Chỉ số SPF/PA ở kem chống nắng là gì? Cách chọn kem chống nắng ‘siêu chuẩn’ cho da

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Theo các chuyên gia da liễu, sử dụng kem chống nắng chính là một giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ làn da mỏng manh trước tác động của tia UV.  Bên cạnh đó, dù đóng vai trò rất quan trọng song không phải ai cũng hiểu được chỉ số SPF/PA ở kem chống nắng là gì? Cách chọn kem chống nắng sao cho đúng? Mời bạn cùng Vua Nệm đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây.

1. Tác hại của tia UV đối với làn da

Như ta đã biết, ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất sẽ không bị tầng ozon hấp thụ mà ngược lại, chúng hoàn toàn có khả năng xuyên thẳng qua mây, mưa hoặc các lớp kính chưa xử lý. Thậm chí, nguồn bức xạ này có thể gây tổn thương làn da nghiêm trọng ngay cả trong những ngày trời âm u. Trong đó, các tia tác động trực tiếp đến bề mặt da được gọi chung là tia UV (hay tia tử ngoại, tia cực tím).

tia uv là gì
Tia UV có thể tác động trực tiếp và gây hại cho cơ thể con người

Về cơ bản, tia UV có đặc điểm là tần số cao nhưng bước sóng thấp, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu dựa theo độ dài của bước sóng thì loại tia này được phân thành 3 nhóm chính, bao gồm:

  • Tia UVA với bước sóng dao động trong khoảng 315 – 380 nm. Đầy là thành phần chủ yếu, chiếm đến 95% lượng tia UV chiếu xuống trái đất
  • Tia UVB với bước sóng dao động trong khoảng 280 – 315 nm, chiếm 5% lượng tia UV còn lại
  • Tia UVC với bước sóng khiêm tốn nhất (dưới 280 nm) song lại là tia có năng lượng mạnh nhất và ảnh hưởng đến con người nhiều nhất trong 3 loại

Tia UV được chia thành 3 nhóm chính

Tác hại của tia cực tím đối với làn da nói riêng và cơ thể nói chung đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học uy tín. Cụ thể:

  • Tia UVA: vượt qua màng lọc ozon để xuyên thẳng đến các bề mặt vật chất như kính, mây,… và xâm nhập sâu vào dưới bề mặt da. Đây chính là tác nhân hàng đầu gây nên các hiện tượng lão hóa, biến đổi cấu trúc tế bào, ung thư da cũng như một số rối loạn sắc tố nguy hiểm
  • Tia UVB: phần lớn bị tầng ozon giữ lại nên gây tác động ít hơn UVA. Trên thực tế, một lượng vừa đủ UVA sẽ kích thích quá trình sản sinh và tổng hợp vitamin D. Ngược lại, chỉ số UVA quá mức cho phép có thể làm tổn thương bề mặt da, hiện tượng cháy nắng, bỏng rát và nguy cơ ung thư da tiềm ẩn
  • Tia UVC: dù là loại tia cực tím duy nhất bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng khí quyển song việc tiếp xúc với nguồn tia UVC cường độ lớn hoặc trong thời gian dài có thể khiến bạn mắc chứng viêm giác mạc hoặc bỏng da. May mắn là hầu hết các vấn đề này có thể biến mất trong 7 ngày mà không để lại di chứng
tác hại của tia uv
Mỗi loại tia UV lại gây ra tác động khác nhau đến cơ thể và làn da

Có thể nói, việc tiếp xúc với tia UV thường xuyên hoặc không che chắn, không có biện pháp bảo vệ sẽ khiến cho cơ thể phải đối diện với nhiều nguy hiểm. Trong đó, làn da chính là bộ phận bị ảnh hưởng trầm trọng nhất. Để góp phần ngăn chặn tình trạng này, kem chống nắng với chỉ số SPF/PA phù hợp sẽ là ‘vị cứu tinh’ thần thánh giúp bạn bảo vệ làn da mỏng manh, nhạy cảm.

2. Chỉ số SPF/PA ở kem chống nắng là gì?

Dù đã nghe nhiều về tầm quan trọng của việc sử dụng các sản phẩm chống nắng nhưng chắc hẳn, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ chỉ số SPF/PA ở kem chống nắng là gì? Cách chọn kem chống nắng chuẩn nhất? Cụ thể, hai thông số này được định nghĩa như sau:

2.1 Chỉ số SPF ở kem chống nắng

Chỉ số SPF (viết tắt của Sun Protection Factor) là thông số đại diện giúp đo lường mức độ, khả năng chống lại tia UVB của mỗi loại kem chống nắng. Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ SPF tối thiểu phải đảm bảo là 15 và tối đa là 100. Theo định mức chung của Quốc tế, 1 SPF sẽ ngăn chặn được tác động của tia cực tím trong vòng 10 phút. Tương tự, chỉ số SPF từ 15 – 100 có thể bảo vệ làn da của bản trong khoảng 150 – 500 phút.

chỉ số spf kem chống nắng là gì
Chỉ số SPF dùng để đo lường mức độ chống UVB của kem chống nắng

2.2 Chỉ số PA ở kem chống nắng

Chỉ số PA (viết tắt của Protection Grade of UVA) là thông số dùng để đo lường khả năng hấp thụ và lọc bỏ tia UVA mà một loại kem chống nắng có thể đảm bảo. Đặc biệt, trên bao bì sản phẩm, chỉ số này sẽ được biểu thị cùng với các ký hiệu dấu +. Ví dụ như: PA+ có thể chống UVA ở mức trung bình (40 – 50%), PA++ chống UVA ở mức trên trung bình (60 – 70%), PA+++ chống UVA ở mức tốt (xấp xỉ 90%) và PA++++ có thể chống đến hơn 95% lượng tia UVA trong khí quyển.

chỉ số PAtrong kem chống nắng có ý nghĩa gì
Chỉ số PA biểu thị khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng

>>>Bạn đọc đừng bỏ lỡ: 

3. Cách lựa chọn kem chống nắng chuẩn nhất cho da

Từ những phân tích trên, có thể thấy cách lựa chọn kem chống nắng chuẩn nhất cho từng làn da chủ yếu phụ thuộc vào hai thông số chính: SPF và PA. Thế nhưng, trái với lầm tưởng của nhiều người rằng chỉ số SPF của sản phẩm càng cao thì mức độ chống tia cực tím càng hiệu quả, thực tế đã cho thấy nhận định này vốn không hoàn toàn đúng đắn. Việc đánh giá khả năng bảo vệ da của một dòng kem chống nắng liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nữa, do đó không phải cứ loại nào nhiều SPF thì sẽ đáng mua hơn.

cách lựa chọn kem chống nắng có chỉ số phù hợp
Người tiêu dùng nên sử dụng kem chống nắng có SPF phù hợp thay vì quá cao

Ngoài ra, việc sử dụng một loại kem chống nắng có chỉ số SPF và PA không phù hợp còn có thể gây tổn thương làn da, phản tác dụng hoặc nổi mụn.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, người tiêu dùng nên ưu tiên các dòng sản phẩm chống nắng có mức SPF dao động từ 30 – 50. Riêng những người có làn da bị mụn viêm, mụn sưng chỉ nên dùng kem chống nắng với SPF từ 15 – 30 để hạn chế tình trạng kích ứng ngoài mong muốn.

lựa chọn kem chống năng có chỉ số spf phù hợp cho da
Chỉ số SPF thích hợp nhất đối với kem chống nắng là từ 30 – 50

Mặt khác, những loại kem chống nắng có SPF ‘vượt trội’ từ 60 – 100 chỉ phù hợp để dùng cho những vùng da gặp tình trạng đặc biệt, chẳng hạn như da kích ứng với ánh nắng, da đang điều trị da liễu, thâm nám, đốm nâu,…

Bên cạnh đó, bạn cùng cần lưu ý thêm rằng: 

  • Thông thường, kem chống nắng với chỉ số SPF cao chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chống tia UVB nhiều hơn là chống tia UVA
  • Thời gian chống nắng của các dòng kem chống nắng có SPF cao hơn 60 không mấy chênh lệch so với loại có SPF 50. Chưa kể, chúng còn bám lại trên da lâu hơn, gây cảm giác bết dính, bít tắc lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn viêm và một số dấu hiệu lão hóa khác
  • SPF và PA phù hợp quan trọng hơn là SPF và PA cao
  • Nên chọn mua các loại kem chống nắng có tên tuổi, do thương hiệu uy tín độc quyền sản xuất
  • Thoa kem chống nắng ngay cả khi không ra nắng, khi ngồi làm việc trong nhà hoặc những ngày trời râm mát, âm u,…
Hãy bôi kem chống nắng thường xuyên ngay cả khi không ra nắng
Hãy bôi kem chống nắng thường xuyên ngay cả khi không ra nắng

Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài Chỉ số SPF/PA ở kem chống nắng là gì? Cách chọn kem chống nắng phù hợp và khoa học nhất. Hi vọng rằng những thông tin được đề cập sẽ giúp bạn tìm được một sản phẩm hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Xem thêm: 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM