Khám phá những giới hạn của cơ thể con người – Có thể bạn chưa biết!

CẬP NHẬT 23/10/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Nếu từng tìm hiểu về cơ thể, chắc hẳn bạn từng nghe đến Quy tắc 3. Đây là một trong số những lý thuyết nổi tiếng về giới hạn chịu đựng của con người. Chúng ta không thể nhịn thở quá 3 phút, nhịn uống nước quá 3 ngày và không thể nhịn ăn quá 3 tuần. Ngoài ra, có nhiều giới hạn khác mà chúng ta chưa thể khám phá hết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vua Nệm khám phá giới hạn của cơ thể nhé!

 Khám phá giới hạn của cơ thể

Khám phá giới hạn của cơ thể

1. Chúng ta có thể không ngủ bao nhiêu ngày?

Việc thiếu ngủ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng. Đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra do thiếu ngủ. Tuy nhiên, một cậu bé tên Randy Gardner, 17 tuổi, đã ghi danh mình vào kỷ lục Guiness bằng cách không ngủ trong 11 ngày.

Trong một trường hợp khác, người ta ghi nhận một người đàn ông tại Trung Quốc đã qua đời sau 11 ngày không ngủ. Tuy nhiên thời gian này, ông cũng có hút thuốc, uống rượu nên rất khó để xác định nguyên nhân gây tử vong. Vì lý do đạo đức nên người ta cũng không thể tiến hành các thí nghiệm tương tự để đưa ra kết luận chính xác.

Một nhóm các nhà khoa học tại đại học Chicago đã thực hiện thí nghiệm trên loài chuột. Họ làm nhiều cách để chúng không ngủ, đồng thời ghi lại những thay đổi trong cơ thể, tần sóng não. Sau thử nghiệm, kết quả cho thấy tất cả những con chuột được thử nghiệm đều không sống quá 20 ngày.

Trong quá trình này, cơ thể của những con chuột xuất hiện tình trạng đốt cháy calo quá mức dù không vận động và ăn uống bình thường. Từ thí nghiệm này, các nhà khoa học đã dự đoán con người không thể vượt qua 15 ngày không ngủ dù được ăn uống bình thường và nghỉ ngơi. Đây cũng được xem là giới hạn của cơ thể về việc không ngủ.

Các nhà khoa học đã dự đoán con người không thể vượt qua 15 ngày nếu không ngủ
Các nhà khoa học đã dự đoán con người không thể vượt qua 15 ngày nếu không ngủ

Đọc thêm: Điều gì xảy ra nếu bạn không ngủ liên tục trong 72 tiếng?

2. Giới hạn của cơ thể về nhiệt độ

Một báo cáo năm 1958 của NASA cũng đã chỉ ra rằng, chúng ta có thể sống trong môi trường có nhiệt độ dao động từ 4 – 35 độ C. Mức nhiệt độ tối đa có thể tăng lên nếu không khí có độ ẩm thấp. Bởi nếu không khí có độ ẩm thấp thì cơ thể sẽ dễ đổ mồ hôi hơn, từ đó giảm thân nhiệt.

Thông thường, nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài môi trường làm giảm thân nhiệt thì sẽ gây ra những ảnh hưởng rõ rệt. Cụ thể, thân nhiệt 35 độ C, chúng ta sẽ run tay chân và khó cử động. Nếu cơ thể nằm ở mức 32 độ C, chúng ta sẽ bất tỉnh, cơ thể không còn duy trì thân nhiệt.

Thông thường ở nhiệt độ 20 độ C, tim sẽ ngừng đập
Thông thường ở nhiệt độ 20 độ C, tim sẽ ngừng đập

Còn thân nhiệt chạm mức 28 độ C thì hơi thở giảm xuống và rối loạn nhịp tim. Cuối cùng, tim sẽ ngừng đập ở mức 20 độ C. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, người ta từng cứu sống một cô gái đi bộ trong thời tiết -20 độ C và thân nhiệt chỉ còn 16 độ C.

Mức nhiệt độ cao nhất mà cơ thể chịu đựng được đó là 42 độ C. Ở nhiệt độ này, cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy các protein cần thiết. Đối với lính cứu hỏa, khi đã được trang bị đầy đủ thì mức nhiệt tối đa có thể chịu đựng đó là 93 độ C.

3. Gia tốc tối đa con người có thể chịu đựng

Hiện nay, kỷ lục tốc độ bay đó là 11.270 km/h của NASA X-43A. Điều này chứng minh rằng cơ thể chúng ta có thể chịu được vận tốc rất lớn. Tuy nhiên với gia tốc lại khác, sự thay đổi đột ngột của vận tốc trong thời gian ngắn có thể tạo ra nội lực kinh khủng, khiến các cơ quan nội tạng bị tổn thương, thậm chí là ép nát cơ thể. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể chúng ta có thể chịu được gia tốc khoảng 4 – 8 G theo chiều dọc, nghĩa là đầu đến chân (trong đó G là trọng lực, lực hấp dẫn của Trái đất khoảng 9,8m/s2), trước khi máu bị dồn hết về một phía. Còn nếu theo chiều ngang, cơ thể có thể chịu được 14G trước khi nội tại bị tổn thương. 

Đối với chiều từ trước ra sau cơ thể thì chúng ta có thể chịu đựng được gia tốc lớn nhất bởi lúc này có lồng ngực bảo vệ. Năm 1950, người ta thực hiện một nghiên cứu quân sự bằng cách cho con người điều khiển chiếc xe trượt tuyết gắn động cơ tên lửa, lúc này cơ thể chịu được gia tốc lên đến 45G theo hướng trước ra sau. Nghĩa là chiếc xe tăng từ 0 đến 1000 km/h nhưng cơ thể vẫn an toàn. 

Dựa trên nhiều thí nghiệm, các nhà khoa học ước tính con người sẽ không thể chịu quá 50G. Từ đó nghiên cứu và phát triển các loại tàu vũ trụ, máy bay an toàn cho cơ thể.

4. Giới hạn của cơ thể về áp suất

Con người có giới hạn nhất định về áp suất. Vậy nên chúng ta không thể lặn sâu dưới đáy đại dương như cá bởi áp suất của nước là vô cùng lớn. Với người bình thường, chúng ta có thể lặn sâu 18m. Còn kỷ lục thế giới về áp suất chịu đựng được của cơ thể dưới đại dương hiện nay đó là 85m. Để làm được điều này, con người cần trải qua quá trình luyện tập gắt gao để giảm tuần hoàn máu, tăng cường thể tích phổi tối đa.

Còn khi ở trên bờ, càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm và không khí càng loãng, điều này làm cho việc hô hấp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể có thể chịu được độ cao tối đa khoảng 7,900m mà không cần bình dưỡng khí.

Kỷ lục thế giới về áp suất chịu đựng được của cơ thể dưới đại dương hiện nay đó là 85m
Kỷ lục thế giới về áp suất chịu đựng được của cơ thể dưới đại dương hiện nay đó là 85m

5. Một số giới hạn của cơ thể khác

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu mà vẫn bình thường?

Theo các chuyên gia, người bình thường có khoảng 3,8 đến 5,6 lít máu. Nếu cơ thể mất đi khoảng 15% lượng máu thì vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu mất đi một lượng máu lớn hơn, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều thay đổi như tim đập nhanh, chóng mặt. Cụ thể, nếu mất 40% máu thì tim bắt đầu loạn nhịp, nếu mất 50% máu thì trái tim sẽ không còn chịu được và dẫn đến tử vong.

Lượng nước nạp vào cơ thể tối đa

Nước rất quan trọng với cơ thể và hơn 70% cơ thể chúng ta là nước. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước, chúng ta có thể mất mạng. Theo nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng lượng nước tối đa nạp vào cơ thể là 10 lít/1 giờ. Đây là mức an toàn để không làm loãng các chất điện giải trong cơ thể, dẫn đến co giật và nguy cơ tử vong.

Theo nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng lượng nước tối đa nạp vào cơ thể là 10 lít/1 giờ
Theo nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng lượng nước tối đa nạp vào cơ thể là 10 lít/1 giờ

Đọc thêm: Những lợi ích khi uống nước đúng cách và khoa học mỗi ngày

Độ lớn âm thanh cơ thể chịu được

Đơn vị đo độ lớn âm thanh là decibel. Tại các làng quê yên tĩnh, độ lớn âm thanh khoảng 30dB, một buổi trình diễn nhạc rock có độ lớn âm thanh khoảng 120dB. Các chuyên gia cho rằng, âm thanh lớn nhất mà con người có thể nghe là khoảng 160dB. Nếu âm thanh vượt qua mức này, màng nhĩ có thể bị rách. Trường hợp âm thanh vượt quá 200dB thì các sóng âm có áp lực rất lớn, có thể làm vỡ phổi, đẩy không khí vào các mạch máu gây ra nghẽn các mạch máu dẫn tới tử vong.

Mức cường độ dòng điện tối đa con người có thể chịu đựng

1mA có thể khiến chúng ta cảm thấy tê tê, nhưng 200mA có thể dẫn đến tử vong. Như vậy, mức điện áp có thể cướp đi tính mạng được xác định là 200V (da ướt) và 20.000V (da khô).

Con người có sức chịu đựng phi thường tuy nhiên vẫn có những giới hạn nhất định. Hy vọng với bài viết về giới hạn của cơ thể mà Vua Nệm tổng hợp trên đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Vua Nệm để biết thêm nhiều chủ đề hấp dẫn và mới mẻ nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.