Máy điều hòa không khí là thiết bị không thể thiếu trong các gia đình hiện nay. Nó không chỉ giúp làm mát mà còn có nhiều tác dụng trong lọc, làm sạch không khí. Tuy nhiên, điều hòa nhà bạn có dấu hiệu hoạt động kém hơn, thậm chí là tiêu hao nhiều điện năng hơn sau một thời gian sử dụng. Đặc biệt, nếu bạn không chăm sóc, bảo dưỡng điều hòa đúng cách thì những biểu hiện này càng nặng hơn.
Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ chia sẻ với các bạn những cách bảo dưỡng điều hòa hiệu quả, đúng cách nhằm tăng tuổi thọ và tận dụng tối đa chức năng của máy, cũng như tiết kiệm chi phí năng lượng tốt hơn.
Nội Dung Chính
1. Tại sao cần bảo dưỡng điều hòa?
Mặc dù tiêu hao nhiều điện năng hay làm việc kém hiệu quả có thể là do vấn đề tuổi thọ máy, thời gian sử dụng máy đã lâu. Thế nhưng, sự tích tụ của bụi bẩn cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của máy. Vì vậy, việc bảo dưỡng, bảo trì là cần thiết để đảm bảo máy bền, làm việc tốt và nhiều lợi ích khác. Cụ thể:
1.1. Kéo dài tuổi thọ máy
Khi một số bộ phận nhất định của máy điều hòa không khí không được làm sạch thường xuyên, toàn bộ thiết bị phải làm việc chăm chỉ hơn và sử dụng nhiều năng lượng hơn để tạo ra môi trường thoải mái, mát mẻ và sạch sẽ.
Việc bảo dưỡng máy điều hòa không khí thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích. Hầu hết các máy điều hòa có tuổi thọ từ 10 – 15 năm, việc bảo trì thường xuyên có thể đảm bảo nó hoạt động bình thường trong suốt vòng đời của nó mà không bị hỏng hóc.
1.2. Bảo dưỡng điều hòa giúp tạo không khí trong lành, sạch sẽ
Các thiết bị điều hòa không khí được bảo dưỡng tốt cũng đảm bảo chất lượng không khí tốt hơn. Nếu mở nắp máy ra, bạn có thể tìm thấy bụi trong đó. Nhưng khi máy điều hòa không khí được làm sạch hoặc máy mới có ít bụi hơn, thì các máy không được bảo dưỡng, bảo trì sẽ có nhiều bụi.
Bụi tích tụ có thể làm cho việc lọc không khí đạt hiệu quả thấp nhất và làm cho chúng lọt qua các bộ lọc, thải ra ngoài không khí – nơi bạn đang ở. Vệ sinh bộ lọc và bảo dưỡng máy lạnh đúng cách là cách giúp không khí luôn trong lành, đảm bảo cho gia đình bạn luôn khỏe mạnh.
1.3. Giảm chi phí sửa chữa đáng kể
Việc bảo dưỡng máy điều hòa định kỹ cũng giúp làm giảm chi phí sửa chữa tổng thể. Vì bạn có thể phát hiện ra các vấn đề sớm và xử lý nó ngay khi chưa “trở nặng”, trước khi nó gây hư hỏng cho toàn bộ máy.
1.4. Tiết kiệm điện năng, giảm tiêu hao năng lượng
Bảo dưỡng điều hòa đúng cách cũng giúp bạn đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm hóa đơn tiền điện đáng kê. Bởi khi các bộ lọc không khí bị tắc và giàn nóng, lạnh bẩn sẽ khiến cho máy tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để mang lại kết quả làm mát như mong muốn. Điều đó có nghĩa là, thiết bị điều hòa không khí sẽ khiến gia đình bạn tốn kém chi phí chi trả hóa đơn tiền điện nhiều hơn và thải ra lượng khí thải carbon lớn hơn.
3. Bước đơn giản để bảo dưỡng điều hòa hiệu quả, đúng cách
Thời điểm bảo dưỡng điều hòa tốt nhất là vào mùa xuân, khi mùa hè nóng bức sắp đến. Các công việc sẽ bao gồm kiểm tra cả các kết nối điện, quạt và làm sạch hệ thống. Hầu hết việc bảo trì máy thường cần sự hỗ trợ từ các kỹ thuật viên vì công việc này đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật điện lạnh. Tuy nhiên, các bạn có thể thực hiện theo một số bước rất đơn giản và không yêu cầu kỹ thuật viên thực hiện. Trang bị cho mình những kiến thức kỹ thuật cơ bản này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài.
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và ngắt nguồn điện
Trước khi tiến hành bảo dưỡng điều hòa, các bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như: Tua vít, dung dịch tẩy rửa cùng bình xịt, bơm tăng áp có vòi nước áp suất cao, khăn sạch – giẻ lau sạch, máy hút bụi mini cầm tay…
Sau khi có đầy đủ dụng cụ, các bạn cần rút nguồn điện cấp cho máy điều hòa để đảm bảo an toàn khi vệ sinh, bảo trì máy. Chờ từ 3 – 5 phút thì bắt đầu thực hiện kiểm tra máy.
3.2. Kiểm tra bộ lọc không khí
Máy điều hòa không khí sẽ làm mới không khí trong nhà theo một chu kỳ đều đặn. Sau khi nó đưa không khí mát vào nhà, sau đó nó sẽ thu thập không khí bên ngoài và chuyển nó trở lại qua hệ thống. Trước khi không khí đi ra ngoài, nó sẽ đi qua một bộ lọc không khí. Bộ lọc này sẽ giữ lại các hạt bụi và chất ô nhiễm trong không khí. Khi bộ lọc không khí chứa đầy các chất gây dị ứng và bụi, nó sẽ bị tắc nghẽn, làm hạn chế luồng không khí di chuyển đến bộ xử lý và khiến máy chạy không hiệu quả.
Chính vì vậy, nhiệm vụ bảo trì quan trọng nhất trong khâu đảm bảo trì máy điều hòa không khí là thay thế hoặc vệ sinh bộ lọc định kỳ. Bộ lọc bị tắc, bẩn làm giảm lưu lượng gió và giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống.
Thay bộ lọc không khí đã bị bẩn, bị tắc bằng một bộ lọc sạch hoặc rửa sạch bộ lọc có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng của máy điều hòa từ 5% đến 15%.
Một số loại bộ lọc có thể tái sử dụng, cũng có nhiều bộ lọc cần phải thay mới. Chúng có nhiều loại và hiệu quả lọc cũng khác nhau. Làm sạch hoặc thay thế bộ lọc hoặc bộ lọc của hệ thống điều hòa không khí hàng tháng hoặc hai tháng 1 lần sẽ giúp máy luôn hoạt động tốt. Bộ lọc có thể cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn nếu tần suất sử dụng máy liên tục, môi trường sống có nhiều bụi bẩn hoặc trong nhà bạn có vật nuôi như chó, mèo.
3.3. Vệ sinh dàn lạnh khi bảo dưỡng điều hòa
Bên cạnh việc vệ sinh dàn nóng, khi bảo dưỡng điều hòa, các bạn cần vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa. Với dàn lạnh, các bạn có thể dùng bình xịt với chất tẩy rửa và khăn sạch để vệ sinh, vừa giúp khử mùi vừa giúp làm sạch bụi bẩn.
Cùng với đó, các bạn có thể dùng bơm áp lực để phun nước rửa sạch quạt dàn lạnh, loại bỏ hết chất bẩn, bụi bặm bám trên quạt dàn lạnh. Cuối cùng là lau khô dàn lạnh và lắp đặt lại theo đúng vị trí.
Đừng quên vệ sinh vỏ máy luôn sạch sẽ sau khi đã hoàn tất quá trình vệ sinh dàn lạnh, bộ lọc không khí.
3.4. Kiểm tra gas của máy điều hòa
Gas hay còn gọi là môi chất làm lạnh, là chất được bơm vào máy nén cục nóng. Tác dụng của nó là chuyển nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp thải ra nơi có nhiệt độ cao hơn, đảm bảo cho căn phòng đạt mức nhiệt như cài đặt.
Khi bảo dưỡng điều hòa, các bạn cần kiểm tra xem bên trong máy còn bao nhiêu lượng gas. Quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, nếu nhận thấy không còn ẩm ướt, sờ vào không lạnh, gió thổi từ giàn nóng ra ngoài không nóng thì cần phải bổ sung thêm gas lạnh.
Đồng thời, các bạn cũng cần kiểm tra những mối nối, ống dẫn gas để đảm bảo không bị rò rỉ gas. Trường hợp đường ống dẫn có dấu hiệu bị nứt, vỡ, hư hỏng thì cần thay thế, sửa chữa ngay để đảm bảo máy làm lạnh hiệu quả, không tiêu hao gas.
3.5. Kiểm tra và vệ sinh dàn nóng
Trong một máy điều hòa không khí thông thường, bộ phận dàn nóng thường được đặt bên ngoài ngôi nhà của bạn, nơi đặt máy nén, quạt và các lá nhôm. Khi máy hoạt động, thiết bị này sẽ tản nhiệt ra xung quanh bằng cách thổi quạt qua các lá nhôm.
Thông thường, bạn sẽ thấy lá khô, túi nilon và các tạp chất khác bị mắc kẹt trong dàn nóng nếu như không thường xuyên vệ sinh và làm sạch nó.
Để vệ sinh giàn nóng, các bạn có thể sử dụng bàn chải hoặc chổi nhỏ quét sạch, loại bỏ tạp chất ra khỏi các cuộn lá nhôm và cánh quạt. Đảm bảo rằng không khí nóng có thể thổi ra ngoài.
Bạn không cần phải che đậy dàn nóng khi không sử dụng vì những thiết bị này đủ chắc chắn để chịu được nhiệt độ khắc nghiệt bên ngoài và khó bị hỏng hóc. Hãy nhớ ngắt nguồn điện cho thiết bị trước khi vệ sinh dàn nóng để đảm bảo nó không hoạt động khi bạn đang bảo trì.
3.6. Kiểm tra lại máy và chạy thử điều hòa
Sau khi hoàn thành hết các bước bảo dưỡng điều hòa, các bạn nên kiểm tra lại toàn bộ máy để kịp thời phát hiện các sai sót và xử lý ngay. Xem các ổ cắm điện, đường dây điện và cắm lại máy để chạy thử có tốt không. Nếu như máy làm việc bình thường thì quá trình bảo dưỡng máy điều hòa đã xong xuôi.
Việc của bạn lúc này là tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành, sạch sẽ mà chiếc điều hòa mang lại. Nhớ xem hóa đơn tiền điện của gia đình bạn có dấu hiệu ít hơn so với những tháng trước đó khi sử dụng cùng cường độ không nhé.
Trên đây là hướng dẫn bảo dưỡng điều hòa mà Vua Nệm muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng vào mùa hè nóng bức này, các bạn sẽ có không gian mát mẻ, dễ chịu với chiếc điều hòa của mình mà không tiêu tốn nhiều chi phí điện. Nếu chiếc máy điều hòa của bạn đã quá cũ thì tốt nhất là nên thay thế bằng một máy mới để đảm bảo vừa tiết kiệm điện vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt trong ngày hè.