Thần Tài là 1 vị thần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam với trọng trách cai quản tiền bạc, tài lộc cho gia đình. Chính vì thế, việc thờ cúng vị thần này luôn được các đình chú ý sao cho chu đáo, vẹn toàn nhất có thể. Nhưng cũng có một số gia đình vì lý do riêng mà không thể tiếp thờ Thần Tài nữa.
Lúc này gia chủ nên giải xá ban Thần Tài. Bởi vì bàn thờ Thần Tài là chốn thờ cúng thiêng liêng nên không gia đình gặp lúng túng, phân biết không biết nên bỏ bàn thờ Thần Tài thế nào cho đúng cách, không mạo phạm Ngài mà rước xui xẻo vào thân. Vì vậy bài viết dưới đây Vua Nệm sẽ hướng dẫn các bạn cách bỏ bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất.
Nội Dung Chính
1. Ý nghĩa bàn thờ Thần Tài trong văn hóa người Việt
Thần Tài là 1 vị thần chủ về cai quản tiền bạc, tài lộc cho các gia đình. Do đó, vị thần gắn liền với đời sống của người Việt, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thương nghiệp, đẩy mạnh mở rộng làm ăn buôn bán thương mại.
Bàn thờ Thần Tài là 1 khu vực linh thiêng và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa, người ta đã tin rằng việc dựng bàn thờ cúng Thần Tài sẽ đem lại sự tài lộc, sung túc cho gia đình, đặc biệt là công việc làm ăn của gia chủ.
Việc lập bàn thờ Thần Tài hay bỏ bàn thờ Thần Tài đều có các quy tắc riêng. Gia chủ cần tìm hiểu ký những điều nên và không nên khi dỡ bở bàn thờ Thần Tài để tránh phạm phải các điều cấm kỵ trong phong thủy, rước vận xui cho gia đình.
2. Hướng dẫn cách bỏ bàn thờ Thần Tài chuẩn nhất
Vì lí do nào đó bạn không tiếp tục thờ cúng Thần Tài nữa thì cần tham khảo cách bỏ bàn thờ chuẩn nhất, chứ không nên tùy tiện tháo gỡ. Dưới đây là các bước thực hiện bỏ bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy:
Bước 1: Chọn ngày giải hóa, tháo bỏ bàn thờ:
Tuyệt đối không nên chọn đại một ngày tiến hành tháo bỏ, bạn nên chọn ngày giờ tốt. Ngày tính theo lịch âm. Có như vậy, gia chủ mới tiễn các vị phải phép, không mạo phạm.
Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng ban Thần Tài
Lễ vật cúng cần chuẩn bị 1 cách tươm tất, chu toàn để thiện lòng tôn kính, biết ơn đối với các vị. Bao gồm:
– Trầu cau
– Hoa tươi.
– Tiền vàng.
– 1 đĩa Gạo, đĩa muối, 1 cốc nước và 1 chai rượu trắng.
– 1 Mâm ngũ quả.
– Đèn hoặc nến.
– 1 đĩa xôi, 1 đĩa giò.
Bước 3: Giải xá
Gia chủ thắp hương, vái 3 vái trước bàn thờ Thần Tài. Sau đó khấn xin các vị cho phép được giải xá bàn thờ Thần Tài. Nếu gia chủ chuyển ban Thần Tài về vị trí mới thì khi khấn, đồng thời khấn mời các ngài về an vị tại ban Thần Tài mới.
Nội dung bài khấn như sau”
“Nam mô A di đà phật! ( 3 lần, 3 vái)
+ Con kính lạy ngài Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
+ Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân.
+ Con kính lạy Ngũ phương, Ngũ thổ Long thần
+ Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiên.
+ Con kinh lạy các ngài thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Bước 4: Đọc bài văn khấn cúng lễ hóa bỏ bàn thờ Thần Tài
Hôm nay là ngày……tháng……năm……………………………………………
Tín chủ con là…………………..Cùng các con cháu trong gia đình.
Ngụ tại:…………………………………………………………………………..
Lý do……………………………….nên không thể thường xuyên hương khói phụng thờ. Vì vậy, hôm nay chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả bày lên trước án.
Trước là để tạ ơn công đức của chi vị Thần Tài, Thổ địa. Sau là xin được làm lễ giải xá ban Thần Tài để nơi thờ phụng được khang trang tươi đẹp hơn. Chúng con đội ơn các ngài đã chở che, hộ mệnh, phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua đến nay chúng con xin bái tạ.
Con kính mời các vị Thần lộc, Thần Tài cùng các chi vị tôn thần hoan hỉ đến An vị tại ban Thần Tài mới tại:……………..mong các ngài hiển linh tiếp tục phù trì cho chúng con.
(Hoặc: Con kính mời các vị Thần lộc, Thần Tài cùng các chi vị tôn thần hoan hỉ về trời. Hay cư ngụ tại nơi khác nhận phù trì cho gia chủ mới).
Cúi xin Thần Tài, Thổ địa cùng các chư vị Tôn thần thương xót tín chủ; giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật phù trì cho gia chủ chúng con an ninh khang khái.
Vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng. Sở nguyện tòng tâm ( Đoạn này tùy theo gia chủ muốn xin điều gì thì vái xin điều đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi đầu xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà phật! (3 lần, 3 lễ)”
3. Có nên thay mới bàn thờ Thần Tài không?
Có gia đình cần phải thay thế bàn thờ khang trang hơn để Thần Tài phù hộ công việc kinh doanh của gia đình ngày càng phát đạt hơn.
Nếu bàn thờ đã quá cũ, mục nát thì bạn cũng nên thay mới vì đây là nơi trang nghiêm giúp mang đến tài lộc, may mắn cho cả gia đình, đồng thời còn thể hiện lòng cảm tạ, biết ơn của gia chủ đối với sự phù hộ, che chở của Thần.
Nhìn đối với các bàn thờ đã quá cũ kỹ thì nên thay thành bàn thờ mới mẻ, sạch sẽ hơn là tốt. Nhờ vậy, thần sẽ giúp phù hộ gia đình ngày càng sang giàu hơn.
Bên cạnh đó, khi công ty, cửa hàng hoặc gia đình chuyển sang nơi mới thì cũng buộc phải di chuyển bàn thờ cúng Thần Tài.
Trường hợp khác cũng cần thực hiện lẽ cúng bỏ bàn thờ Thần Tài là thay đổi hướng phong thủy của bàn thờ.
4. Ngày nào là tốt nhất để thay bàn thờ Thần Tài?
Việc lựa chọn ngày tốt để bỏ bàn thờ Thần Tài cũng là một điều cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia phong thủy, một ngày được là tốt đẹp cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Tuyệt đối không chọn các ngày đại kỵ như tam nương, sát chủ, không vong,.. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến các thầy hoặc các sư thầy để có được ngày đẹp nhất.
- Ngày bỏ, tháo dời bàn thờ Thần Tài cần hợp với tuổi và mệnh của gia chủ.
- Tuyệt đối không thay, chuyển hay xê dịch bàn thờ trong tháng cô hồn.
Thời điểm thích hợp mà thường được các gia đình lựa chọn để bỏ, tháo dời bàn thờ Thần Tài cuối năm với ý nghĩa chào đón năm mới với nhiều điều tốt lành, thu hút may mắn. Tuy vậy, tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình mà lựa chọn được thời điểm phù hợp chẳng hạn chuyển nhà, bàn thờ hư hại nặng nề. Vì vậy, không nhất thiết là phải chờ đến ngày cuối năm mới thay bàn thờ Thần Tài.
Một số điều khác gia chủ cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài để tránh phạm phải kiêng kỵ là:
- Không nên cắm chồng chéo nhang hương lên bàn thờ ông Tài ông Địa
- Không đặt bàn thờ Thần Tài sai hướng, thiếu bài vị.
- Trước bàn thờ không được đặt bát tụ lộc
- Cần kiểm tra màu sắc chất liệu bàn thờ có xung khắc với mệnh của gia chủ hay không
- Không để bàn thờ bụi bẩn lâu ngày
- Không để chó mèo hoặc trẻ em đến gần bàn thờ ông Địa ông Tài
Như vậy, bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là một khu vực linh thiêng trong ngôi nhà mà gia chủ cần chú trọng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những lưu ý quan trọng khi có ý định bỏ bàn thờ Thần Tài sao cho quá trình tháo dời vẫn giữ được sự trang nghiêm nhé!