Đã có rất nhiều vụ tự sát xảy ra mà nguyên nhân sâu xa chính là do stress. Stress là tình trạng căng thẳng thần kinh mỗi khi phải chịu quá nhiều áp lực cùng một lúc. Có những người thần kinh vững vàng sẽ vượt qua nhanh chóng. Tuy nhiên cũng có người sẽ không thể thoát khỏi và có những hành động đáng tiếc. Để hiểu rõ hơn stress là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị, mời bạn cùng Vua Nệm đọc bài viết bên dưới.
Nội Dung Chính
1. Khái niệm stress là gì
Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do cơ thể phải chịu nhiều áp lực hoặc cố gắng thích nghi với điều gì đó. Triệu chứng của stress rất đa dạng và được thể hiện qua cảm xúc, hành vi, tinh thần và thể chất.
Khi thấy stress, cơ thể con người bắt đầu tăng sinh một số loại hormone dẫn đến các thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Tùy thuộc vào mức độ stress và ngưỡng chịu đựng của mỗi người mà các triệu chứng sẽ khác nhau.
Nhìn chung, một khi đã rơi vào trạng thái stress, sức khỏe và cuộc sống cảu bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học thì stress nhẹ cũng có khả năng kích thích khả năng cải thiện độ tập trung và kết quả công việc.
Stress có thể là tình trạng tạm thời nhưng cũng có thể diễn ra trong thời gian dài. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, stress còn là nguyên nhân gây ra các chứng rối loạn tâm thần. Vào năm 2017, thống kê cho thấy có khoảng 15% dân số Việt Nam chuyển từ stress sang các chứng rối loại tâm lý khác.
2. Tại sao chúng ta stress?
2.1. Sang chấn tâm lý
Biến cố tâm lý gây tổn thương tinh thần nghiêm trọng cho một người có thể là nguyên nhân dẫn đến stress. Tình trạng này diễn ra dài hay ngắn tất cả đều tùy thuộc vào ngưỡng chịu đựng của từng cá thể.
Trong cuộc sống, có rất nhiều lý do dẫn đến biến cố tâm lý, điển hình nhất là việc mất đi người thân. Ngoài ra, sau khi sinh con, phụ nữ cũng rất dễ bị stress vì ám ảnh cơn đau và thay đổi nội tiết tố.
2.2. Duy trì lối sống không lành mạnh
Duy trì lối sống không lành mạnh có thể đưa bạn vào tình trạng căng thẳng kéo dài. Những dấu hiệu của lối sống không lành mạnh bao gồm:
- Tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo, đường, thậm chí việc dư đạm cũng gây ức chế thần kinh.
- Chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đúng giờ, không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều.
- Lười tập thể thao, vận động.
- Thường xuyên sử dụng đồ uống chứa nhiều chất kích thích như cà phê, rượu bia,…
- Làm việc quá sức, hơn 8 tiếng mỗi ngày.
2.3. Áp lực từ người xung quanh
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tình trạng stress của một cá thể lại bắt nguồn từ nhiều cá thể khác. Theo đó, sự tiêu cực của các thành viên trong gia đình, bạn bè, thầy cô hay đồng nghiệp cũng khiến tâm trạng chúng ta bị ảnh hưởng. Về lâu dài, những cảm xúc tiêu cực ấy dồn nén và chèn ép hệ thần kinh gây stress.
Không chỉ có vậy, việc một ai đó phải chịu sự bắt nạt, nói xấu, lên án, trách phạt,… đến từ những người xung quanh cũng là nhân hình thành căng thẳng. Nếu tình trạng ấy cứ kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ quả khó lường, nhất là dẫn đến chứng trầm cảm và thậm chí là tử vong.
2.4. Ảnh hưởng của công nghệ
Theo kết quả nghiên cứu của một số cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng bộ não sẽ tiết ra dopamin mỗi khi chúng ta dùng mạng xã hội. Điều đáng nói ở đây là dopamin rất dễ gây nghiện. Cứ như vậy, càng nhiều người bị phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ như điện thoại hoặc máy tính. Hệ quả là chất lượng cuộc sống bị giảm sút trầm trọng.
Ngoài ra, việc não bộ phải tiếp nhận quá nhiều thông tin cũng như hình ảnh từ mạng xã hội cũng khiến nó chịu căng thẳng. Nghiện công nghệ khiến bạn không còn nhiều thời gian để nghỉ ngơi và vận động thể chất. Chính những điều này làm bạn bị stress và gặp nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
3. Stress được nhận biết như thế nào?
3.1. Thông qua biểu hiện cảm xúc
Khi bị stress, bạn rất dễ trở nên nhạy cảm với mọi thứ diễn ra xung quanh. Trong khoảng thời gian này, các cảm xúc sẽ bùng phát bất chợt nếu có những tác động vượt quá mức chịu đựng của cơ thể. Người bị stress thường có hàng loạt biểu hiện cảm xúc như:
- Dễ khóc mà không có bất cứ nguyên nhân nào.
- Thiếu kiên nhẫn và thường nổi nóng, cáu gắt.
- Cảm xúc không ổn định.
- Vô cảm, thường xuyên cảm thấy lo âu.
- Lơ là về ngoại hình.
- Bỏ bê việc vệ sinh cá nhân, nhà cửa,…
3.2. Thông qua biểu hiện tâm thần
Về mặt tâm thần, stress gây ra một số triệu chứng thường gặp như:
- Hay quên, mất tập trung, lú lẫn.
- Thường xuyên sống trong sự sợ hãi không lý do.
- Bị mất phương hướng, không thể nhanh chóng đưa ra quyết định.
- Nhìn mọi vấn đề dưới ánh mắt bi quan, tiêu cực.
- Thường xuyên mơ thấy ác mộng.
- Luôn có cảm giác mình là người có lỗi trong mọi vấn đề.
3.3. Thông qua biểu hiện hành vi
Nếu quan sát thấy ai đó có những hành vi bên dưới, có thể họ đang chịu nhiều căng thẳng trong cuộc sống:
- Ăn quá nhiều hoặc chán ăn.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều hơn.
- Lúc nào cũng bồn chồn lo lắng không yên.
- Cắn móng tay, ánh mắt đờ đẩn, miệng nói thầm một mình.
- Rối loạn lo âu về các chứng bệnh.
3.4. Thông qua biểu hiện thể chất
Khi phát hiện cơ thể đang bị stress, các cơ quan trong hệ bài tiết bắt đầu có phản ứng. Hệ quả của việc này chính là sự gia tăng các hormone như testosterone, cortisol, adrenaline,… Chính vì vậy, không chỉ ảnh hưởng tinh thần, stress còn khiến thể chất xuất hiện những triệu chứng gồm:
- Uể oải, mệt mỏi, giảm năng lượng
- Mí mắt co giật liên tục.
- Cảm thấy hồi hộp, đôi khi thở chậm.
- Run chân run tay, đổ mồ hôi trộm.
- Chóng mặt, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, đau vai gáy,…
- Mắc các chứng rối loạn tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, khó tiêu,…
4. Cách thoát khỏi stress
4.1. Suy nghĩ tích cực
Thay vì nhìn mọi việc dưới lăng kính tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh suy nghĩ để tìm thấy điểm tích cực của vấn đề. Ví dụ như bạn cảm thấy tồi tệ khi bản thân bị mắc Covid-19, tuy nhiên điều tốt đẹp chính là bạn vẫn được cứu chữa và sống sót, trong khi nhiều người đã ra đi.
4.2. Duy trì lối sống lành mạnh
Xây dựng một thực đơn cắt giảm bớt chất béo có hại và tăng cường nhiều rau xanh sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn mỗi ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể cải thiện tâm trạng bằng cách theo đuổi bất cứ môn thể thao nào mang lại hứng thú. Lối sống lành mạnh còn được hình thành bằng việc đi ngủ đúng giờ và đủ giấc mỗi ngày.
4.3. Sử dụng nhiều biện pháp thư giãn
Thư giãn chính là chìa khóa hóa giải tình trạng căng thẳng mà bạn đang gặp phải. Hãy bắt đầu với việc dễ nhất là rời xa công việc và ngâm mình trong bồn nước ấm cùng tinh dầu và hoa hồng. Tận hưởng sự sảng khoái trong không khí có hương thơm của nến cũng là cách để xua tan stress hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể tìm thấy sự thoải mái tại các spa có dịch vụ massage toàn thân. Ngồi thiền hiện nay cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng khi gặp căng thẳng trong cuộc sống.
>> Xem thêm:
- Top 16 đồ chơi giảm stress giúp bạn đẩy lùi căng thẳng
- Cách làm giảm stress cho bà bầu hiệu quả, có thể áp dụng ngay
Lời kết
Stress là gì đã được làm rõ trong bài viết chi tiết bên trên. Hy vọng rằng khi biết được nguyên nhân gây ra stress, mỗi người trong chúng ta sẽ biết cách để bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Quan trọng hơn, đừng biến bản thân trở thành nguyên nhân khiến bất cứ ai bị stress bạn nhé!