Có nên để đèn sáng khi ngủ?

CẬP NHẬT 07/09/2021 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Nhiều người có thói quen để đèn sáng khi ngủ vì một vài lý do nào đó như sợ sệt bóng tối, không quen giường quen chỗ, muốn tạo cảm giác an toàn…Thế nhưng nhiều người lại cho rằng việc để đèn sáng sẽ rất khó ngủ, dễ thức giấc, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Vậy rốt cuộc có nên để đèn sáng khi ngủ hay không? Nó có lợi hay có hại với chúng ta?

Ở bài viết này, Vua Nệm sẽ dẫn các bạn đi làm rõ vấn đề này. Theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác nhất, nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc tập cho mình một thói quen ngủ tốt.

Có nên để đèn khi ngủ
Có nên để đèn khi ngủ? Có dễ ngủ hơn nếu để đèn sáng?

1. Có nên để đèn sáng khi ngủ?

Khi nói đến thời gian đi ngủ, việc đầu tiên chúng ta thường làm chính là tắt đèn. Nó giống như một hoạt động thông báo trước rằng đã đến giờ đi ngủ. Tuy nhiên, có quyết định tắt đèn hay bật đèn khi ngủ hay không còn phụ thuộc vào thói quen của mỗi người. 

Phần lớn mọi người vẫn lựa chọn sử dụng đèn ngủ. Một phần khác lựa chọn bật đèn sáng trưng để ngủ do thói quen hoặc chứng sợ bóng tối. Một số ít người lựa chọn ngủ trong đêm tối hoàn toàn, thậm chí họ còn dùng bịt mắt để ngăn chặn toàn bộ ánh sáng có thể len lỏi vào mắt.

Không chỉ có đèn ngủ, đèn chiếu sáng phòng mà có nhiều nguồn ánh sáng có thể chiếu vào phòng ngủ của bạn như đèn đường, đèn xung quanh nhà. Ngoài ra các loại ánh sáng từ thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng như điện thoại, tivi…cũng xuất hiện nhiều trong phòng ngủ của chúng ta. Sự có mặt của ánh sáng trong không gian ngủ ban đêm liệu có tốt? Có nên bật đèn sáng khi ngủ không?

Để đèn sáng khi ngủ ảnh hưởng tới giấc ngủ
Để đèn sáng khi ngủ ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe con người

Theo các nghiên cứu cho thấy, ánh sáng mang tới nhiều bất lợi cho giấc ngủ. Nó khiến cho chúng ta ngủ nông, không sâu giấc, khó ngủ và ngủ không ngon. Đặc biệt hơn, để đèn sáng khi ngủ sẽ dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm, gây tác hại đáng sợ cho cơ thể và sức khỏe con người. Vì vậy, khi được hỏi có nên bật đèn sáng khi ngủ hay không thì câu trả lời duy nhất là: KHÔNG NÊN.

Ngủ với bất kỳ loại đèn nào được bật thì đều không tốt cho giấc ngủ. Ngủ không ngon giấc lại là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý và hậu quả về sức khỏe. Nếu bạn vẫn đang có thói quen ngủ bật đèn thì hãy cân nhắc tới những tác hại không ngờ của nó ở phần dưới đây.

2. Những tác hại không ngờ khi bật đèn

Để đèn khi ngủ tưởng chừng là một thói quen vô hại, thậm chí là có nhiều tác động tốt cho những người mắc chứng sợ bóng tối. Thế nhưng trên thực tế nó lại ẩn nhiều nhiều nguy hại đối với chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của con người.

2.1. Bật đèn khi ngủ gây khó ngủ, ngủ không ngon

Tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ khiến não bộ của bạn khó đạt được giấc ngủ sâu hơn. Do não bộ bị ánh sáng kích thích khiến nó hoạt động và không thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn. 

Bạn ngủ càng nông hoặc giấc ngủ chập chờn vào ban đêm, thì càng có nhiều dao động não hạn chế bạn đi vào giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ. Đặc biệt, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, tivi, máy tính, ipad…có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ trầm trọng.

Bật đèn sáng khi ngủ gây khó ngủ
Bật đèn sáng khi ngủ gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Ánh sáng xanh sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, tăng tính tập trung và thư giãn tốt vào ban ngày. Nhưng về đêm, ánh sáng xanh lại là tác nhân gây rối loạn giấc ngủ. Khi ánh sáng chiếu vào cơ thể, phản xạ tự nhiên của con người chính là sự thanh tỉnh, thần kinh và giác quan trở nên tỉnh táo và cảnh giác cao. 

Lúc này tín hiệu gửi đến não bị sai lệch, khiến não bộ không rơi vào trạng thái nghỉ mà ở trạng thái hoạt động. Do đó, đèn sáng khiến bạn khó ngủ hơn, giấc ngủ nông và dễ tỉnh giấc.

2.2. Có nên để đèn sáng khi ngủ? Để đèn có thể gây béo phì

Theo một báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine của Mỹ năm 2019 cho thấy để đèn sáng khi ngủ dễ dẫn đến tăng cân, béo phì. Những người tham gia nghiên cứu có khả năng tăng khoảng 11 pound trong 1 năm, cao hơn 17% so với những người không bật đèn khi ngủ. Đèn chiếu sáng bên ngoài phòng được cho là có tác động không lớn bằng yếu tố các nguồn sáng bên trong phòng ngủ.

Do việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm gây ức chế hormone melatonin – một hormone gây ngủ, do đó nó phá vỡ chu kỳ ngủ. Khi bạn ngủ ở phòng chiếu ánh sáng xanh, bạn sẽ nhanh thấy đói và cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Vì khi đó, đồng hồ sinh học bị thay đổi, chỉ cần cơ thể nhận được tín hiệu ánh sáng, sẽ làm tăng cảm giác đói, từ đó nhiều người sẽ có nhu cầu ăn uống.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, bạn ngủ càng ít, bạn sẽ ăn nhiều thức ăn hơn vào ngày hôm sau. Từ đó ảnh hưởng đến thời gian bữa ăn của bạn và có nhu cầu ăn khuya nhiều hơn. Nếu như bạn thường xuyên thức dậy ăn khuya vì cơn thèm ăn của mình, từ từ sẽ dẫn tới tình trạng lên cân, thừa cân.

Để đèn sáng khi ngủ gây khó ngủ và tăng cảm giác đói
Để đèn sáng khi ngủ gây khó ngủ và tăng cảm giác đói, thèm ăn

Cụ thể, thì ánh sáng xanh sẽ kích thích chúng ta ăn nhiều hơn tới 26%, nhưng giảm lượng tiêu thụ năng lượng tới 13%. Do vậy, khả năng ăn tăng lên nhưng lại tiêu thụ ít đi. Tăng cân, béo phì là tình trạng khó tránh khỏi.

Nếu bạn muốn giảm cân thì việc tắt đèn khi ngủ và ngủ trong bóng tối hoàn toàn là một cách làm hiệu quả. Bạn sẽ không còn cảm giác đói, thèm ăn, tốt cho kế hoạch giảm cân.

2.3. Gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm

Ánh sáng gây cản trở giấc ngủ trong thời gian dài khiến bạn bị thiếu ngủ thường xuyên, liên tục. Điều này là nguyên nhân khiến nhiều người bị mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp.

Cũng theo các chuyên gia y tế, ánh sáng xanh của bóng đèn chiếu vào cơ thể vào ban đêm sẽ làm tăng trở kháng của insulin trong cơ thể, không chuyển glucose đến nơi cơ thể cần, như vậy sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.

nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân khiến nhiều người bị mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu đến từ Khoa thần kinh tại Đại học Texas và Đại học Y Tây Virginia cho rằng ánh sáng trắng vào ban đêm có liên quan đến chứng viêm và chết tế bào não làm tăng nguy cơ tử vong ở người.

2.4. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Một cuộc thí nghiệm tại Mỹ đã chứng minh rằng, bật đèn khi ngủ làm tăng 55% nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Thí nghiệm được thực hiện với hơn 450 nghìn người được đăng trên tạp chí Cancer của Mỹ. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với nam giới.

Trong khi đó, tạp chí Environmental Health Perspectives của Mỹ đăng tải một khảo sát được thực hiện từ năm 1989 đến năm 2013 với sự tham gia của gần 110 nghìn tình nguyện viên. Kết quả cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới lên đến 14%.

Nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc ung thư khi bật đèn để ngủ vào ban đêm là vì nó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng nguy cơ viêm nhiễm. 

2.5. Để đèn sáng khi ngủ làm trầm trọng các triệu chứng trầm cảm, lo âu

trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm
Để đèn sáng khi ngủ làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ trong bóng tối hoàn toàn khiến cơ thể được thư giãn và thả lỏng, làm giảm căng thẳng lo âu. Đặc biệt, bóng tối có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

Ngược lại, khi ngủ với đèn sáng sẽ làm tăng sự căng thẳng, phiền muộn, khiến cho chứng trầm cảm thêm trầm trọng hơn. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của bạn.

3. Giải pháp để ngủ ngon mà không muốn tắt đèn

Bạn đã quen ngủ với chiếc đèn ngủ hoặc căn phòng sáng trưng. Có thể là vì sợ bóng tối hoặc thói quen hình thành từ lâu. Lúc này bạn có thể áp dụng những biện pháp khác để có giấc ngủ ngon mà không cần tắt đèn hoặc dần thay đổi thói quen ngủ với đèn.

Hãy sử dụng những chiếc đèn ngủ có màu sắc trầm ấm, sậm màu thay cho những bóng đèn Led có ánh sáng trắng hoặc xanh. Một cách khác là sử dụng những tấm rèm, màn che để giảm bớt cường độ của ánh sáng. 

Từ từ có thể chuyển sang tắt hoàn toàn đèn ngủ để phòng ngủ chìm trong bóng tối. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để bạn cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào ngủ hơn.

sử dụng đèn ngủ có màu ấm
Hãy sử dụng những chiếc đèn ngủ có màu sắc trầm ấm, sậm màu thay cho những bóng đèn Led

Ngoài ra, hãy tạo cho mình một không gian phòng ngủ phù hợp. Từ việc trang trí căn phòng, thiết kế phòng đến việc lựa chọn chăn ga gối, nệm. Một căn phòng ngủ tốt là không gian hài hòa, sơn tường và các vật dụng nên sử dụng loại có màu sắc xanh dương, vàng nhạt hoặc ghi xám. Theo các nghiên cứu khoa học thì những màu sắc này giúp con người ngủ ngon hơn, thời gian ngủ kéo dài hơn.

Cần chú ý lựa chọn chăn ga gối nệm chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện thời tiết để giúp ngủ ngon hơn. Mùa hè nên chọn những loại nệm, chăn ga gối được làm từ chất liệu có độ thoáng khí cao, thấm hút mồ hôi tốt và tạo được sự mát mẻ. 

Về nệm, có thể tham khảo một số mẫu nệm đang rất Hot cho mùa hè này như: 

Các mẫu chăn ga mùa hè được ưa chuộng nhất hiện nay các bạn có thể tham khảo như: 

Sử dụng chăn ga gối, nệm chất lượng tốt
Sử dụng chăn ga gối, nệm chất lượng tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Để đảm bảo mua được sản phẩm chăn ga gối, nệm chất lượng tốt, giá hợp lý thì nên tới những địa chỉ bán hàng uy tín, hệ thống cửa hàng lớn. Vua Nệm là một trong những gợi ý hoàn hảo nhất dành cho bạn. Không chỉ cung cấp sản phẩm đa dạng mà chất lượng cao cấp, hàng chính hãng đến từ những thương hiệu lớn hàng đầu thế giới từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc…

Trên đây là những lý giải về việc có nên để đèn sáng khi ngủ hay không. Chắc hẳn qua những tác hại mà nó mang lại các bạn đã có thể đưa ra quyết định phù hợp rằng có nên tắt hay bật đèn. Hãy tập cho mình thói quen ngủ không bật đèn để bảo vệ sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. 

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/sleeping-with-the-lights-on#benefits

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.