng màu trắng như sữa 

Năm 1929 được coi là bước ngoặt lớn trong lĩnh vực sản xuất nệm cao su. Thương hiệu sản xuất Dunlop đã cho ra mắt thị trường công nghệ biến hóa lưu mủ cao su cùng bọt cao su. 

Công nghệ này đã được áp dụng  và ngày càng phổ biến rộng rãi để cho ra đời những nệm cao su và gối cao su sau này. Đến năm 1950 hai anh em nhà Talalay đã phát triển quy trình sản xuất này lên một tầm cao mới. 

5.1. Phương pháp Dunlop 

Dunlopillo được coi là thương hiệu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào trong sản xuất các loại nệm cao su. Phương pháp này đã có tuổi thọ gần 100 năm và là một tiêu chuẩn trong ngành sản xuất nệm trong suốt thời gian đó. 

Trong phương pháp này thì nhựa cây được loại bỏ khỏi cây cao su, sau đó được đánh thành bọt xốp cho tới khi đạt được một tiêu chuẩn nhất định thì đổ vào khuôn để định hình dáng của tấm nệm và đêm nướng lên. 

Trong quá trình nướng cặn bên trong hỗn hợp sẽ chìm xuống đáy nệm. Khuôn được sử dụng để nướng giống như khuôn của những chiếc bánh quế khổng lồ với những chiếc đinh ghim ở giữa. 

Điều này giúp nhiệt được dẫn đều khắp khuôn và tạo ra hình dáng độc đáo cho những tấm nệm cao su. Một tác dụng khác có thể kể tới là giúp nệm cao su trở nên thoáng khí, giữ nhiệt độ ổn định và mát mẻ dù thời tiết có thay đổi bất thường.

Phương pháp Dunlop đã có tuổi thọ gần 100 năm và là một tiêu chuẩn trong ngành sản xuất nệm trong suốt thời gian dài.

Phương pháp Dunlop đã có tuổi thọ gần 100 năm và là một tiêu chuẩn trong ngành sản xuất nệm trong suốt thời gian dài. 

5.2. Phương pháp Talalay

Mặc dù ra đời sau phương pháp Dunlop như phương pháp Talalay cũng có những ưu điểm riêng. Cũng giống như Dunlop, phương pháp sản xuất Talalay bắt đầu bằng việc lấy mủ cao su và tạo bọt cao su. 

Sau khi đánh bọt tới một độ đặc như mong muốn thì đổ vào khuôn. Đây chính là lý do mà hình dạng nệm cao su của hai phương pháp này không khác nhau là mấy. 

Điểm khác biệt là trong phương pháp Talalay khuôn làm nệm được phủ kín và không khí được loại bỏ bằng chân không. Mục đích là để phân phối đều phần mủ cao su ở bên trong khuôn, tiếp đó bọt cao su được đông lạnh để việc lắng cặn không xảy ra. 

Khi bọt cao su đông lạnh đến nhiệt độ dưới 20 độ thì sẽ được làm nóng đến 200 độ để tạo thành một tấm nệm cao su hoàn chỉnh. 

5.3. So sánh 2 phương pháp sản xuất Dunlop và Talalay

Sự khác nhau trong phương pháp sản xuất khiến cho 2 loại nệm của 2 quy trình cũng có sự khác nhau nhất định. Đầu tiên, phương pháp làm nệm cao su Dunlop có ít công nghệ hơn, quá trình đơn giản và chi phí sản xuất cũng rẻ hơn. Trong khi đó, phương pháp sản xuất nệm cao su Talalay phức tạp hơn và chi phí cũng cao hơn gấp 4 lần. 

 Sự khác nhau trong phương pháp sản xuất khiến cho 2 loại nệm của 2 quy trình cũng có sự khác nhau nhất định.

Sự khác nhau trong phương pháp sản xuất khiến cho 2 loại nệm của 2 quy trình cũng có sự khác nhau nhất định.

Tuy nhiên khi sản xuất nệm Dunlop không có được tính ổn định, chính xác như sản xuất nệm Talalay do sản phẩm phẩm có tỉ trọng cao, độ cứng cao và cấu trúc xốp ít không bền. Mặt khác, nệm theo phương pháp Talalay có chất lượng cao hơn, ổn định hơn do cấu trúc tổ ong, đặc tính đàn hồi và mềm mại. 

Thứ hai nệm cao su Talalay thoáng khí hơn nhiều so với nệm được làm theo phương pháp còn lại do đó giấc ngủ cũng được thoải mái hơn vì thể trọng cơ thể được nâng đỡ tối đa. Nhưng những người có các vấn đề về cột sống và lưng thì không nên chọn nệm cao su Talalay vì quá mềm mại mà thay vào đó là nệm Dunlop. 

Thêm vào đó, nệm cao su Dunlop có độ định hình rắn chắc phần đáy giúp cho tấm nệm của bạn không bị xô lệch, tạo ra sự ổn định chắc chắn khi đặt trên giường. Nếu như bạn không có nhu cầu sử dụng giường thì tấm nệm Dunlop nên là một lựa chọn thay thế hoàn hảo.

 Nệm cao su Dunlop có độ định hình rắn chắc phần đáy

Nệm cao su Dunlop có độ định hình rắn chắc phần đáy 

6. Quy trình sản xuất nệm cao su ngày nay

Ngày nay hầu như việc sản xuất nệm cao su đều được công nghiệp hóa trên dây chuyền tự động nên cũng đảm bảo được chất lượng cũng như sự đồng bộ của các thành phẩm. Đầu tiên người ta sẽ trộn lẫn mủ cao su dạng lỏng trong không khí nén để tạo bọt, khi đạt được mật độ thích hợp thì những bọt khí này sẽ được trộn lẫn vào đó. 

Điều này giúp truyền dẫn không khí vào bên trong để tạo thành cấu trúc tế bào mở. Khi bọt không khí đã hoàn hảo, một con robot sẽ cho hợp chất bào khuôn chứa lỗ lõi để định hình và tiến tới lưu hóa (có thể hiểu là nướng). 

Sau khi nướng xong, cao su sẽ được lấy ra khỏi khuôn và được rửa kỹ. Mỗi lõi đệm sẽ được kiểm tra cẩn thận từ độ cứng, mật độ,.. để hoàn thiện thị giác, xúc giác lẫn cảm giác. Khi đệm cao su đã đảm bảo chất lượng tuyệt đối sẽ đi đến kho tự động rồi được đóng gói, lưu trữ và vận chuyển đến khắp nơi trên thế giới theo đơn hàng. 

Nhìn chung, mỗi phương pháp sản xuất đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại. Tùy vào điều kiện cũng như tình trạng sức khỏe gia đình để chọn ra tấm nệm cao su phù hợp nhất với gia đình mình nhé! Chúc bạn luôn có một giấc ngủ êm ái. 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team