Cuộc sống với bộn bề lo toan khiến bạn căng thẳng và đôi khi đánh mất đi chính sự lạc quan vốn có. Đôi khi thật khó để xoa dịu những mớ cảm xúc hỗn độn này, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu bạn đang trong tình trạng khó ngủ, trằn trọc mỗi đêm thì hãy thử tham khảo liệu pháp cân bằng cảm xúc với kỹ thuật thở bằng ngón tay được Vua Nệm giới thiệu tại bài viết!
Nội Dung Chính
1. Kỹ thuật thở bằng ngón tay là gì?
Thở bằng ngón tay là một phương pháp tự thôi miên được sử dụng nhằm mục đích đưa bạn vào trạng thái bình tĩnh, thư giãn sâu, từ đó giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Kỹ thuật này cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác tay và kiểm soát hơi thở như hít vào, thở ra.
Thực tế thì kỹ thuật thở bằng ngón tay khác với liệu pháp thôi miên khi chỉ đơn giản là cho phép chúng ta nâng cao nhận thức về tác động của lý trí và cảm xúc đối với cơ thể, đồng thời kiểm soát tốt hơi thở của mình.
2. Lợi ích của kỹ thuật thở bằng ngón tay
Kỹ thuật thở bằng ngón tay đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể khi phối hợp cùng lúc nhiều giác quan với nhau. Bạn vừa quan sát, vừa cảm nhận các ngón tay, vừa chú ý tới việc kiểm soát hơi thở. Hành động này không chỉ đòi hỏi bạn phải có nhận thức về đa giác quan mà còn phải cảm nhận nhiều vị trí trong cơ thể như phổi, bàn tay, ngón tay.
Vì thế mà trong quá trình thực hiện bài tập, bạn sẽ vô tình quên đi những lo lắng, xoa dịu đi những tâm lý tiêu cực. Khoa học đã chứng minh, khi bạn loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực dù chỉ là trong chốc lát thì đến khi suy nghĩ này quay trở lại, não bộ cũng sẽ không tiếp nhận vì không có cùng cung điệu cảm xúc. Theo đó, tâm trạng căng thẳng cũng dần lắng xuống.
Clare Longstaffe – chuyên gia thôi miên trị liệu hàng đầu của tổ chức từ thiện Cavendish Cancer Care (chuyên chăm sóc các bệnh nhân ung thư) đã phát triển một số kỹ thuật thở bằng ngón tay khác nhau giúp những bệnh nhân ung thư và người thân đối phó với căn bệnh nan y. Cùng điểm qua một vài lợi ích của kỹ thuật thở bằng ngón tay như:
- Giảm thiểu tình trạng căng thẳng và lo lắng: Hệ thống thần kinh sẽ hoạt động liên tục khi bạn thực hiện kỹ thuật thở giúp tâm trạng thoát khỏi những lo lắng, giảm căng thẳng. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị giảm viêm, cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng nhằm chống lại các căn bệnh.
- Thư giãn cơ thể: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân phẫu thuật trong trạng thái thư giãn sâu sẽ cần ít thuốc gây mê hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi phẫu thuật. Do đó, các bác sĩ thường luyện kỹ thuật thở bằng ngón tay này cho các bệnh nhân chuẩn bị thực hiện phẫu thuật.
- Thúc đẩy giấc ngủ: Kiểm soát hơi thở một cách hiệu quả không chỉ giúp bạn thư giãn về tinh thần thúc đẩy quá trình sản xuất melatonin bằng cách tăng cường thư giãn và khuyến khích phản ứng nghỉ ngơi và tiêu hóa của hệ phó giao cảm. Nhờ đó mà bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Thúc đẩy khả năng vận động: Khi luyện bài tập thở ngón tay, bạn sẽ tập trung vào chánh niệm, từ đó tạo ra sợi dây kết nối giữa tâm trí và cơ thể giúp các dây thần kinh hoạt động chậm lại. Nhờ vậy mà thúc đẩy kỹ năng vận động các ngón tay hiệu quả.
3. Hướng dẫn các kỹ thuật thở bằng ngón tay hiệu quả
Có nhiều kỹ thuật đếm hơi thở và thở bằng ngón tay khác nhau mang lại hiệu quả thư giãn sâu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là một bài tập do Clare Longstaffe phát minh và được kiểm chứng hiệu quả bởi những bệnh nhân tại tổ chức Cavendish Cancer Care.
Bước 1: Bạn hãy nằm xuống hoặc ngồi ở tư thế thoải mái nhất:
- Bước 2: Thư giãn cơ thể bằng cách hít một hơi sâu hơn với tốc độ chậm hơn hơi thở bình thường.
- Bước 3: Đưa bàn tay trái của bạn chụm lại với nhau ở tư thế tay ngửa sao cho thoải mái nhất. Sau đó khum bàn tay phải lại, đặt trên lòng bàn tay trái và thả lỏng các đầu ngón tay.
- Bước 4: Giữ nguyên tay tại vị trí này và hít thở 5 nhịp thư giãn.
- Bước 5: Đổi tay và thực hiện lại động tác tương tự.
- Bước 6: Giơ ngón tay cái phía trái ra phía trước, dùng tay phải bao quanh ngón tay cái.
- Bước 7: Giữ nguyên động tác và hít thở thư giãn đủ 5 lần.
- Bước 8: Đổi tay và thực hiện tương tự.
- Bước 9. Lặp lại quá trình này trên các ngón tay còn lại trên bàn tay.
- Bước 10: Lặp lại quá trình này một lần nữa với bàn tay còn lại. Hãy nhớ đếm đủ 5 hơi thở thư giãn cho mỗi ngón tay.
4. Lời khuyên kiểm soát hơi thở từ chuyên gia
4.1. Tập trung vào việc thư giãn, thở đều
Việc đếm hơi thở khiến não bộ bị phân tâm, từ đó quên đi những suy nghĩ tiêu cực đang ảnh hưởng tới cuộc sống. Nhờ đó mà tâm trạng trở nên thư giãn, thoải mái, quên đi hết muộn phiền.
4.2. Cố gắng không thở quá sức
Những người mới bắt đầu bài tập thở luôn đề ra những mục tiêu lớn như làm thế nào để giải thoát khỏi tâm trạng bế tắc một cách nhanh chóng nhất và cân bằng cảm xúc của mình. Từ đó dẫn tới tâm lý tập quá sức hoặc cố gắng hít thở thật sâu để gia tăng hiệu quả. Tuy nhiên, sự thật là việc cố gắng thở quá sức có thể khiến bạn cảm giác khó chịu, thậm chí là phản tác dụng của bài tập. Mục đích cuối cùng là thư giãn tinh thần, vì thế đừng quá đặt nặng bất cứ điều gì, hãy tập trung vào thư giãn.
4.3. Không né tránh thực tại
Hãy đối mặt với những suy nghĩ, sự việc đến với bạn một cách tự nhiên, đừng né tránh. Sau đó hãy thử nghiệm bài tập thở và kéo dài thời gian tập mỗi ngày. Thay vì 5 nhịp thở thoải mái, bạn có thể nâng dần lên 10, 15, 20 lần và kiểm soát tốc độ hơi thở chậm hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi thứ tự giữa hít vào và thở ra một cách linh động với mỗi lần giữ ngón tay để tạo tâm lý thoải mái nhất có thể.
4.4. Thả lỏng cơ thể
Hãy nhớ rằng luyện tập thở với mục đích thư giãn, vì thế hãy thả lỏng cơ thể thay vì nghĩ quá nhiều để cố gắng thực hiện bài tập một cách hoàn hảo. Mẹo tốt nhất để giải tỏa căng thẳng là hãy tập trung vào những gì thoải mái, phù hợp với bản thân, dành thời gian thư giãn.
Hy vọng với kỹ thuật thở bằng ngón tay đơn giản được Vua Nệm trình bày tại bài viết bạn đã nắm trong tay bí quyết giảm căng thẳng khi tâm trí dồn dập với nhiều luồng suy nghĩ tiêu cực và ngủ ngon hơn.
>>>Xem thêm:
- Hướng dẫn cách áp dụng phương pháp thở 4 7 8 để ngủ ngon hơn
- Thở hộp là gì? Lợi ích và hướng dẫn thực hiện kỹ thuật thở hộp
- 7 bài tập thở ngủ ngon – phương pháp thư giãn, xả stress