Trẻ nhỏ từ giai đoạn sơ sinh đến khi tập đi sẽ trải qua tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở một thời điểm nào đó. Mặc dù đây là một vấn đề hoàn toàn tự nhiên, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, cũng như khiến bố mẹ cảm thấy mệt mỏi vì phải thức khuya chăm con.
Vậy làm sao để giúp bé yêu dễ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn? Cùng Vua Nệm khám phá ngay các bài tập giúp ích cho giấc ngủ của bé cũng như một số bí quyết để bé đạt được giấc ngủ dài và ngon giấc nhé!
Nội Dung Chính
1. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào là bình thường?
Trong sáu tháng phát triển đầu tiên, nếu con bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi đây là một điều bình thường ở trẻ. Trẻ có thể tỉnh giấc giữa đêm do đói hoặc do giấc ngủ bị làm phiền bởi những thay đổi nhỏ trong môi trường.
Vì thế, muốn biết trẻ có đang ngủ đủ giấc hay không, có cần điều chỉnh thời gian ngủ cho con hay không, bạn có thể ước lượng thời gian cần thiết cho giấc ngủ của bé dựa vào bảng chi tiết sau:
Độ tuổi của bé | Tổng số giờ ngủ trong một ngày | Tổng số giờ ngủ ban đêm | Tổng số giờ ngủ ban ngày |
Trẻ sơ sinh | 16 | 8 – 9 | 7 – 8 |
1 tháng tuổi | 15,5 | 8 đến 9 | 7 |
3 tháng tuổi | 15 | 9 đến 10 | 4 đến 5 |
6 tháng tuổi | 14 | 10 | 4 |
9 tháng tuổi | 14 | 11 | 3 |
12 tháng tuổi | 14 | 11 | 3 |
18 tháng tuổi | 13,5 | 11 | 2,5 |
24 tháng tuổi | 13 | 11 | 2 |
2. Vì sao bé khó ngủ, hay mất ngủ vào buổi tối?
Nếu sau một vài ngày quan sát và mẹ nhận thấy, bé yêu ngủ ít hơn rất nhiều so với tổng thời gian ngủ trung bình của bé hoặc mẹ rất khó để dỗ bé đi ngủ, rất có thể là do bé đã gặp một số “trục trặc” liên quan đến giấc ngủ. Bạn cần tìm ra nguyên nhân vì sao bé lại khó ngủ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp giúp con ngủ ngon giấc hơn.
Một số lý do dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể kể đến như:
2.1. Trẻ ngủ quá nhiều vào buổi trưa
Khi bạn cho con ngủ quá nhiều vào buổi trưa, vào buổi tối, cơ thể của bé sẽ không cảm thấy buồn ngủ và không phát tín hiệu cho não rằng đã đến giờ đi ngủ. Vì thế, lúc này trẻ sẽ ngủ muộn hơn vào ban đêm và khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng.
2.2. Trẻ bị buộc phải đi ngủ quá sớm
Vì bé khó ngủ nên bố mẹ thường muốn cho con đi ngủ sớm để “trừ hao thời gian”. Nếu thông thường 9 giờ mới là giờ ngủ của bé thì bây giờ, bạn cho con đi ngủ lúc 8 giờ để chờ con từ từ chìm vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, đây là một cách cho bé ngủ sai mà bố mẹ không nên thực hiện. Việc ép trẻ phải đi ngủ quá sớm khi con chưa buồn ngủ có thể khiến con chỉ ngủ được một giấc ngắn sau đó thức dậy và quấy khóc vào lúc nửa đêm.
2.3. Không gian phòng ngủ không đảm bảo
Không gian phòng ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì thế, để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn, bạn nên chú ý đến các yếu tố của phòng ngủ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ của trẻ.
Nếu nhiệt độ quá cao, trẻ sẽ dễ bị nóng, cảm thấy bí bách, ngứa ngáy và không thể ngủ ngon được. Ngược lại, nếu nhiệt độ phòng quá lạnh, bé cũng dễ cảm thấy rét dẫn đến ngủ không sâu giấc và còn có nguy cơ bị cảm lạnh.
Ngoài ra, nếu phòng ngủ của bé nằm gần phòng khách hoặc các khu vực nhiều tiếng ồn, phòng ngủ quá sáng cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn.
2.4. Bé còn đói hoặc quá no
Còn đói hoặc quá no đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ khó có thể ngủ ngon được. Khi no, bé dễ gặp phải tình trạng căng bụng, nôn trớ sữa khiến cơ thể bé cảm thấy khó chịu.
Ngược lại, khi bé đói, bé sẽ khóc như một tín hiệu cho mẹ biết bé cần bú sữa. Và chắc chắn khi chưa được cho bú thì bé sẽ không thể nằm yên và ngủ ngon như bạn mong muốn.
3. Các bài tập giúp ích cho giấc ngủ của bé
Những động tác đơn giản này có thể giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn cũng như ngủ ngon hơn. Bạn có thể áp dụng các bài tập này hằng ngày, trước khi bé đi ngủ đấy nhé!
3.1. Bài tập 1
Với bài tập này, bạn cần đặt trẻ trên đùi hoặc trên chăn sao cho trẻ nằm ngửa đối diện với bạn. Trong khi đỡ vai và đầu bằng hai tay, bạn hãy từ từ nâng cơ thể của bé lên về phía bạn. Khi bé có thể tự ngẩng đầu lên, bạn có thể giữ tay để kéo cơ thể bé theo tư thế thẳng đứng.
3.2. Bài tập 2
Đặt trẻ nằm sấp trong lòng bạn. Sau đó, từ từ di chuyển chân của bạn lên xuống và sang hai bên. Sự thay đổi nhẹ này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Đây là một bài tập khá đơn giản nên bạn có thể cùng bé thực hiện mỗi ngày đấy nhé!
3.3. Bài tập 3
Đặt bé nằm nghiêng với hai chân hơi cong về phía trước bằng vị trí của phần hông và giữ nguyên vị trí trong vài phút. Tư tế này giúp bé đưa hai tay lại gần nhau để nhìn tay mình hoặc ngậm tay. Theo đó, trẻ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn nên sử dụng một tấm chăn cuộn tròn lại hoặc một chiếc gối ôm kê ở sau lưng bé. Điều này hạn chế tình trạng bé thay đổi tư thế và quay lại tư thế nằm ngửa.
3.4. Bài tập 4
Nếu muốn bé ngủ ngon hơn, bạn có thể đặt đồ chơi nhỏ lên chăn vừa tầm với của bé. Như vậy, bé sẽ chủ động vươn tay ra để lấy đồ chơi. Việc vươn tay và vận động nhẹ trước khi ngủ chính là bí quyết để bé ngủ ngon hơn đấy nhé.
3.5. Bài tập 5
Trước khi cho bé đi ngủ, bạn có thể đặt bé ở nhiều tư thế khác nhau, chẳng hạn như nằm nghiêng, ngửa hoặc nằm sấp để khuyến khích nhiều chuyển động hơn. Càng chuyển động nhiều thì bé sẽ càng dễ ngủ ngon giấc hơn.
4. Một số bí quyết giúp bé ngủ ngon hơn
4.1. Xây dựng thời gian biểu cho bé
Để tránh tình trạng bé đã ngủ quá nhiều vào buổi trưa hoặc bé bị mẹ cho đi ngủ quá sớm vào buổi tối, bạn nên xây dựng cho bé một thời gian biểu cụ thể và tập cho bé quen với khung thời gian này. Như vậy, vào đúng giờ, cơ thể bé sẽ tự phát ra tín hiệu đã đến lúc cần đi ngủ, bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và không còn tình trạng giật mình giữa đêm nữa.
Trong quá trình tập cho bé ngủ, bạn có thể can thiệp nhẹ vào giấc ngủ của bé bằng cách vỗ về bé, gọi bé dậy nếu cảm thấy bé đã ngủ trưa quá nhiều.
4.2. Tạo môi trường lý tưởng
Đầu tiên, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, khoảng 28 độ C. Khi bố trí không gian phòng ngủ cho bé, mẹ nên chú ý chọn nơi có không gian yên tĩnh, không có quá nhiều âm thanh, tiếng ồn. Ngoài ra, khi cho bé ngủ, mẹ nên tắt đèn để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn mẹ nhé.
4.3. Canh thời gian cho bé bú
Một lưu ý nhỏ cho bạn khi chăm sóc bé chính là có thể cho bé bú sữa trước khi ngủ từ 30-45 phút. Thời gian này giúp bé có độ tiêu hóa vừa phải lượng sữa vừa nạp vào cơ thể khiến bé không bị đầy bụng, căng tức bụng dẫn đến không ngủ được. Điều này còn hạn chế tình trạng bé khó đi vào giấc ngủ do đang đói.
4.4. Hát ru cho bé
Những lời ru êm ả của mẹ chính là một giải pháp để bé yêu ngủ ngon hơn. Vì thế, bên cạnh những bài tập giúp ích cho giấc ngủ của bé, bạn có thể hát ru và vỗ về bé trong khoảng 10 – 15 phút.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng bé quen với việc được mẹ hát ru dẫn đến quấy khóc mỗi tối khi không nghe mẹ hát ru, bạn chỉ nên áp dụng cách này khi bé khó ngủ thay vì thực hiện thường xuyên mỗi ngày bạn nhé!
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, hãy cố gắng duy trì các bài tập giúp ích cho giấc ngủ của bé cũng như các biện pháp để bé ngủ ngon hơn, từ đó giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất bạn nhé!
Thêm nguồn tham khảo nhé em!
Nguồn tham khảo: https://www.parents.com/baby/sleep/tips/baby-exercises-that-can-help-her-sleep/