Có nên sử dụng gối kê chân giãn tĩnh mạch? Sai lầm khi sử dụng gối

CẬP NHẬT 06/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Kê cao chân khi ngủ là phương pháp hiệu quả giúp người bị suy giãn tĩnh mạch điều trị bệnh. Nhiều người cho rằng gối kê chân giãn tĩnh mạch chính là một trong những công cụ hữu ích giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. 

Vậy có nên sử dụng gối kê chân giãn tĩnh mạch? Người dùng cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được Vua Nệm giải đáp trong bài viết tổng hợp sau đây. 

1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch mạn tính là hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Đây là bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc của bệnh nhân. 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường xuyên xảy ra nhất ở các tĩnh mạch chân, do tĩnh mạch vùng này tương đối dài, có cấu tạo phức tạp và phải chịu nhiều áp lực từ cơ thể. 

bệnh suy giảm tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Người mắc phải suy giãn tĩnh mạch có thể gặp phải những triệu chứng sau đây: 

  • Đau khi di chuyển nhiều
  • Có cảm giác nặng và mỏi ở phần chi dưới khi đứng lâu
  • Thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng phù nề ở cẳng chân và bàn chân
  • Sưng nề và tím ở vùng cẳng chân, mu bàn chân
  • Có cảm giác tê, ngứa ở chân. Trường hợp nặng hơn có thể bị viêm da, xơ cứng và lở loét.

Những trường hợp bị giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch nặng có thể dẫn đến phù chân, loét chân và gây ra nhiều biến chứng khó có thể khắc phục hoàn toàn. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để tiến hành điều trị kịp thời. 

2. Cách phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Với mỗi trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể hoặc kết hợp các biện pháp điều trị dưới đây: 

2.1. Điều trị bảo tồn

  • Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: Sử dụng băng và vớ để ép các bắp cơ, tạo áp lực lớn từ phía dưới, giúp các van tĩnh mạch khép lại. Nhờ đó, máu được lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này hỗ trợ làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, phòng ngừa tái phát. 
  • Dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch sẽ được kê toa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. 
  • Chích xơ: Với liệu pháp này, một dung lịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch và gây ra phản ứng viêm kết hợp nén ép tĩnh mạch. Sau đó, máu sẽ không vào được tĩnh mạch bị giãn, khiến nó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa. 

2.2. Phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp bị tổn thương tĩnh mạch nông. Theo đó, đoạn tĩnh mạch đã bị giãn sẽ được cắt bỏ thông qua đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật thường kéo dài 5 – 10ph và bệnh nhân sẽ được băng ép, nằm bất động trên giường trong khoảng 3 ngày. 

điều trị bệnh suy giảm tĩnh mạch
Cách điều trị bệnh suy giảm tĩnh mạch

2.3. Điều trị can thiệp nội mạch

Tại Hoa Kỳ, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch được thay thế bằng phương pháp cắt đối nhiệt nội mạch thông qua ống thông (hay còn gọi là EVTL). Cách làm này sử dụng năng lượng laser hoặc sống cao cần. 

Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ và đưa một ống thông vào tĩnh mạch hiển, cách chỗ nối tĩnh mạch hiển và đùi một vài centimet. Khi rút ống thông ra khỏi tĩnh mạch, năng lượng nhiệt sẽ được giải phóng và loại bỏ tĩnh mạch trào ngược. Từ đó, máu chỉ chảy qua những tĩnh mạch khỏe mạnh khác. 

3. Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Ngoài ra, các bác sĩ còn đưa ra một vài gợi ý giúp bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà:

  • Tập thể dục thể thao điều đặn: Giúp giảm huyết áp, giảm áp lực lên các mạch máu. Các hình thức luyện tập vừa sức là bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga…
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều flavonoid, kali, chất xơ… sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. Một số thực phẩm nên dùng là ớt chuông, bông cải xanh, rau bó xôi, cam, nho, ca cao, hạnh nhân, khoai tây, đậu lăng, cá hồi, cá ngừ, yến mạch, lúa mì, ngũ cốc….
  • Chọn trang phục thoải mái: Hạn chế mặc quần bó sát vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Nên chọn trang phục rộng rãi và thay giày cao gót bằng giày thấp, giày đế bằng. 
  • Nâng cao chân khi có thể: Giữ cho chân ở vị ví ngang tầm với tim hoặc cao hơn sẽ cải thiện được lưu thông máu trong các tĩnh mạch. Áp lực được giảm xuống, giúp máu về tim thuận lợi hơn. 
  • Thường xuyên đổi tư thế: Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy tranh thủ đứng dậy và di chuyển xung quanh thường xuyên để cải thiện lưu thông máu. 
  • Massage: Massage nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch giúp máu tuần hoàn tối hơn. Tuy nhiên, tránh ấn trực tiếp lên tĩnh mạch hoặc dùng lực quá mạnh vì có thể làm tổn thương các mô xung quanh. 
điều trị bệnh suy giảm tĩnh mạch ở nhà
Kê chân lên cao hơn tim sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu

4. Có nên sử dụng gối kê chân giãn tĩnh mạch? 

Trang thông tin sức khỏe đại học Y Harvard đăng tải: “Nếu bạn đã bị giãn tĩnh mạch, bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát bằng cách nằm hoặc ngồi xuống với chân được nâng cao hơn so với ngực.”

Do đó, việc giữ cho chân ở vị trí ngang tầm với tim hoặc cao hơn sẽ giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Đặc biệt là trong quá trình nằm ngủ, cơ thế của chúng ta thường duỗi thẳng. Tư thế này lại dễ gây tắc nghẽn và tạo áp lực lên thành mạch chi dưới. Do đó, người bị suy giãn tĩnh mạch nên kê thêm gối dưới chân để làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

Gối kê chân giãn tĩnh mạch thường có thiết kế lượn sóng nhẹ với một đầu thấp và một đầu cao. Sản phẩm cho phép người dùng kê phần phân và gót chân lên vị trí cao hơn, giúp máu lưu thông dễ dàng.

Giáo sư phẫu thuật Charles McCollum – bệnh viện Withington (Manchester, Anh) cho biết: “Kê cao chân khi ngủ hoặc nghỉ ngơi là một điều rất cần thiết nhưng thường bị bỏ qua. Kê cao chân khi nằm để phòng ngừa ứ đọng máu, phù chân và hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu – một biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch”. 

có nên sử dụng gối kê chân giãn tĩnh mạch
Sử dụng gối làm giảm triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch

5. Những lợi ích khi sử dụng gối kê chân giãn tĩnh mạch

Với những thông tin chia sẻ bên trên bạn cũng đã thấy, sử dụng gối kê chân thực sự mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đối với người bị giãn tĩnh mạch, đây được xem một giải pháp đột phá cho sức khỏe và sự thoải mái của bạn.

5.1. Hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn

Khi bạn đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài, việc lưu thông máu từ chân trở về tim có thể bị cản trở do áp lực từ trọng lực. Lúc này, sử dụng gối kê đa năng sẽ giúp nâng chân của bạn lên cao hơn so với tim, tận dụng trọng lực để máu có thể trở về tim một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Vì thế, gối giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.

5.2. Giảm thiểu tình trạng sưng phù

Sự tích tụ của máu do giãn tĩnh mạch có thể khiến cho chân bị sưng phù và cảm thấy không thoải mái. Việc sử dụng gối kê giúp chân bạn được nâng cao, hỗ trợ tối ưu quá trình máu lưu thông trở lại tim, qua đó giảm bớt tình trạng sưng phù và mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn cho đôi chân.

5.3. Giảm áp lực cho chân và tĩnh mạch

Đứng hoặc ngồi quá lâu không chỉ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi mà còn tạo ra áp lực không cần thiết cho tĩnh mạch. Thỉnh thoảng việc nâng chân cao hơn tim bằng gối kê có thể giúp giảm bớt áp lực này, từ đó hỗ trợ cho máu lưu thông suôn sẻ hơn, phòng ngừa hiệu quả nguy cơ phát triển suy giãn tĩnh mạch.

6. Những sai lầm khi dùng gối kê chân giãn tĩnh mạch

Không chỉ đơn giản kê chân lên cao là có thể hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, bạn cần quan tâm đến cách sử dụng và độ cao của gối. Dưới đây là một vài sai lầm người dùng thường mắc phải:

  • Không kê cao phần gót chân: Dùng gối kê chân giãn tĩnh mạch chỉ để nâng cao đầu gối và đùi sẽ khiến dòng máu từ cổ chân đến đầu gối bị ứ đọng, cản trở sự lưu thông tuần hoàn và tạo thêm áp lực lên mạch máu. Điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. 
  • Dùng gối có độ cao không phù hợp: Gối quá cao sẽ khiến người dùng không thoải mái. Ngược lại, gối quá thấp sẽ không giúp hỗ trợ cho máu lưu thông. Chiều cao của gối kê chân giãn tĩnh mạch nên trong khoảng 25 – 28cm so với mặt phẳng nằm.
  • Gác chân thẳng và có độ căng: Chân gác trên gối quá thẳng và căng sẽ gây mỏi và thậm chí dẫn đến căng cơ, chuột rút. Do đó, bạn nên chọn loại gối kê chân giãn tĩnh mạch có thiết kế lượn sóng, ôm trọn bắp chân để nâng đỡ hiệu quả hơn. 

7. Hướng dẫn chọn gối kê đa năng điều trị giãn tĩnh mạch

Khi lựa chọn gối kê đa năng phục vụ việc điều trị giãn tĩnh mạch, quý khách hàng nên chú ý đến những yếu tố quan trọng sau để đảm bảo sự thoải mái và hiệu quả:

  • Chất liệu cao cấp: Nên ưu tiên những chiếc gối kê đa năng được làm từ chất liệu mềm mại, đồng thời có khả năng thoát khí tốt. Điều này sẽ giúp người dùng cảm thấy dễ chịu và không bị bí bách khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Thiết kế chuyên biệt: Về điều kiện cần, một chiếc gối chống giãn tĩnh mạch chuyên dụng phải có thiết kế phù hợp để hỗ trợ tối ưu cho việc điều trị, từ đó mang lại lợi ích cao nhất cho người mắc bệnh.
  • Thương hiệu uy tín: Việc lựa chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn an tâm hơn về chất lượng cũng như nguồn gốc của chúng. Qua đó, bạn cũng có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
chọn gối kê chân cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Nên ưu tiên sử dụng các loại gối kê đa năng đến từ các thương hiệu nổi tiếng

8. Các loại gối kê chân giãn tĩnh mạch tốt nhất

Với việc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, những chiếc gối kê chân giãn tĩnh mạch ngày càng được ưa chuộng hơn trước. Và hiện tại, kiểu loại sản phẩm cũng đang dần đa dạng hơn, mở ra nhiều sự lựa chọn tốt cho khách hàng. Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá ba loại gối kê đa năng điều trị giãn tĩnh mạch hàng đầu, được đánh giá cao bởi người tiêu dùng:

8.1. Gối kê đa năng điều trị giãn tĩnh mạch Ema

Với thiết kế thông minh, gối Ema tạo độ dốc nhẹ từ bàn chân đến bắp chân, giúp quá trình máu lưu thông về tim diễn ra một cách tự nhiên. Hơn hết, sản phẩm còn sở hữu độ cao lý tưởng từ 16 – 18cm, không chỉ giảm áp lực cho tim mà còn hỗ trợ tim trong việc bơm máu đến các bộ phận khác của cơ thể. 

Ưu điểm:

  • Ruột gối làm từ PU Foam mềm mại, không gây mùi khó chịu. 
  • Vỏ gối sử dụng vải jacquard co giãn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi hiệu quả.
  • Kích thước chuẩn (60x65x18cm) phù hợp với người có chiều cao tối đa 1m8.

Nhược điểm: Mức giá của gối kê đa năng Ema khá cao, khoảng 700,000 đồng/sản phẩm trở lên.

top gối kê chân dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Gối kê đa năng điều trị giãn tĩnh mạch Ema mang lại sự thoải mái cho người dùng

8.2. Gối kê đa năng Yorokobi

Sản phẩm có thiết kế độc quyền với công nghệ uốn lượn tinh tế, hiện đại. Chiếc gối Yorokobi có khả năng ôm sát đường cong chân, mang lại cảm giác thoải mái và hỗ trợ hiệu quả cho việc lưu thông máu. Hiện tại, dòng sản phẩm này có 2 phiên bản để khách hàng lựa chọn:

  • Phiên bản cao 28cm (59x48x28cm): Rộng rãi, thoải mái cho người cao trên 1m58.
  • Phiên bản cao 25cm (55x48x25cm): Phù hợp với người cao dưới 1m58.

Ưu điểm: 

  • Gối kê đa năng Yorokobi có độ bền vượt trội, tuổi thọ từ 7 – 10 năm. 
  • Đa năng với khả năng hỗ trợ nằm nghiêng hoặc tựa lưng, phục vụ tối đa nhu cầu người dùng. 
  • Có phần ruột PU foam cao cấp, đàn hồi tốt và không xẹp lún.

Nhược điểm: Lớp vỏ là vải gấm bọc bên ngoài có phần trơn trượt, cần cải thiện để giữ vị trí thoải mái khi sử dụng.

suy giãn tĩnh mạch chân nên lựa chọn gối nào
Gối kê đa năng Yorokobi chất lượng cao, bền bỉ

8.3. Gối kê chân Hanako

Gối kê chân Hanako thu hút khách hàng với thiết kế độc đáo và chất liệu cao cấp. Sử dụng loại gối kê chân chất lượng này là một giải pháp hiệu quả để điều trị giãn tĩnh mạch. Sản phẩm không chỉ giúp nâng đỡ chân ở tư thế thấp lý tưởng mà còn phù hợp với những người có chiều cao dưới 1m50, mang lại sự thoải mái tối ưu.

Ưu điểm:

  • Gối Hanako được làm từ PU cao cấp, mang lại khả năng chống sụt lún xuất sắc và độ đàn hồi vượt trội, kéo dài tuổi thọ sản phẩm lên đến 5 – 7 năm. 
  • Vỏ gối làm từ chất liệu gấm cao cấp, không những thể hiện sự sang trọng mà còn rất dễ dàng tháo rời để vệ sinh nhờ thiết kế khóa kéo thông minh.

Nhược điểm: Gối Hanako có thể không phù hợp với những người có chiều cao trên 1m50 hoặc những ai ưa chuộng gối kê cao. Đây là điểm cần lưu ý khi lựa chọn sản phẩm để đảm bảo trải nghiệm sử dụng tốt nhất.

những sản phẩm gối dành cho người suy giãn tĩnh mạch
Gối Hanako bảo vệ sức khỏe người dùng tối ưu

>>> Mời bạn đọc: 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về gối kê chân giãn tĩnh mạch. Chúc bạn nhanh chóng tìm được sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất. 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM