Sức khỏe giấc ngủ

Những lợi ích, tác hại của việc ngủ chung với ba mẹ 

CẬP NHẬT 23/07/2022 | BỞI Tôn Vân

Cho trẻ ngủ chung với bố mẹ là một chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm qua giữa các bậc cha mẹ và các bác sĩ nhi khoa. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những mặt lợi ích, tác hại của việc ngủ chung với ba mẹ tác động lên bé và những lời khuyên giúp bạn sẽ quyết định được có nên ngủ chung giường với con cái hay không. 

1. Thói quen cho con ngủ chung cùng với bố mẹ 

Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ không?” là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Theo học viện nhi khoa Hoa Kỳ cho biết cha mẹ không bao giờ nên để con mình ngủ chung giường với họ vì bé rất có nguy cơ bị ngạt thở, hay hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và các trường hợp tử vong khác liên quan đến giấc ngủ. 

không nên để trẻ ngủ chung giường với họ
Cha mẹ không bao giờ nên để con mình ngủ chung giường với họ vì bé rất có nguy cơ bị ngạt thở

Theo dữ liệu do NPR (tổ chức truyền thông phi chính phủ) tổng hợp, một em bé có nguy cơ tử vong cao hơn khi ngủ cùng giường với cha mẹ. Khả năng này giảm xuống còn 1/46000 khi ngủ trong cũi trong phòng của cha mẹ. Đồng thời, việc ngủ chung cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ khi lớn. Những đứa trẻ này sẽ trở nên phụ thuộc vào việc ngủ chung giường với cha mẹ. 

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số cha mẹ ca ngợi việc con cái ngủ chung với bố mẹ  vì nó giúp thúc đẩy sự liên kết, giúp trẻ cảm thấy an toàn và giúp việc cho trẻ bú sữa mẹ trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây sẽ là những đặc điểm của giấc ngủ giúp bé an toàn cũng như những lợi ích và tác hại khi cho trẻ ngủ chung cùng cha mẹ. 

2. Đặc điểm của giấc ngủ an toàn với bé

Một số chuyên gia cảnh báo không nên quá chú trọng vào nơi bạn ngủ hơn là cách bạn ngủ như thế nào. Tiến sĩ James McKenna, một nhà nhân chủng học chuyên về trẻ sơ sinh và phát triển, đồng thời là giám đốc phòng thí nghiệm giấc ngủ hành vi của bé đã nói rằng “Vị trí không quan trọng bằng các mối quan hệ. Mối quan hệ ở đây nghĩa là cách cha mẹ xây dựng sự gắn bó và tình yêu thương với bé.” Ông cũng đưa ra quan điểm và một phần lý do để ủng hộ việc bé ngủ trong nôi. Đây là điều mà một đứa trẻ sẽ học được từ cha mẹ theo nhiều cách khác nhau qua thời gian. 

Nơi tồi tệ nhất khiến trẻ ngủ gật là trên ghế dài, ghế bành và các bề mặt mềm khác. Những nơi này có thể tạo ra các túi khí và khiến trẻ khó thở. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi cho trẻ bú đêm và khi cả mẹ và con đều đang buồn ngủ

trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ trong cũi
Khuyến nghị trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ trong cũi

Nếu bạn ngủ thiếp đi, ngay sau khi bạn thức dậy, hãy chắc chắn chuyển em bé đến giường riêng của nó. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ trong cũi được trang bị chỉ với một tấm nệm được phủ bằng tấm ga trải giường vừa khít. Không nên có bất kì vật dụng nào khác, chẳng hạn như đồ chơi hay chăn trong cũi cho đến khi bé tròn 1 tuổi. 

3. Lợi ích khi cho bé ngủ chung

Những lợi ích thiết thực của việc ngủ chung giường với bố mẹ là rất rõ ràng. Không chỉ có cha mẹ ở gần để giải đáp cho con nếu có vấn đề xảy ra, mà việc ngủ chung còn giúp người mẹ cho con bú trong quá trình ngủ dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có một số lợi ích dưới đây. 

3.1. Giúp bé có thói quen ngủ tốt hơn 

Trẻ nhỏ thường hay tràn đầy năng lượng và rất hiếu động, nhưng bé lại không biết cách nghỉ ngơi và thư giãn sau khoảng thời gian hoạt động khi bé nằm xuống giường. Chính lý do này khiến bé khó ngủ hơn. Bố mẹ ngủ cùng với bé sẽ giúp bé định hướng và hướng dẫn để trẻ trở nên dần ổn định và dễ đi vào giấc ngủ. Từ đó, bé sẽ hình thành những thói quen ngủ tốt hơn. 

Bé ngủ chung giường với bố mẹ
Bé ngủ chung giường với bố mẹ giúp gắn kết tình cảm tốt hơn

3.2. Giúp trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt

Ngủ chung với bố mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn, bình tĩnh và nhịp tim trở nên đều đặn hơn. Ngược lại, khi bé ngủ một mình sẽ khiến mức độ căng thẳng tăng cao, từ đó gây những ảnh hưởng xấu đến nhịp tim, huyết áp cũng như hệ miễn dịch của trẻ. 

3.3. Tạo những ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của bé

Trẻ khi được ngủ chung giường với bố mẹ thì khi lớn lên sẽ cảm thấy ít lo lắng và thường có lòng tự trọng cao. Trẻ có cơ hội được bố mẹ âu yếm nhiều hơn, cảm nhận được tình yêu thương và sự gắn kết với bố mẹ. Ngoài ra, ngủ chung với bố mẹ sẽ giúp bé dễ dàng chia sẻ những vấn đề mà bé gặp phải trong những hoạt động hàng ngày. 

Ngủ chung
Ngủ chung giúp bé vui vẻ, cảm thấy an toàn hơn

3.4. Tạo sự gắn kết trong gia đình

Bé ngủ một mình khi thức giấc giữa đêm sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi vì không thấy bố mẹ. Khi gặp tình huống đó, bé sẽ hay òa khóc to để tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của các thành viên trong gia đình. Và khi bé ngủ chung với bố mẹ sẽ khiến chúng cảm thấy an tâm hơn. 

4. Tác hại khi bé ngủ chung với bố mẹ 

Việc ngủ chung giường trong các gia đình hầu như lúc nào cũng trở thành vấn đề vì nhiều lý do. Đặc biệt, nó tác động trực tiếp đến bé và bố mẹ. 

4.1. Bé bị phụ thuộc nhiều vào bố mẹ 

Những đứa trẻ ngủ chung giường với bố mẹ thời gian dài sẽ có thói quen phụ thuộc vào cha mẹ. Bé sẽ không thể tự ngủ được nếu không có bố mẹ ở bên cạnh. Sự phụ thuộc này sẽ khiến bé có thời gian đi ngủ không giống nhau vì thường có xu hướng đợi bố mẹ để ngủ cùng với mình. 

4.2. Bé sẽ hay lo lắng

mong được xoa lưng
Một số bé sẽ mong đợi những tương tác như xoa lưng, vỗ về và được bé để đi vào giấc ngủ

Vì bé bị phụ thuộc nhiều vào cha mẹ khi đi ngủ. Một số bé sẽ mong đợi những tương tác như xoa lưng, vỗ về và được bé để đi vào giấc ngủ. Một nhà nghiên cứu đã giải thích rằng: “Những đứa trẻ có thể bị hiểu nhầm là đang lo lắng vì chúng khó đi vào giấc ngủ khi không có cha mẹ bên cạnh. Nên đôi khi chúng sẽ biểu hiện những hành vi lo lắng để thuyết phục cha mẹ ở gần đó khi đi ngủ.” 

4.3. Giờ đi ngủ không phù hợp với tất cả mọi người

Trẻ em ở các độ tuổi sẽ cần thời gian ngủ khác nhau và giờ ngủ của chúng cũng sẽ thay đổi. Với những gia đình hay ngủ chung giường với con cái, những đứa trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi sẽ có thời gian đi ngủ sớm và điều này có thể gây bực bội với những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ. 

4.4. Chất lượng giấc ngủ của bố mẹ có thể bị ảnh hưởng

Trẻ em thường hiếu động và có xu hướng ngủ không yên có thể làm gián đoạn giấc ngủ của cha mẹ bằng cách đá hoặc đập xung quanh. Nhiều gia đình, người bố thậm chí còn ngủ ở một phòng khác để tránh bị làm phiền khi ngủ. Cha mẹ có con thường trở nên kiệt sức vì giấc ngủ bị gián đoạn bởi trẻ hoặc nhu cầu mỗi đứa trẻ sau khi thức giấc. 

trẻ ngủ không yên
Trẻ em thường hiếu động và có xu hướng ngủ không yên có thể làm gián đoạn giấc ngủ của cha mẹ

4.5. Mối quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng

Đối với các cặp vợ chồng có con, buổi tối là thời gian duy nhất họ có thể ở bên cạnh nhau. Tuy nhiên, khi bạn ngủ chung giường với con cái, chúng lại đang vô tình tác bạn ra khỏi bạn đời theo đúng nghĩa đen. Việc ngủ chung sẽ khiến các cặp vợ chồng có ít thời gian và không gian hơn cho sự riêng tư và thân mật. Từ đó, gây những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vợ chồng. 

4.6. Làm tăng nguy cơ tử vong và ngạt thở cho trẻ

Tác hại nghiêm trọng nhất của việc ngủ chung giường với bố mẹ tác động lên bé đó là nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Cha mẹ khi ngủ hay các đồ vật sẽ vô tình lăn vào bé, dẫn đến thương tích, thậm chí là ngạt thở và tử vong. Ngủ chung đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 4 tháng, hay trẻ sinh non hoặc nhẹ cân. Nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bố hoặc mẹ hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích khác. 

5. Kinh nghiệm cho con ngủ riêng

Với những tác hại của việc ngủ chung ở trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc “tại sao phải cho con ngủ riêng?”. Nhưng cho bé ngủ riêng từ thời điểm nào và như thế nào thì hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây. 

5.1. Thời điểm cho bé ngủ riêng

Tập cho bé ngủ riêng từ sớm
Tập cho bé ngủ riêng từ sớm

Ở các nước phương Tây, trẻ nhỏ không ngủ với bố mẹ từ rất sớm và đến năm 3 tuổi thì hầu hết các bé đều sẽ có phòng ngủ riêng. Tuy nhiên với môi trường và cách thức dạy ở Việt Nam, thì nhiều người vẫn nghĩ rằng, việc cho bé ngủ riêng quá sớm có thể khiến bé sợ hãi và hay khóc hơn nên bố mẹ vẫn sẽ cho bé ngủ cùng. 

Các chuyên gia cho rằng, thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ngủ riêng là dưới 3 tuổi. Đây là độ tuổi dễ dạy và dễ định hình được thói quen tốt cho bé. Sau độ tuổi này, việc luyện tập sẽ trở nên khó khăn hơn do bé đã tự hình thành được thói quen và tính cách của mình. 

Với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần xác định rõ ràng về cách chăm sóc trẻ sau sinh. Và đặc biệt nên để bé ngủ trong nôi ở chung một phòng với mẹ hoặc cả bố và mẹ là tốt nhất. 

5.2. Cách tập cho bé ngủ riêng

Khi bắt đầu tập cho bé ngủ riêng, bố mẹ có thể thực hiện theo các giai đoạn để bé làm quen dần với việc sẽ phải ngủ xa bố mẹ. 

  • Giai đoạn đầu: Bố mẹ nên bắt đầu bằng cách cho bé ngủ ở giường riêng nhưng ngay cạnh nơi ngủ của bố mẹ. Và bố mẹ nên ở bên cạnh để quan sát đến sự an toàn của con. Tránh để bé cảm thấy sợ hãi hay có cảm giác bị bỏ rơi. Nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ. 
  • Giai đoạn 2: Khi bé đã dần quen với việc ngủ giường riêng, bố mẹ nên làm một màn che ở giữa chỗ ngủ của bố mẹ và bé
  • Giai đoạn cuối: Lúc này. bố mẹ nên thuyết phục để bé ngủ riêng một phòng. Thời gian đầu có thể ở bên đến khi bé chìm vào giấc ngủ. 
thuyết phục để bé ngủ riêng một phòng
Bố mẹ nên thuyết phục để bé ngủ riêng một phòng

Việc tập cho bé ngủ riêng không nên thực hiện quá nhanh mà bố mẹ nên quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Đặc biệt luôn tạo môi trường an toàn nhất để bé cảm thấy an tâm. 

6. Kết luận 

Trên đây là những lợi ích, tác hại của việc ngủ chung với ba mẹ tác động trực tiếp lên bé. Hy vọng qua đây, bố mẹ sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc cho bé ngủ riêng hay ngủ chung với mình. 

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/parenting/co-sleeping-with-toddlers

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân