Bias hay Stan là những cụm từ được sử dụng khá phổ biến với những bạn là fan Kpop chính hiệu. Vậy Bias là gì? Stan là gì? Phân biệt Stan và Bias trong Kpop như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay chủ đề thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Bias là gì?
Cho những ai chưa biết thì Bias là cụm từ được dùng để chỉ thành viên mà họ yêu thích trong các nhóm nhạc thần tượng Kpop của Hàn Quốc. Những fan hâm mộ này có thể Bias một người đơn giản vì họ ấn tượng về tài năng, gu thời trang, nhan sắc, lối ứng xử,… của thần tượng đó. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà những fan hâm mộ này không xem trọng hay bỏ qua các thành viên còn lại trong nhóm. Chỉ là Bias dù sao cũng là thành viên mà họ yêu thích và tôn trọng nhất trong nhóm, nên tình cảm dành cho họ sẽ đặc biệt hơn một chút mà thôi.
Hiện nay, thuật ngữ Bias được sử dụng khá phổ biến và không còn xa lạ gì với cộng đồng fan Kpop. Ví dụ, nếu bạn là fan hâm mộ của NCT và trong đó thành viên mà bạn yêu thích cũng như ngưỡng mộ nhất là Mark. Thì Bias của bạn trong nhóm NCT chính là Mark.
2. Stan là gì?
Stan cũng là một thuật ngữ khá quen thuộc với những fan Kpop. Trong ngành công nghiệp giải trí này thì Stan là một từ lóng được ghép bởi 2 từ là stalker và fan. Trong đó:
- Stalker: chỉ những người luôn quan tâm, hóng chuyện, theo dõi quá mức vào một vấn đề nào đó.
- Fan: là từ chỉ những người hâm mộ, dành hết tình cảm của mình cho một ai đó hay một nhóm nhạc nào đó,…
Như vậy, nếu ghép lại 2 từ này với nhau thì Stan sẽ dùng để chỉ người hâm mộ cuồng nhiệt của một nhóm nhạc hay một idol nào đó. Đôi lúc, những Stan có thể thực hiện những hành vi hơi thái quá và thời gian của họ hầu hết chỉ dành để theo dõi hoặc quan tâm đến idol của mình.
Stan được cho là có nguồn gốc từ bài hát “Stan” của rapper Eminem, được ra mắt vào năm 2000. Nội dung của bài hát ám chỉ những fan hâm mộ cuồng loạn và mất hết lý trí.
3. Phân biệt giữa Bias và Stan
Chỉ nghe qua về khái niệm thì có thể bạn sẽ hiểu lầm là Bias và Stan có ý nghĩa tương tự với nhau. Tuy nhiên trên thực tế, 2 khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, nếu không muốn nói là vô cùng tách biệt.
3.1. Về định nghĩa
- Stan: để chỉ những người hâm mộ luôn theo dõi và ủng hộ thần tượng hết mình.
- Bias: dùng để chỉ những người hâm mộ có sự yêu thích và thiên vị với một thành viên cụ thể nào đó.
3.2. Về mức độ cuồng nhiệt
Stan đôi khi được xem là fan cuồng với những suy nghĩ và hành động mang hơi hướng tiêu cực. Trong khi đó, Bias lại được dùng để gọi những fan hâm mộ chân chính, luôn có những cử chỉ và hành động tốt đẹp với idol.
4. Một số cụm từ liên quan đến Bias khác
Ngoài ý nghĩa phổ biến ở trên thì từ Bias còn được ghép với một số cụm từ khác để tạo thành các từ có ý nghĩa như:
4.1. Lật Bias
Lật Bias là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây trong cộng đồng fan Kpop. Thông thường, cụm từ này được sử dụng để ám chỉ việc một người thay đổi thần tượng của mình để yêu thích một người khác.
Ví dụ: ban đầu bias của bạn là Jeno của NCT vì anh ấy đẹp trai, hát hay,… nhưng tình cờ trong quá trình theo dõi nhóm nhạc này, bạn phát hiện ra Mark vừa rap giỏi lại đáng yêu. Vì vậy, bạn quyết định lật Bias từ Jeno sang Mark.
4.2. Ultimate bias là gì?
Ultimate được hiểu nghĩa đơn giản là quan trọng, tốt nhất. Do đó, Ultimate bias là cụm từ để chỉ thần tượng mà bạn xem trọng hay thần tượng mà bạn yêu thích nhất trong danh sách Bias của bạn.
Ví dụ: bạn Bias rất nhiều thần tượng như Jeno, Mark, Jaemin,… nhưng trong số đó Mark là thành viên bạn yêu thích nhất. Nên có thể nói rằng, Mark chính là Ultimate bias của bạn.
4.3. Card bias
Card bias là bức ảnh thu nhỏ có hình thần tượng mà bạn đang yêu thích. Hiện nay, Card bias được bán khá phổ biến trên thị trường. Đó có thể là những hình ảnh được in theo yêu cầu hoặc có sẵn trong những cuốn album mà nhóm nhạc đó phát hành. Thông thường, fan hâm mộ thường dùng Card bias để trang trí phòng, góc làm việc, hoặc bỏ theo túi,….
Hiện nay, văn hóa sưu tầm Card bias ngày càng trở nên phổ biến và được xem là sở thích của không ít fan hâm mộ. Dẫu vậy, việc sưu tầm Card bias chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là những idol sở hữu lượng fan đông đảo. Bởi Card bias thường được phát hành ngẫu nhiên bên trong các album. Do đó, bạn không thể biết trước được mình sẽ nhận được Card của thành viên nào.
Để có thể nhận được Card bias yêu thích thì các fan thường tổ chức “trade card” trên các hội nhóm Facebook hay Instagram. Thậm chí, nếu Card bias đó quá hiếm thì họ còn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu chúng.
4.4. Bias + Tên nhóm nhạc
Bias + Tên nhóm nhạc là cụm từ dùng để chỉ những nhóm nhạc mà bạn yêu thích và thần tượng nhất ở thời điểm hiện tại. Ví dụ, Bias NCT nghĩa là NCT là nhóm nhạc mà bạn yêu thích nhất hiện nay,…
4.5. Bias Wrecker
Bias Wrecker (tạm dịch: kẻ chen chân) là thuật ngữ dùng để chỉ thành viên nào đó trong nhóm nhạc mà bạn Bias bắt đầu gây ấn tượng hơn và có khả năng đe dọa vị trí Bias trước đó. Dẫu vậy, sức ảnh hưởng của Bias Wrecker vẫn chưa đủ để bạn chuyển hướng thành Bias.
4.6. Bias List
Bias List dùng để chỉ danh sách những ngôi sao những idol mà bạn đều Bias. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể yêu thích cùng lúc nhiều thần tượng hay idol cùng một lúc,…Wrecker luôn sẵn sàng đe dọa vị trí của Bias trong lòng của bạn đấy
4.7. Cognitive Bias
Cognitive Bias là một khái niệm không hề liên quan gì đến với thần tượng Kpop. Trên thực tế, thuật ngữ này có khá nhiều ý nghĩa và cách lý giải khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có khái niệm đơn giản nhất mà bạn có thể hiểu đó là thành kiến có tính thiên vị. Thực chất đây là một sai lầm có tính hệ thống so với những chuẩn mực nhận thức bấy lâu của con người.
>> Xem thêm: Visual là gì? Vị trí và vai trò của Visual trong nhóm nhạc Kpop
Qua bài viết dưới đây, bạn đã biết Bias là gì? Stan là gì? cũng như phân biệt 2 khái niệm Stan và Bias trong văn hóa Kpop của Hàn Quốc hay chưa? Hy vọng sau những chia sẻ trên của Vua Nệm, bạn đã hiểu thêm về những khái niệm quen thuộc với Kpop hiện nay.