Trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ hay không đã là câu hỏi không còn quá mới mẻ. Thực tế rất nhiều phụ huynh đã dành ra thời gian tìm hiểu nhưng vẫn chưa có được đáp án chính xác. Nếu vậy hãy tìm hiểu bài viết sau đây của Vua Nệm, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.
Nội Dung Chính
1. Lý do tại sao bé 10 tuổi không chịu ngủ riêng?
Rất nhiều phụ huynh phàn nàn rằng dù bé cưng nhà mình đã 10 tuổi nhưng không chịu ngủ riêng. Mặc dù cảm thấy bất tiện nhưng vì thương con nên đa phần mọi người đều đắn đo, chưa dám thay đổi thói quen này của trẻ. Vậy đâu là lý do dẫn đến tình trạng này? Theo các chuyên gia, những nguyên chính bao gồm:
1.1. Do bố mẹ không tách con ra từ sớm
Tâm lý chung của hầu hết cha mẹ chính là lo lắng bé cưng nhà mình sẽ cảm thấy sợ hãi, gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ nếu cho ngủ riêng. Do đó nên đa phần mọi người đều không cho con rèn luyện ngủ một mình từ sớm. Tuy nhiên ít ai ngờ đến, một khi tình trạng này nếu càng kéo dài sẽ càng khiến con trẻ khó tách rời khỏi bố mẹ, đồng thời không có được tính tự lập.
Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân hàng đầu tạo nên một vài thói quen xấu ở trẻ. Chẳng hạn như mỗi khi đi ngủ con sẽ cần cha mẹ hát ru, ôm ấp hay vỗ về,… Thậm chí nhiều trẻ còn bị tỉnh giấc nếu không cảm nhận được một trong những hành động kể trên,… Bạn chắc hẳn sẽ phải thức giấc rất nhiều lần nếu bé nhà mình rơi vào trường hợp tương tự đấy.
1.2. Do tâm lý của con
Việc không chịu ngủ riêng cũng có thể bắt nguồn từ chính tâm lý của trẻ. Khi con đã quá quen thuộc với hành động ôm ấp, vỗ về của cha mẹ thì sẽ rất ghét việc phải “một mình một giường”. Có thể nói tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lâu dài đến trẻ, khiến trẻ luôn có cảm giác sợ hãi và bất an nếu ngủ một mình.
2. Trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ không?
Có thể bạn không ngờ đến nhưng việc cha mẹ và con cái ngủ chung quá lâu có thể gây ra những hệ lụy không hề nhỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bé mà còn gây ra nhiều khó khăn đối với cha mẹ. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ không.
1.1. Những ảnh hưởng đối với ba mẹ
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng:
- Hầu hết mọi đứa trẻ đều rất hiếu động, chúng dường như không thể nằm ngủ yên do thay đổi nhiều tư thế, chính sự linh hoạt này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của cha mẹ.
- Những trường hợp bị trẻ đánh thức quá nhiều lần trong một buổi tối có thể khiến phụ huynh cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng và không thể làm tốt mọi việc vào hôm sau.
Mối quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng:
- Buổi tối luôn được biết đến là khoảng thời gian các cặp vợ chồng dành cho nhau dành một ngày dài bận bịu chuyện công việc lẫn con cái. Tuy nhiên, nếu cho bé ngủ cùng thì không gian riêng tư của cả 2 sẽ không còn tồn tại.
- Sự xuất hiện của các bé có thể vô tình tách rời cuộc vui của hai vợ chồng theo đúng nghĩa đen hoặc nghĩa bóng.
2.2. Những ảnh hưởng đối với con cái
Khiến trẻ ngày càng lệ thuộc hơn vào bố mẹ:
- Việc ngủ chung giường với các bé trong một thời gian dài có thể hình thành thói quen phụ thuộc vào bố mẹ của trẻ, khi thay đổi một cách bất ngờ trẻ sẽ không thể tự đi vào giấc ngủ khi thiếu vắng bố mẹ.
- Thói quen ngủ cùng bố mẹ sẽ khiến đồng hồ sinh học của bé khó được thiết lập, vì thời gian ngủ của bé không đồng nhất (giờ giấc phụ thuộc vào bố mẹ).
Trẻ sẽ hay lo lắng:
- Nhiều đứa trẻ vì quá phụ thuộc vào cha mẹ nên nếu chẳng may thức giấc chẳng thấy người lớn đâu chúng thường khóc ré vì sợ hãi.
- Một số trường hợp các bé chờ đợi những động tác vỗ về, xoa lưng mới có thể đi vào giấc ngủ.
- Trước các hành vi lo lắng, sợ hãi của bé, cha mẹ buộc phải đi ngủ cùng thời điểm mặc cho công việc còn dang dở, rất bất tiện.
Tăng nguy cơ đột tử, ngạt thở cho trẻ:
- Khi ngủ chung trên những chiếc giường chật hẹp, các đồ vật như chăn, thú bông rất dễ quấn vào bé, dẫn đến thương tích và ngạt thở.
- Nhiều trường hợp, những cánh tay, chân của cha mẹ không tự chủ, vô tình đè lên bé cũng rất nguy hiểm.
- Riêng đối với các bé nhẹ cân, sinh non sẽ rất dễ mắc bệnh hô hấp nếu cha mẹ có sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu, bia.
>>>Đọc chi tiết: Những lợi ích, tác hại của việc ngủ chung với ba mẹ
2.3. Các vấn đề khác
Việc ngủ chung quá lâu với trẻ còn khiến cho đồng hồ sinh học của cả gia đình bị đảo lộn. Nên nhớ rằng ở từng giai đoạn, giờ giấc đi ngủ của các bé sẽ khác nhau. Nếu không muốn cả 2 bên đều phụ thuộc vào nhau, cha mẹ nên cho trẻ ngủ riêng. Tránh việc cảm thấy không thoải mái, phải tiết chế mọi hành động cũng như công việc để tạo sự yên tĩnh cho bé dễ đi ngủ.
Vậy với những thông tin vừa được chia sẻ bên trên chắc hẳn bạn cũng đã biết trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ hay không. Theo ý kiến của các chuyên nghiệp, điều mà bạn cần làm chính là tập cho bé thói quen tự ngủ một mình từ sớm, như vậy sẽ ngăn chặn được nhiều vấn đề xấu phát sinh.
3. Thời điểm nào nên bắt đầu cho bé ngủ riêng?
Sau khi biết rõ trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ hay không bạn cũng cần phải nắm rõ đâu là thời điểm lý tưởng để cho bé ngủ riêng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nếu muốn các bé được khỏe mạnh và phát triển toàn diện, các mẹ cần phải đặt trẻ ngủ trong lòng của mình trong khoảng 3 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Sau đó hãy bắt đầu ngay với việc dạy cho trẻ bắt đầu ngủ riêng.
Theo như những gì vừa được chia sẻ bên trên, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ một mình trong nôi từ sớm. Đây chính là cách đơn giản nhất để trẻ rèn luyện tính tự lập từ sớm. Tuy nhiên, điều mà các phụ huynh cần phải đảm bảo chính là phải đặt nôi ở nơi cảm thấy an toàn, trong vòng kiểm soát bao quát.
Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy, khi bé bắt đầu buổi sang tuổi thứ 3 bố mẹ cũng không nên cho trẻ nằm chung một giường. Có thể nói, đây chính là thời điểm mà các bé đã có khả năng nhận biết giới tính, vì thế các con sẽ thích gần gũi với người khác giới hơn. Nếu cứ cho bé nằm chung sẽ gây tác động tới tâm lý, tình cảm của trẻ nếu cha mẹ có những hành động quá thân mật.
4. Cách tách con ngủ riêng khỏi bố mẹ hiệu quả
Rất nhiều phụ huynh loay hoay không biết phải làm thế nào để các con có thể hợp tác khi tách chúng ra ngủ riêng. Bên cạnh đó, nhiều người còn lo lắng về vấn đề an toàn. Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp tương tự thì có thể tham khảo qua những kinh nghiệm sau:
- Đầu tiên, hãy chuẩn bị các loại chăn, đệm có chất liệu mềm mại, tránh trường hợp để chăn có trọng lượng quá nặng trùm kín mặt gây nghẹt thở cho bé.
- Tiếp đến, chuẩn bị các tấm chắn xung quanh giường phòng trường hợp trẻ ngủ quá say, lăn xuống khỏi giường.
- Cuối cùng, cần phải thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của bé vào ban đêm để đảm bảo rằng con đang sâu giấc và không có bất trắc gì xảy ra.
Chỉ mong với những thông tin này bạn có thể giải đáp thắc mắc trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ hay không. Đồng thời hãy nhanh chóng lên kế hoạch cho bé ngủ riêng ngay từ bây giờ nhé. Những kinh nghiệm trên có lẽ sẽ giúp ích nhiều đến bạn đấy.
>>>Đọc thêm: