Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành? Các địa điểm du lịch miền Tây nổi tiếng

CẬP NHẬT 12/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Miền Tây sông nước cũng là một vùng đất mang những nét đặc trưng riêng, làm nên sự phong phú về văn hóa của nước ta. Tương tự như các miền Bắc, Trung, Nam, miền Tây cũng có nhiều tỉnh thành khác nhau. Vậy cụ thể, miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành và gồm những tỉnh thành nào? Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Tây?

miền Tây bao nhiêu tỉnh thành
Tìm hiểu miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành và các điểm du lịch nổi tiếng

1. Khái quát về miền Tây 

1.1. Diện tích

Miền Tây hay miền Tây Nam Bộ là vùng đất nằm ở phần cuối cùng lãnh thổ nước ta. Tổng diện tích của vùng đất này vào khoảng gần 40.000 km2 và có một mặt được biển bao quanh. Theo như bản đồ Việt Nam thì miền Tây nằm ở bên trái vùng Đông Nam Bộ và sẽ giáp với:

  • Phía Bắc: Giáp Campuchia 
  • Phía Tây: Giáp vịnh biển Thái Lan 
  • Phía Đông Nam: Giáp biển Đông

1.2. Dân số 

Theo thống kê từ GSO – Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số tại các tỉnh miền Tây vào khoảng 98.331.084 người, chiếm 17,66% dân số cả nước và đứng thứ 3 trong 6 vùng kinh tế xã hội ở nước ta. Mật độ dân số tại miền Tây trung bình là 440 người/km2. Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ gia tăng dân số tại các tỉnh miền Tây ở mức thấp nhất Việt Nam, chỉ tăng khoảng 0,05%/năm. 

1.3. Đặc trưng kinh tế 

Miền Tây Nam Bộ nước ta có thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Do vùng đất này bằng phẳng lại màu mỡ nên rất thuận lợi để trồng lúa và trái cây. Đây cũng là một trong các vùng có sản lượng lúa hàng năm cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, do có một mặt giáp biển nên miền Tây cũng rất thuận lợi trong phát triển ngành thủy sản. 

Đặc trưng kinh tế của miền tây
Miền Tây có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa

Miền Tây còn có nhiệt độ ổn định quanh năm, mưa thuận gió hòa. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô với những nét đặc trưng riêng. Đây chính là một yếu tố thuận lợi để các tỉnh miền Tây phát triển ngành du lịch, đặc biệt là vào mùa nước nổi. 

Vì địa hình có hệ thống sông ngòi chằng chịt và khoảng 700km đường biển. Thế nên, miền Tây có điều kiện rất thuận lợi để phát triển hàng hải, vận tải biển. Các vườn cây với quy mô lớn, chuyên canh tại miền Tây cũng rất nhiều và cho năng suất cao, mang lại thu nhập tốt cho người dân địa phương. 

Tuy nhiên, do là vùng đất thấp, chỉ cao hơn mực nước biển dâng và trong những năm gần đây xảy ra hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu nên Tây Nam Bộ phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề, gây ảnh hưởng tới sự phát triển về kinh tế.

1.4. Văn hóa 

Văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ mang những nét đặc trưng riêng. Miền Tây nổi tiếng với cảnh sắc thanh bình và con người đôn hậu, chân chất, thật thà. Họ sống rất giản dị, mộc mạc. Người miền Tây thường mặc áo bà ba – một loại trang phục truyền thống vừa đơn giản, mát mẻ, thoải mái nhưng cũng không kém phần mềm mại, thướt tha. 

Bên cạnh đó, văn hóa miền Tây còn giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó chủ yếu là văn hóa của các dân tộc Kinh – Chăm – Khmer. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất thông qua những ngôi đền chùa lâu đời tại đây, ví dụ như: Chùa Vàm Ray, chùa Dơi, chùa Âng,…

Ẩm thực của người miền Tây
Ẩm thực của người miền Tây cũng rất phong phú, đa dạng

Ẩm thực của người miền Tây cũng rất phong phú, đa dạng và có vị ngọt dịu đặc trưng. Các món ăn của người miền Tây đều được cho thêm chút đường hoặc nước cốt dừa để tạo vị ngọt tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, do được thiên nhiên ưu đãi nên miền Tây có nguồn hải sản rất dồi dào. Thế nên, trong các bữa ăn của người dân nơi đây cũng thường xuất hiện các món ăn chế biến từ hải sản. 

Ngoài ra, chợ nổi cũng là một nét văn hóa độc đáo của người miền Tây. Thay vì họp chợ truyền thống như ở miền Bắc, miền Trung thì người miền Tây lại thích lênh đênh trên thuyền, ghe để mua bán, trao đổi hàng hóa.

1.5. Dân tộc

Tại miền Tây chủ yếu có 4 dân tộc sinh sống, đó là người Kinh, người Hoa, người Khmer và người Chăm. Trong đó, người Kinh là chiếm đa số, phân bố ở khắp các tỉnh miền Tây. Còn người Hoa thì chủ yếu tập trung ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Còn người Chăm chủ yếu định cư ở An Giang. Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang là nơi có nhiều người Khmer nhất.

các dân tộc phổ biến ở miền tây
Tại miền Tây có rất nhiều người Khmer đang sinh sống

2. Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành?

Có rất nhiều người vẫn chưa nắm được miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành? Tính tới thời điểm hiện tại, miền Tây có tổng cộng 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể gồm:

  • 01 thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ
  • 12 tỉnh miền Tây: Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu

3. Các địa điểm du lịch ở miền Tây nổi tiếng nhất

Tại miền Tây có khá nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn tham khảo nếu muốn tới vùng đất này du lịch:

3.1. Làng nổi Tân Lập (Long An)

Mặc dù làng nổi Tân Lập tại tỉnh Long An chỉ là một vùng đất nhỏ bé nhưng lại rất thu hút khách du lịch. Nơi đây có cảnh quan tự nhiên xanh mát, yên bình, không khí lại rất trong lành, thoáng đãng cùng nhiều góc check-in đẹp.

Đến nơi đây du lịch bạn có thể tránh xa mệt mỏi, xô bồ chốn thành thị, đắm mình vào không gian thiên nhiên lại còn có được những shoot ảnh đẹp để lưu giữ làm kỷ niệm. Bên cạnh đó, tại làng nổi Tân Lập còn có khá nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Cầu rung lắc, bịt mắt bắt vịt,… để du khách trải nghiệm.

Làng nổi Tân Lập long an miền tây
Làng nổi Tân Lập chỉ là một vùng đất nhỏ bé nhưng lại rất thu hút khách du lịch

3.2. Cồn Thới Sơn Mỹ Tho (Tiền Giang)

Nhắc tới các điểm du lịch lý tưởng tại miền Tây thì không thể bỏ qua Cồn Thới Sơn Mỹ Tho (Tiền Giang). Đây là nơi sở hữu hệ thống miệt vườn lớn với đủ các vườn cây trái sum suê, trĩu quả. Bên cạnh đó, khi đến với điểm du lịch này bạn còn được trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên thuyền trong rạch dừa, tham quan trại nuôi ong truyền thống, thưởng thức trà mật ong, nghe đờn ca tài tử,…

3.3. Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

Nếu có dịp tới miền Tây bạn đừng quên ghé thăm vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp để chiêm ngưỡng những cánh đồng sen bát ngát, những con kênh yên bình hay những cánh đồng lúa phì nhiêu. Đặc biệt, bạn còn có thể tận mắt ngắm và tìm hiểu về tập tính của rất nhiều loài chim quý hiếm.

vườn Quốc gia Tràm Chim miền tây
Ghé thăm vườn Quốc gia Tràm Chim tại Đồng Tháp

3.4. Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)

Chùa Xiêm Cán tại Bạc Liêu là một trong các công trình tâm linh nổi tiếng của miền Tây. Chùa được xây dựng vào năm 1887 và có không gian rộng lớn, cảnh quan yên bình, xanh mát. Nhưng ấn tượng nhất phải kể tới kiến trúc mang đậm văn hóa phật giáo Khmer tại đây khiến ai khi tới thăm cũng đều bị hấp dẫn.

3.5. Quần đảo Hải Tặc (Kiên Giang)

Mặc dù cái tên nghe có vẻ hơi “đáng sợ” nhưng quần đảo Hải Tặc tại Kiên Giang lại cực kỳ thu hút khách du lịch nhờ phong cách xinh đẹp, tự nhiên do chưa bị khai thác nhiều. Tới với quần đảo Hải Tặc bạn có thể trải nghiệm các hoạt động như: Tắm biển, ngắm san hô, câu cá, nướng BBQ, ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn,… 

Quần đảo Hải Tặc tại Kiên Giang miền tây
Quần đảo Hải Tặc tại Kiên Giang cực kỳ thu hút khách du lịch

Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành. Có thể thấy, miền Tây có nhiều tỉnh thành và mang những nét đặc trưng rất riêng biệt. Nếu bạn muốn hiểu thêm về vùng đất này thì hãy xách balo lên và tới khám phá ngay.

XEM THÊM: Miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành? Gồm các tỉnh nào?

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM