Chuyện quanh ta

Đệm lót sinh học là gì ? Dùng để làm gì ? Những lợi ích khi sử dụng

CẬP NHẬT 22/08/2022 | BỞI Hương Lăng

Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch góp phần giúp chuồng nuôi gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, giảm mùi hôi chuồng cùng các vi khuẩn gây bệnh với vốn đầu tư không quá cao. Bạn đã biết đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này, bạn nhé!

1. Đệm lót sinh học là gì?

Nền đệm lót sinh học tại Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau như chăn nuôi không chất thải, chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi sinh thái, hay chăn nuôi trên đệm lót dày.

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót làm từ các nguyên liệu có độ trơ cao (ít bị nước làm nhũn nát như trấu, mùn cưa, rơm, rạ…) đem trộn với vi sinh vật để phân huỷ phân.

Đệm lót sinh học gồm 2 lớp chính là chất độn chuồng (trấu, mùn cưa, gỗ, vỏ lạc, lõi ngô hay bã mía…) và chế phẩm sinh học, bột ngũ cốc như ngô và cám… Tại Việt Nam, đệm lót sinh học sử dụng vào chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò…

Đệm lót sinh học là gì
Đệm lót sinh học là gì

Đến hết năm 2013, Việt Nam đã có 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ứng dụng đệm lót sinh học vào ngành chăn nuôi với 752 trang trại, trên 61.400 hộ chăn nuôi ứng dụng trên tổng diện tích là 5,47 triệu m2.

2. Ưu điểm và nhược điểm của đệm lót sinh học

2.1 Ưu điểm

Như đã giới thiệu, thành phần của lớp độn lót gồm 2 phần chính là chất độn chuồng bao gồm nguyên liệu có độ trơ cao như trấu, mùn cưa từ các loại gỗ cứng, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, bãi mía… và chế phẩm sinh học cùng bột ngũ cốc (ngô, cám gạo…) với các lợi ích như:

Tiêu hủy phân, nước tiểu

Một số sinh vật có lợi trong lớp độn lót có khả năng tiêu huỷ các chất thải chăn nuôi. Theo đó, khi vật nuôi thải phân và nước tiểu vào lớp độn lót, vi sinh vật sẽ bám quanh, tiết enzyme ngoại bào để phân giải chúng bằng phản ứng oxy hoá và lên men hiếu khí.

Quá trình lên men sẽ làm cho thành phần hydrocacbon, những hợp chất chứa cacbon bị oxy hoá làm giải phóng năng lượng, khí CO2, nước, cùng một lượng nhỏ hợp chất hữu cơ khác như axit hữu cơ, rượu, aldehyde và ester…

Chăn nuôi trên nền đệm lót
Chăn nuôi trên nền đệm lót giúp tiêu huỷ phân, nước tiểu của vật nuôi

Khử mùi

Mùi hôi trong chăn nuôi sinh ra chủ yếu bởi quá trình lên men các chất thải (ở trong ruột già và ngoài môi trường) từ vi sinh vật thối rữa gây ra. Một số sinh vật trong chất độn của chuồng sẽ sử dụng các khí độc để làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

Hệ vi sinh vật trong lớp độn lót có ưu thế về số đông sẽ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây thối theo hình thức cạnh tranh: lên men triệt để hữu cơ giải phóng năng lượng tạo thành sản phẩm CO2, nước… không có mùi. Ngoài ra, một số sản phẩm phụ của quá trình lên men có tác dụng khử mùi như axit hữu cơ giúp trung hoà và cố định NH3, rượu sẽ giúp trung hoà mùi lạ… Nhờ vậy, mùi hôi ở trong chuồng được giảm thiểu rất nhiều.

Bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng

Hệ sinh vật ở trong chuồng nuôi luôn giúp duy trì và cân bằng hệ sinh thái theo hướng có lợi cho vật nuôi, đảm bảo đủ số lượng một mặt phân giải chất thải, mặt khác là ức chế vi sinh vật gây bệnh hoặc gây hại cho đàn vật nuôi.

Phần lớn vi sinh vật gây hại cho vật nuôi, virus không thích ứng với môi trường đệm lót và bị tiêu diệt do: vi sinh vật lên men tạo môi trường đệm lót có tính Axit, độ pH thấp và giàu khí CO2, nhiệt độ cao, đồng thời vi sinh vật có lợi sẽ phát triển nhanh để áp đảo về số lượng.

Vi sinh vật trong độn lót sẽ đồng hoá chất hữu cơ từ chất thải vật nuôi, tạo thành protein của chính vi sinh vật, nguồn protein này được vật nuôi sử dụng một phần.

Làm đệm lót sinh học giúp bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng
Làm đệm lót sinh học giúp bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng

2.2. Nhược điểm

Nền lót chuồng thường sinh nhiệt cao, vào mùa đông khi chuồng nuôi dải đệm lót sẽ rất tốt, giúp giữ ấm hiệu quả. Tuy nhiên, vào mùa hè nền chuồng gây nóng, đặc biệt đối với gà thịt gà đẻ.

Thời gian sử dụng đệm lót sinh học không nên để lâu, vì theo thời gian các vi sinh vật sẽ tồn tại sẽ gia tăng tạo ổ mầm bệnh trong chuồng nuôi.

Ngoài ra, đệm lót chỉ thích hợp sử dụng ở một số vùng, các khu vực không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

3. Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Nguyên liệu để làm đệm lót sinh học gồm có trấu, mùn cưa, xưa dờ, lõi ngô, thân cây ngô khô, rơm rạ… Dưới đây là một số cách làm mà bạn có thể tham khảo:

3.1 Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.
  • Bước 2: Sau 7 đến 10 ngày đối với gà úm, 2 đến 3 ngày đối với gà thịt quan sát ở trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, hãy dùng cào qua lớp mặt đệm lót.
  • Bước 3: Lớp đệm lót sau khi cào, rắc đều chế phẩm men toàn bộ bề mặt chất độn.
Làm đệm lót chăn nuôi gà rất đơn giản
Làm đệm lót chăn nuôi gà rất đơn giản

3.2 Cách làm đệm lót sinh học cho bò

Lớp đệm lót sinh học cho bò có thể dùng mùn cưa, trấu vì chúng có khả năng hút ẩm tốt, thích hợp sử dụng để chăn nuôi trâu, bò…

  • Bước 1: Rải lớp mùn cưa/trấu dày khoảng 10 đến 15cm
  • Bước 2: Dùng nước sạch phun lên lớp mùn cưa/trấu cho đến khi đạt độ ẩm 30%, hãy quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt cảm giác hơi thấm ướt ra tay và hạt mùn cưa vẫn đảm bảo tơi rời là được.
  • Bước 3: Dùng bạt che phủ kín mặt chuồng đệm lót, sau 5 ngày có thể thả bò vào chuồng.
  • Bước 4: Sau 5 đến 10 ngày, bà con có thể rắc thêm men vi sinh. Tuỳ thuộc vào mật độ vật nuôi trong chuồng, lượng phân thải hằng ngày mà bạn có thể rắc dài hay ngắn.

Lưu ý rằng mật độ nuôi thích hợp, bò lớn là 1 con/1.2 – 1,5 m2, Bò nhỏ: 1 con/0,8 – 1 m2. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách làm đệm lót bằng trấu để làm đệm lót chuồng heo, vịt, dê, ngựa…

4. Những lưu ý khi sử dụng đệm lót sinh học

Sử dụng đệm lót sinh học sẽ làm nhiệt độ trong chuồng trại tăng nhanh, có thể lên đến 40 độ C. Vì vậy, khi sử dụng đệm lót sinh học, chúng ta cần lưu ý về vấn đề làm mát chuồng trại để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

Đệm lót sinh học chỉ phù hợp với mô hình chăn nuôi nhỏ, sở dĩ ở các mô hình lớn, đệm lót không thể phân huỷ kịp thời lượng chất thải từ heo thải ra. Đồng thời, với diện tích quá lớn, tuổi thọ đệm lót sinh học cũng không cao, gây tốn kém và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra, đệm lót không phù hợp với chuồng trại thường xuyên bị ngập úng, ẩm ướt. Bởi chúng sẽ sinh ra một số loại vi khuẩn gây hại cho động vật, thậm chí làm hỏng lớp đệm sinh học.

Kỹ thuật để làm lớp đệm lót sinh học khá khó, trong quá trình chăn nuôi, chúng ta phải thường xuyên đào xới, điều này nhằm đảm bảo giúp cho lớp đệm được bền hơn, phân chuồng cũng vì vậy phân huỷ nhanh hơn.

Sử dụng đệm lót chỉ thích hợp chăn nuôi ở quy mô nhỏ
Sử dụng đệm lót chỉ thích hợp chăn nuôi ở quy mô nhỏ

Cuối cùng, nguyên liệu như mùn cưa, vỏ trấu không phải lúc nào cũng có sẵn với một số lượng lớn. Vậy nên bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng chính chế phẩm nông nghiệp mang đi nghiền nhỏ để tái chế làm đệm lót chuồng.

Trên đây là những thông tin về đệm lót sinh học trong chăn nuôi mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng sẽ là kiến thức bổ ích để bạn có thể áp dụng trong thực tế, Vua Nệm chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng